- Sau khi công tác đào xử lý được nghiệm thu xong Nhà thầu tiến hành đắp hoàn trả bằng đá dăm tiêu chuẩn (4x6)cm dày tương ứng 15cm, 20cm (chia làm 02 lớp, mỗ
3. Thi công tăng cường mặt đường (đào, đắp nền, lề đường) 1 Thi công đào đất nền đường, khuôn đường, đánh cấp,
3.2 Thi công đắp nền, lề đường.
- Trước khi tiến hành thi công Nhà thầu trình nên Tư vấn giám sát trình tự và qui trình thi công và nghiệm thu công tác đắp đất nền đường, khi tư vấn giám sát xem và chấp thuận Nhà thầu sẽ tiến hành triển khai thi công công tác đắp đất nền đường.
a) Công tác thi công đắp đất nền đường.
- Trước khi tiến hành đắp nền đường, Nhà thầu cắm lại hệ thống cọc tim và cọc hai bên mép phần xe chạy để xác định vị trí thi công cần đắp đất.
- Nền đường đắp được thi công cơ giới kết hợp với thủ công nhưng chủ yếu là thi công bằng máy.
- Định vị tim tuyến, lên ga đường.
- Căn cứ vào thiết bị máy móc, nhân lực và điều kiện thời tiết, trước mỗi ngày thi công nền đường Nhà thầu sẽ tính toán chiều dài thi công để sau một ngày vật liệu không còn thừa chất đống hay vương vãi trên đường gây ảnh hưởng đến giao thông trên tuyến.
* Công tác đắp đất nền đường:
- Trước khi thi công đại trà công tác đắp đất nền đường Nhà thầu tiến hành thi công thí điểm một đoạn dài 80-100m, đoạn thí điểm này phải là đoạn điển hình cho toàn bộ tuyến thi công và do Tư vấn giám sát chỉ định.
- Vật liệu dùng cho đoạn thí điểm là các loại vật liệu phù hợp từ các mỏ đấp đắp, hoặc đất tận dụng từ đào nền đường ( các vật liệu này đã được thí nghiệm đạt tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật). Các thiết bị san gạt, đầm được dùng phải được TVGS chấp thuận.
*Công tác thi công thí điểm : Công tác san rải đất đắp nền đường:
- Tiến hành đổ vật liệu đảm bảo tiêu chuẩn xuống đoạn thi công bằng ô tô tự đổ, khoảng cách các đống đổ được tính toán sau cho sau khi san và lu lèn được chiều dày yêu cầu không gây dư thừa đất trên tuyến.
- San phẳng bằng máy ủi ( hoặc máy san). Trong quá trình san ủi, đất được san nghiêng ra hai bên mép nền đảm bảo độ dốc theo thiết kế để có thể thoát nước tốt khi có mưa.
- Trước khi đắp phải đảm bảo đất nền cũng có độ ẩm trong phạm vi khống chế. Phải đánh xờm mặt nền rồi mới đổ lớp đất tiếp theo. Phương pháp xử lý mặt nền cần
xác định tuỳ theo loại đất cụ thể trên thực địa.
- Phải đảm bảo lớp đất cũ và lớp đất mới liên kết chắc với nhau, không có hiện tượng mặt nhẵn giữa hai lớp đất, bảo đảm sự liên tục và đồng nhất của khối đất đắp.
*
Công tác đầm lèn đất đắp nền đường:
- Việc đầm thí điểm tại hiện trường được tiến hành cho đến khi TVGS chấp thuận về các thao tác cần thiết để đạt được độ chặt yêu cầu. Sự thống nhất cho loại lu, trình tự lu và số lượt lu yêu cầu để đầm một lớp có chiều dày cho sẵn. Giới hạn độ ẩm của đất trong thời gian đầm được ghi lại và là cơ sở cho việc kiểm tra độ ẩm công việc đầm tại hiện trường.
- Phương pháp đầm dự kiến:
+ Đối với đắp đất nền đường bằng thủ công, được áp dụng cho những đoạn khối lượng đắp ít, dải đất hẹp, không thể thi công bằng máy. Dùng nhân công san thành từng lớp có bề dày ~ 12 cm để sau khi đầm lớp có bề dày tối đa =10cm. San đến đâu đầm ngay đến đó bằng lu rung loại nhỏ 0,7 T, hoặc đầm cóc.
+ Đối với các vị trí chiều rộng Nhà thầu tiến hành dùng tổ hợp ( Máy san hoặc máy ủi, máylu sắt, lu rung) Trình tự thi công như sau:
- Máy ủi vừa san vừa đầm sơ bộ - Dùng lu bánh sắt 8 -12T lu sơ bộ
- Dùng máy san san gạt phẳng, tạo độ dốc ngang. - Dùng lu rung 25T đầm lèn tới độ chặt thiết kế .
- Khi đầm, đầm theo hướng dọc tim đường, đầm từ mép ngoài vào tim đường trên đường thẳng và từ phía bụng lên lưng trên đường cong. Chiều rộng vết đầm phải chồng lên nhau ít nhất 20 cm đối với đầm bằng máy và 1/3 vết đầm trước đối với đầm cóc.
- Đất đắp thành từng lớp, lu lèn xong lớp dưới, thí nghiệm đảm bảo độ chặt yêu cầu và được kỹ sư chấp thuận mới tiến hành đắp lớp tiếp theo. Mỗi lớp đắp có chiều dày san đất thành từng lớp theo thi công thí điểm.
- Trước khi đắp lớp tiếp theo phải đánh xờm bề mặt lớp đã đắp trước bằng thủ công.
Đối với đắp đất nền đường bằng thủ công, được áp dụng cho những đoạn khối lượng đắp ít, dải đất hẹp, đắp cấp, không thể thi công bằng máy. Dùng nhân công san thành từng lớp có bề dày theo thi công thí và tiến hành đầm lèn bằng lu rung loại nhỏ 0,7 Tấn hoặc bằng đầm cóc đến độ chặt thiết kế.
- Dù cho máy chuyển động theo sơ đồ nào thì tất cả mọi điểm phải nhận được công đầm lèn tối thiểu như nhau để tránh gây lún cục bộ.
- Trong khi lu thì người cán bộ kỹ thuật phải quan sát nếu thấy đất trồi dạt trước bánh lu thì phải cho ngừng lu vì độ ẩm quá cao. Những chỗ đất bùng nhùng, nước láng lên trên mặt phải hớt đi và thay ngay bằng đất cùng loại và phù hợp độ ẩm.
- Những chỗ tiếp giáp phải được lu lèn cẩn thận tránh hiện tượng mối nối gồ gề, không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Sau khi đắp xong một lớp tiến hành thí nghiệm độ chặt, khi đạt độ chặt yêu cầu mới tiến hành thi công lớp tiếp theo ( có chứng kiến của Chủ đầu tư và tư vấn giám sát).
- Khi lu lèn xong đoạn thí điểm Nhà thầu tiến hành nghiệm thu nội bộ sau đó Nhà thầu mời Tư vấn giám sát kiểm tra và nghiệm thu. Nếu đạt yêu cầu sẽ tiến hành thi công đại trà.
- Trình tự thi công đại trà được tiến hành như đối với thi công thí điểm đã được Tư vấn giám sát chấp thuận.
b) Hoàn thiện nền đắp:
- Công việc hoàn thiện nền đường được triển khai khi thân nền đường đã cơ bản đạt được các yêu cầu về đầm, cao độ đắp và kích thước hình học khác.
- Để đảm bảo độ phẳng và mui luyện Nhà thầu sử dụng nhân công gạt sửa theo đúng yêu cầu thiết kế.
c) Công tác kiểm tra, nghiệm thu:
- Trong suốt quá trình thi công nền đường, Nhà thầu đặc biệt quan tâm đến công tác kiểm tra chất lượng thi công. Các hạng mục ẩn dấu nhất thiết phải thông qua
- Kết quả kiểm tra nghiệm thu của cán bộ Tư vấn giám sát, đặc biệt việc kiểm tra độ chặt của từng lớp đất đắp nền đường.
- Công tác kiểm tra bằng máy kinh vĩ thường xuyên trong suốt thời gian thi công cho từng đoạn và kiểm tra tổng thể khi hoàn thành công tác đắp.
- Cao độ tim nền đường và mép lề đường được kiểm tra bằng máy thuỷ bình đối với tất cả các mặt cắt chính từ số liệu này kết hợp bề rộng nền đường sẽ kiểm tra được độ dốc ngang.
- Độ phẳng nền đường kiểm tra bằng thước dài 3m. - Chiều rộng nền đường được kiểm tra bằng thước thép.
- Mọi mái ta luy, hướng tuyến, cao độ, bề rộng nền đường .v.v.. đều phải đúng, chính xác, phù hợp với bản vẽ thiết kế và qui trình kỹ thuật thi công, hoặc phù hợp với những chỉ thị khác đã được chủ đầu tư và Tư vấn giám sát chấp thuận.
- Cao độ trong nền đắp ( tại mép và tim đường ) phải đúng cao độ thiết kế ở mặt cắt dọc với sai số cho phép là ±2cm, đo 20mét một mặt cắt ngang, đo bằng máy thuỷ bình chính xác.
- Sai số về độ lệch tim đường không quá 10cm, đo 20m một điểm nhưng không được tạo thêm đường cong, đo bằng máy toàn đạc + gương sào.
- Sai số về độ dốc dọc không quá 0,25% của độ dốc dọc, đo tại các đỉnh đổi dốc trên mặt cắt dọc, đo bằng máy thuỷ bình chính xác.
- Sai số độ dốc ngang không quá 5% của độ dốc ngang đo 20m một mặt cắt ngang, đo bằng máy thuỷ bình chính xác.
- Sai số bề rộng mặt cắt ngang không hụt quá 10cm, đo 20m một mặt cắt ngang, đo bằng thước thép.
- Nhà thầu phải có những sửa chữa kịp thời và cần thiết nếu phát hiện ra những sự sai khác trong quá trình thi công trước khi nghiệm thu.
- Độ chặt nền đường căn cứ vào kết quả thí nghiệm đầm chặt tiêu chuẩn của các mẫu đất.
- Công tác kiểm tra độ chặt được thí nghiệm bằng phương pháp rót cát, nhất thiết không thi công ồ ạt, lớp trước chưa kiểm tra đã san lớp sau. Nếu độ chặt không đảm bảo quy định sẽ tiến hành xử lý bằng cách lu lèn tăng cường và kiểm tra lại đến khi đạt yêu cầu. Chỉ được phép thi công lớp tiếp theo khi lớp trước đạt yêu cầu.
- Để đảm bảo chất lượng của công trình trong quá trình thi công Nhà thầu chúng tôi thường xuyên công tác kiểm tra nghiệm thu nội bộ và tuân thủ áp dụng các biện pháp sau:
- Thi công nền đắp theo quy định hiện hành.
- Trước khi tiến hành đắp đất, mọi công tác đào đất sẽ phải được thực hiện như trong hồ sơ thiết kế đã chỉ ra hoặc theo yêu cầu của kỹ sư giám sát. Chỉ khi nào công tác này hoàn thành và được Tư vấn giám sát nghiệm thu thì nhà thầu mới tiến hành đắp đất.
- Trong quá trình lu lèn cho xe téc tưới nước đảm bảo độ ẩm tốt nhất và chống bụi đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh.
- Khi đắp đất được rải liên tiếp để đầm, mỗi lớp không vượt quá chiều rộng của nền đắp tại cao độ của mỗi lớp.
- Cuối mỗi ngày thi công phải cho nhân công làm rãnh dọc, ngang để thoát nước mặt cho nền.
- Tổ chức thi công hợp lý giữa các khâu khai thác vật liệu, vận chuyển, san, đầm lèn được cân đối thực hiện một cách nhịp nhàng.
- Làm thí nghiệm để xác định các chỉ tiêu cơ lý của các loại vật liệu đắp như thành phần hạt, chỉ số dẻo, dung trọng khô, hàm lượng sét, ... để làm cơ sở báo cáo với Tư vấn giám sát và thực hiện theo các quy trình thi công hiện hành.
- Trước khi đắp đại trà Nhà thầu tiến hành thi công thí điểm một đoạn do Tư vấn giám sát chỉ định. Vật liệu đắp và thiết bị thi công thí điểm là vật liệu và loại máy dùng cho thi công đại trà. Mục tiêu thi công thí điểm là để xác định các thông số và phương pháp đầm hợp lý nhất ( xác định độ ẩm tốt nhất, mối quan hệ giữa số lần đầm với độ chặt, tốc độ chạy máy, chiều dày lớp san)
- Sau khi thi công xong một lớp đắp cán bộ KCS của Nhà thầu sẽ tiến hành làm thí nghiệm xác định độ chặt nếu được Tư vấn giám sát chấp thuận thì mới thi công lớp tiếp theo. Các hố đục làm thí nghiệm sẽ được đơn vị thi công lấp lại và đầm lén đạt độ chặt yêu cầu.
- Cử cán bộ thí nghiệm thường xuyên tại hiện trường để kiểm tra độ chặt, độ ẩm của các lớp đắp và có các biện pháp xử lý kịp thời ngay.
- Hướng tuyến, cao độ, bề rộng nền đường... đều đảm bảo phù hợp với bản vẽ thiết kế được duyệt.
- Trong quá trình thi công nền đường phải giữ đúng hình dáng và luôn ở trong điều kiện thoát nước tốt. Nếu Nhà thầu rải đất không phù hợp lên nền đắp thì lớp đất ấy sẽ phải hót bỏ đi và làm lại cho phù hợp bằng kinh phí của Nhà thầu.
- Chiều dày đất rời của mỗi lớp phải phù hợp với thiết bị đầm và trình tự đầm, độ ẩm đất đắp đã được tính toán trong các lần đầm thí điểm trừ khi có các chỉ thị khác của Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát.