Thi công lớp móng dưới ĐDTC dày 12cm.

Một phần của tài liệu BPTC đt496 ATGT (Trang 44 - 46)

- Sau khi công tác đào xử lý được nghiệm thu xong Nhà thầu tiến hành đắp hoàn trả bằng đá dăm tiêu chuẩn (4x6)cm dày tương ứng 15cm, 20cm (chia làm 02 lớp, mỗ

4. Thi công bù vênh và thi công lớp móng đường đá dăm tiêu chuẩn.

4.3. Thi công lớp móng dưới ĐDTC dày 12cm.

- Vận chuyển đá dăm tiêu chuẩn

+ Nhà thầu vận chuyển đá dăm tiêu chuẩn đến hiện trường bằng xe ô tô tự đổ, xe tới hiện trường đổ đá dăm tiêu chuẩn thành đống, khoảng cách giữa các đống được nhà thầu tính toán sao cho công thực hiện ít nhất.

- Rải đá dăm tiêu chuẩn:

+ Trên cơ sở chiều dài lớp áo đường thiết kế, bề dày lớp đá dăm tiêu chuẩn nhà thầu tổ chức thi công lớp móng dưới dày 12cm. Việc dải lớp móng đá dăm tiêu chuẩn này sẽ được thi công trên toàn bộ bề rộng mặt đường, trong quá trình thi công phải đảm bảo chính xác các tiêu chuẩn về siêu cao, mở rộng đường và thuận tiện cho việc đảm bảo giao thông trên tuyến.

+ Nhà thầu rải đá bằng máy san, kết hợp nhân công, đá được rải phải đảm bảo đúng chiều dày thiết kế và mui luyện mặt đường. Trong quá trình thi công nhà thầu thường xuyên dùng máy cao đạc để kiểm tra.

- Thoát nước trong quá trình thi công

+ Trong khi thi công để đảm bảo thoát nước mưa và nước tưới trong các giai đoạn lu lèn có thể thoát nước khỏi lòng đường, phải làm rãnh ngang ở hai bên đường.

+ Rãnh ngang rộng 30cm và sâu bằng chiều sâu lòng đường, với độ dốc ngang 5%. Rãnh ngang bố trí so le nhau trên hai lề đường và cách nhau 15m ở mỗi bên lề. Sau khi thi công xong áo đường các rãnh này phải được lấp lại.

- Lu lèn

+ Nhà thầu tiến hành lu lèn trên cơ sở quy trình lu lèn đã được nhà thầu thử nghiệm và TVGS chấp thuận, khi tiến hành lu lèn lớp đá dăm tiêu chuẩn lớp móng dưới, bánh lu phải cách mép lề đường 10cm để không phá vỡ kết cấu lề đường.

+ Trong quá trình lu, vệt lu sau phải đè lên vệt lu trước một khoảng 20cm. Lu lèn trên đoạn đường dốc và trong đoạn đường cong, nhà thầu tiến hành lu từ các vị trí thấp tới vị trí cao. Quá trình lu được thực hiện từ lu nhẹ, đến lu vừa, lu nặng. Tốc độ lu từ chậm đến nhanh.

+ Nhà thầu vừa lu vừa cho tưới nước để đảm bảo mặt đá luôn ẩm ( không tưới nhiều nước quá để sũng lòng đường) , lượng nước tưới trong từng giai đoạn lu nhiều hay ít nhà thầu căn cứ vào thời tiết ngày thi công và độ ẩm sẵn có của đá.

- Công nghệ lu lèn

+ Mỗi lớp đá dăm tiêu chuẩn bao gồm: ( Loại lu, công lu, lượng tưới nước chỉ dự kiến, trên thực tế hiện trường nhà thầu căn cứ vào quy trình lu lèn thử nghiệm đã được TVGS chấp thuận):

+ Khi triển khai thi công lớp móng dưới cần lu lèn 2 giai đoạn như sau:

* Giai đoạn 1: Là giai đoạn lèn xếp, lèn ép lớp đá dăm tạm ổn định, giảm bớt độ rỗng, đá ở trước bánh lu ít xê dịch, gợn sóng.

+ Trong giai đoạn này dùng lu nhẹ 5-6 tấn có áp lực 30-45kg/m2. Tốc độ tối đa lu 1.5km/h, công suất lu đạt 10-15% công suất lu yêu cầu.

+ Lượng nước tưới 2-3 lít/m2, riêng ba lớp lu đầu tiên không tưới nước.

+ Kết thúc giai đoạn này yêu cầu đạt độ dốc theo thiết kế. Trong giai đoạn này nếu phát hiện những chỗ khuyết khi rải đá dăm, cần bù phụ khắc phục luôn.

* Giai đoạn 2: Là giai đoạn lèn chặt làm cho các hạt đá dăm chêm chặt vào nhau, tiếp tục làm giảm kẽ hở giữa các hòn đá, đồng thời một phần đá mạt, đá bột sẽ hình thành do quá trình vỡ hạt khi lu lèn.

+ Dùng lu 8-12 tấn có áp lực 50-70 kg/m2 lu khoảng 3-4 lần /điểm, tốc độ lu 2km/h công lu đạt 65 -75% công lu yêu cầu, từ lượt thứ 5 có thể tăng dần tốc độ lu tới 3km/h là tối đa, nhưng không được để xảy ra vỡ đá.

+ Lượng nước tưới là khoảng 3-4 lít/m2.

+ Kết thúc giai đoạn này dựa trên dấu hiệu bánh xe lu không hằn trên mặt đá. Trong quá trình lu phải theo dõi mặt đá và kịp thời rải đá chêm chèn.

* Rải và lu lèn vật liệu chèn.

- Sau khi cốt liệu thô được lu lèn như đã nói ở phần trên, vật liệu chèn được rải dần để chèn kín các khe hở trên mặt đường. Dùng lu lèn khô sẽ được thực hiện khi bắt đầu rải vật liệu chèn. Trong giai đoạn này không được tưới nước trong quá trình lu lèn vật liệu chèn. Hiệu ứng lèn ép khi lu sẽ đẩy vật liệu chèn bịt kín khe hở giữa các hạt cốt liệu thô. Đây là giai đoạn hình thành lớp vỏ cứng của mặt đường. Vật liệu chèn không được đổ thành đống mà phải rải dần từng lớp mỏng thủ công bẳng ky ra đá, bằng xe rải đá hoặc rải trực tiếp từ xe cài tiến. Xe rải vật liệu chèn di chuyển trên bề mặt cốt liệu thô phải trang bị bánh lốp, vận hành êm ái để không làm xáo trộn, ảnh hường đến cốt liệu thô. Trong quá trình lu, phải theo dõi mặt đá kịp thời ra đá chèn (2x4; 1x2) để lấp kín các khe hở làm mặt đường nhanh đạt độ chặt.

- Vật liệu chèn phải được rải dần từng lượng nhỏ trong ba lần hoặc hơn tùy theo sự cần thiết. Lượng vật liệu chèn mỗi lần rải khoảng 5 L/m2. Việc rải phải đồng bộ với việc lu lèn khô và quét lùa vật liệu chèn vào các khe hờ. Quá trình rải, lu lèn khô và quét lùa vật liệu chèn được tiếp tục cho đến khi không thể lèn thêm vật liệu chèn vàọ khe hờ giữa các hạt cốt liệu thô. Việc quét lùa vật liệu chèn vào khe hờ có thể thực hiện thủ công bằng chổi hoặc bằng máy quét. Không được rải vật liệu chèn quá mau và dày thành bánh hoặc thành đống trên mặt đường sẽ khiến cho vật liệu chèn khó bịt kín khe hở hoặc ngăn cản bánh lu đè trực tiếp lên mặt cốt liệu thô. Việc rải, lu lèn và quét lùa vật liệu chèn phải được làm gọn cho từng đoạn và hoàn thành trong ngày. Không được sử dụng vật liệu chèn bị ẩm ướt để thi công.

Một phần của tài liệu BPTC đt496 ATGT (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w