Thi công cáp quang:

Một phần của tài liệu Ph­ng ¸n tæ chøc thi c«ng (Trang 26 - 32)

Để phù hợp với cáp quang OPGW. Trong quá trình thi công, Nhà thầu luôn tuân thủ mọi hướng dẫn của nhà chế tạo khi có dây cáp quang OPGW, chúng tôi dự kiến tiến hành thi công theo các bước sau:

* Trang thiết bị trên cột thép cho việc rải cáp quang OPGW: Gồm nhiều các chi tiết khác nhau tùy loại cáp và yêu cầu của nó qua hướng dẫn của Nhà chế tạo.

- Puly cột thép treo được gắn chặt với điểm treo cho vòng đỡ.

- Puly gắn với cột thép đỡ trở thành cột cuối cùng sau khi cáp được kéo qua. - Puly ở cột thép treo được nối ở điểm treo.

- Puly ở cột đỡ được gắn vào khung treo.

Nhờ có các Puly nhôm mà dây kéo và cáp quang OPGW có thể chạy qua Puly mà không bị mắc kẹt. Sự khác nhau về chiều cao giữa Puly và điểm nối treo (điểm cuối hoặc vòng đỡ) không quá 0,3m.

Trên một khoảng kéo dây gồm có các cột đỡ và cột néo ở hai đầu, trước tiên bắt đầu quy trình đặt bằng việc xiết chặt điểm cuối cùng của dây cáp tiếp đất.

Theo kinh nghiệm các lỗ tương ứng có thể được dùng cho các điểm cuối thì đã có sẵn trên cột thép đơn thân.

* Rải dây cáp quang:

Rải cáp mồi: Đoạn tuyến từ vị trí 05÷ 28 của Dự án này dây cáp quang được thay thế bằng dây chống sét hiện hữu để truyến tải thông tin từ trạm 220kV Dà Đông đến trạm Mỗ Lao nên Nhà thầu sử dụng dây chống sét hiện có phải thu hồi làm dây mồi để rải dây cáp quang .

Dây cáp tuyệt đối không được để bị tổn thương, hỏng trong suốt quá trình rải. Quá trình lắp đặt cáp được chuẩn bị kỹ, dây cáp quang OPGW không được để tiếp xúc với đất hoặc bị vướng ở điểm nào trong khi đang ra cáp.

Nếu cần thiết có thể trang bị các khoá gỗ bảo vệ, giàn giáo bảo vệ hoặc các dụng cụ bảo vệ khác.

Trong quá trình rải cáp quang OPGW bố trí đủ số lượng người để theo dõi, giám sát quá trình giải cáp tại những điểm phức tạp. Thống nhất rõ ràng giữa người vận hành máy hãm và các giám sát được đảm bảo mọi lúc bằng hệ thống máy bộ đàm.

Lực căng tối đa của cáp đã được định rõ bởi nhà sản xuất dây cáp, tuyệt đối không được vượt quá.

Lắp đặt thiết bị rải cáp quang chống sét.

Xắp xếp bộ hãm cáp quang OPGW và tời để cho dây cáp quang OPGW chạy qua cánh xà của khung cột thép tạo thành 1 góc < 300.

Néo bộ hãm cáp nối đất một cách an toàn và nối dây đồng tiếp đất (> 50mm2) (nối với cột thép).

Đảm bảo các cột chống, néo hoặc thiết bị rải cáp quang OPGW ở một khoảng cách giữa 5 ÷ 6m từ bộ hãm dây phải có tiếp địa.

Dùng 1 tấm lưới dây hoặc giàn giáo để bảo vệ đường giao thông nơi kéo cáp quang OPGW ngang qua.

Đặt dây thông tin vào trong các Puly kép cáp quang OPGW. Các công việc chuẩn bị cho rải cáp quang OPGW

Nối dây kéo với dây thông tin thứ nhất tại cột thép cuối gần tời (cột đầu tiên so với tời) và kéo qua Puly. Lặp lại quy trình này cho tất cả các cột thép khác.

Tại vị trí rulô cáp quang OPGW dây kéo cáp đi qua bộ hãm cáp quang OPGW cho đến cột dẫn cáp đầu tiên.

Quy trình lắp đặt

Kiểm tra rulô cáp tránh hỏng hóc, dỡ cuộn cáp quang OPGW.

Kiểm tra cáp quang OPGW và vỏ bọc tránh hỏng hóc cả trước và trong suốt quá trình rải cáp.

Chụp rọ kéo cáp lên vỏ cáp quang OPGW, kéo căng từ từ và đảm bảo ở đoạn cuối vỏ cáp được buộc bằng 3 dây nối mắt kéo với khớp khống chế của dây kéo.

Người chỉ huy trưởng đưa ra các chỉ dẫn qua loa phóng thanh khi bắt đầu công việc lắp cáp quang.

Tốc độ rải cáp quang ban đầu là 5 m/phút và có thể được tăng lên (tối đa là 100m/phút) sau khi cáp quang đã được dải qua cột đầu tiên.

Trong quá trình rải cáp quang, cho cáp quang chạy qua vải len sạch hoặc vải côttông (ở đoạn giữa cuối cáp và bộ hãm cáp quang) để làm sạch vỏ cáp quang.

Sử dụng bộ hãm để đảm bảo cáp quang được rải đúng với độ võng quy định và ở một tốc độ kéo không đổi (cáp quang không được phép để chạm xuống đất ở bất cứ thời điểm nào).

Đặt bộ hãm cơ khí tại tang cáp quang (chỗ đỡ tang cáp hoặc xe tải rải cáp) nhằm làm cho cáp không thể chạy ra khi quá trình rải cáp quang bị gián đoạn.

Không được phép hãm dây bằng các khoá hãm gắn trực tiếp vào dây cáp quang.

Nếu cáp chống sét ngắn hơn khoảng cách giữa cuộn cáp và điểm cuối cùng tại tời, cần thiết phải nối một dây trợ giúp với đoạn cuối của cáp chống sét.

Một dây trợ giúp nối với rọ kéo cáp quang và khớp chống chế được cặp với nhau cho đến đoạn cuối cùng của dây cáp quang. Sau khi nối dây tiếp đất và dây trợ giúp cho quá trình kéo cáp hoàn thành.

Quá trình kép cáp quang được khi cáp thu sét và dây tiếp đất được kéo qua cột cuối cùng ở điểm tời vì vậy có một khoảng cách đủ cho việc lắp đặt điểm cuối trên cuộn dây cuối và cuộn thép cuối gần tời.

Điểm kết thúc thường được lắp tại chân cột thép; điểm lắp đặt cuối được nối với cột thép giữa cánh xà thấp nhất và đỉnh của cột thép như được chỉ ra bởi chủ đầu tư.

Lắp đặt đồ phụ trợ

Nếu bộ hãm có 1 ổ tách rời, việc lắp đặt đồ phụ trợ cằng đầu tiên có thể được bắt đầu tại tời hoặc tại cột đầu tiên.

Mặt khác phụ trợ đầu tiên phải được lắp đặt trên cột néo đầu (điều chỉnh độ võng bằng tời).

Chú ý: Không được thả phanh cả ở tời lẫn ở bộ hãm cáp.

Đánh dấu điểm trung tâm của dây xoắn bảo vệ trên vỏ cáp quang bằng băng dính không dẫn điện.

Chú ý: Dây xoắn bảo vệ dự định chỉ dài qua ống lót điểm cuối cùng là 0,4m.

Uốn cong các nhánh của dây xoắn bảo vệ quanh cáp bắt đầu từ điểm giữa của dây (điểm đã đánh dấu), từ trái qua phải và từ phải qua trái.

Theo kinh nghiệm chúng tôi đã tìm ra kích thước lí tưởng để kết thúc dây xoắn bảo vệ ở trong vùng “hãm dây”.

Trước tiên uốn cong nhánh xoắn cuối cùng trên dây xoắn bảo vệ, đảm bảo chỗ ống lót được ở tư thế đúng và ở bên ngoài khi cáp được nối vào vòng của cột thép.

Nếu cần thiết, sử dụng một tua vít để uốn các đầu của dây xoắn bảo vệ và đập tròn chúng.

Đánh dấu điểm cong bắt đầu của dây xoắn bằng băng dính trên dây xoắn bảo vệ (Uốn cong dây xoắn ở điểm cuối cùng qua dây xoắn bảo vệ)

Trước tiên uốn cong vòng xoắn cuối cùng trên dây xoắn bảo vệ đảm bảo rằng ống lót ở tư thế thẳng đứng và ở bên ngoài khi cáp được nối vào vòm cột thép.

Uốn cong một hoặc hai nhánh (lắp tay đòn) của vòng xoắn cuối cùng quanh dây xoắn bảo vệ. Các điểm đánh dấu trên dây xoắn bảo vệ và còng dây cuối cùng nên chéo lên nhau. Uốn cong một nhánh dây của dây xoắn 3600, một nhánh quanh dây xoắn bảo vệ.

Cầm nhánh thứ hai tại điểm vòng xoắn cuối cùng và uốn tròn 1 hoặc 2 vòng theo cùng một cách.

Uốn cong cả hai nhánh để chừa ra một khúc cong, sau đó uốn cong từng nhánh riêng, sử dụng tuavít nếu cần thiết và đập tròn chúng.

Chỉnh mắt đôi điều chỉnh đến một chiều dài trung bình, nối nó với điểm nối dây của vòng xoắn cuối cùng và nối nó với cột thép bằng sứ các điện và các mắt đôi.

Tuỳ thuộc vào điểm xiết chặt được định ra trên cột thép, có thể phải sử dụng thêm sứ cách điện và mắt đôi.

Sau khi kết thúc, thả rời đầu cáp từ tời bộ hãm cáp hoặc khoá và hệ thống Puly. Tháo Puly ra khỏi cột thép.

Đưa cáp quang chống sét vào cột thép bắt đầu từ đoạn trên, không bao giờ được đưa cáp quang chống sét vào từ phần dưới trước và kết quả là khi đưa vào cột thép cáp quang chống sét tự động thẳng ra.

Cho cáp quang chống sét vào kẹp treo tách biệt, kẹp treo phải cử động được dễ dàng và không được chạm vào cột thép hoặc đầu cáp khác. Trong một khoảng cách kéo cáp chỉ sử dụng một móc trên tách biệt.

Điều chỉnh độ võng cáp quang chống sét giống như dây dẫn (tiêu chuẩn riêng). Kiểm tra độ võng cáp quang chống sét là trách nhiệm của các bên tại vị trí cột thép, nơi có những dụng cụ đo cần thiết.

Quan sát chỗ uốn cong cáp quang chống sét nhỏ nhất.

Lắp đặt cáp quang chống sét ở cột thép cuối cùng: Trang bị cột thép đứng đối diện lối vào cáp quang chống sét và các kẹp đất và đảm bảo đặt cáp quang chống sét vào các móc kẹp cùng một thời điểm; khoảng cách giữa các móc kẹp từ 1,5 đến 2,5m, cách mặt đất ít nhất 3 đến 4m.

Trong trường hợp tại các cột thu sét cuối cùng, cáp nên được kẹp xa cách xà thấp nhất sau mỗi lần kéo như đã miêu tả trước đó. Kiểu kẹp chặt này đã được dùng thành công trong nhiều năm.

Cáp được nhả ra từ cuộn cáp và được giữ lại an toàn trên cột thép cho đến khi điểm cuối cùng được lắp đặt (điểm cuối trên cột thép đứng hoặc điểm cuối gắn dưới đất).

Mỗi lần cáp được kẹp vào, có thể cần thiết phải đặt lại cáp treo vào giữa vì thế khi cáp được nối vào cột thép, nó có khoảng cách xa cột thép đứng hết mức có thể.

Mỗi lần dây cáp đầu tiên được nối chặt vào cột thép, trang bị mỗi dây cáp bên trong cột thép một cái gíp (kẹp nối cáp) và dùng một dây cáp OPGW với độ dài thích hợp có cùng đường kính để nối chúng với kẹp nối cáp được xiết chặt vào cột thép hoặc cột đỡ cuối. Tuỳ thuộc vào yêu cầu kỹ thuật địa hình, đoạn nối dây tiếp đất được đảm bảo bằng một dây buộc hoặc ống kẹp để tránh cho dây không bị tách rời.

Điểm đặt cuối cùng đối diện với điểm cuối của cáp như đã miêu tả. Để nối điểm cuối cùng với cột thép, kép dây cáp ra hơi xa.

Đưa cáp vào cột thép an toàn và cho tiếp đất như đã miêu tả trước. Có thể điều chỉnh độ võng của cáp dây tiếp đất bằng mắt điều chỉnh.

Tuy nhiên điều này không bao gồm các cột thép néo với các điểm cuối mà sẽ trở thành cột cuối cùng sau khi cáp đã được kéo qua. Nhờ vào thiết kế cột thép, cáp dự phòng phải được lắp. Điều này cho phép cáp đi đến cột thép. Nếu đưa một chiếc móc vào trong lúc kéo cáp, cáp đi qua cột thép và sẽ đi qua móc này.

Cáp dây tiếp đất phải luôn luôn được chôn xuống đất trên các cột thép nào mà không có các điểm cuối. Cáp được đảm bảo khi sử dụng 1 hoặc 2 (tuỳ thuộc vào thiết kế cột thép) móc treo tách biệt. Nếu sử dụng 2 móc treo thì kẹp nối cáp được lắp ở giữa. Cột thép được chôn xuống đất và độ võng được điều chỉnh với cùng phương pháp như đã miêu tả trước.

Độ võng của dây chống sét cáp quang

Thông thường độ võng của cáp quang chống sét được điều chỉnh giống như là dây dẫn điện.

Kiểm tra và điều chỉnh độ võng.

Khi độ võng đã được điều chỉnh lại, cần xem xét nhiệt độ ở thời điểm tiến hành công việc.

Lực cuối cùng được đưa ra đúng theo như bảng hướng dẫn của nhà chế tạo.

Dây xoắn được nối vào cột thép néo đầu tiên, Ví dụ: độ võng được hiển thị rõ ở cột đỡ thứ 2 và tại cột néo thứ 2 nhìn từ trên xuống. Ví dụ, đánh dấu ví trị này bằng băng dính. Một quan sát viên kiểm tra độ võng bằng kính ngắm đặt tại ví trí đã đánh dấu. Người quan sát dùng gậy để đưa ra các ký hiệu chỉ dẫn thay đổi lực căng cho đến khi đạt được độ võng chuẩn (có nghĩa là khi cáp được nằm trên mặt phẳng thiết kế). Lúc này có thể lắp các dây xoắn bảo vệ tại cột néo thứ hai.

Độ võng ở các điểm khác được làm tự độ và có thể lắp các dây xoắn đỡ. Sử dụng các phương pháp trên nếu chỉ kiểm tra độ võng.

Lắp đặt các thiết bị đỡ trên cột đỡ.

Tại cột thép hàn điểm giữa của dây xoắn đỡ với điểm treo và đánh dấu trên vỏ cáp. Gắn hai nửa của thiết bị gài tại điểm đã đánh dấu và đảm bảo sử dụng băng dính.

Gắn một nhánh dây xoắn vào với điểm giữa đặt tại điểm đánh dấu, đảm bảo tại điểm thấp nhất của thiết bọ gài và uốn cong dây dẫn.

Sau đó uốn đầu kia quanh cáp cho đến khi chỉ còn lại khoản một vòng .

Lắp các nhánh còn lại từng chiếc một theo như đã miêu tả ở trên. Khoảng cách giữa các thanh trên chỗ gài vào phải càng đều nhau càng tốt.

Lắp thiết bị đỡ lên các thanh xoắn và lớp gài, xiết chặt bằng đầu cốt (bulông sáu cạnh ở trên đỉnh).

Lắp các bích cân vào các gờ cạnh của thiết bị đỡ và dùng bulông để nối với điểm treo trên cột thép (thông thường là một chiếc kẹp). Tuỳ thuộc vào thiết kế cột thép, có thể yêu cầu nối thêm các thiết bị như mắt đôi, sứ cách điện và điểm treo.

Tuỳ thuộc vào thông số kỹ thuật, tạo điểm uốn tròn cho cột thép sử dụng đoạn ngắn dẻo. Tháo dỡ cuộn cáp.

Nối dây cáp quang:

Lắp đặt măng sông cáp quang trên cột thu sét. Măng sông phải được gắn đúng như chỉ dẫn chính.

Điểm uốn được lắp đặt trước vào chân cột thép trước khi đưa vào bên trong cột thép đến độ cao đúng như thông thông số kỹ thuật.

Xiết chặt điểm cuối trên cột thép với các móc kẹp đã được lắp trước trên cột thép đứng. Phải đo kiểm tra cáp quang trước khi kéo rải bằng thiết bị đo OTDR để kiểm tra tính liên tục và độ suy hao của sợi quang trong giới hạn cho phép.

Sau khi kéo rải, lắp đặt cáp quang phải tiến hành đo kiểm tra tính liên tục của sợi quang để xác định không có hỏng hóc trong quá trình lắp đặt cáp.

Công việc hàn nối cáp quang phải tuân thủ nghiêm ngặt theo quy trình và bằng máy hàn chuyên dụng, sau khi hàn nối phải kiểm tra chất lượng bằng máy chuyên dụng trên cả trục X và trục Y.

Khi kéo rải cáp quang phải chú ý tới bán kính uốn cong, lực căng cho phép và các yêu cầu khác của nhà chế tạo cáp quang.

Đối với các chuỗi đỡ và chuỗi néo dây chống sét có nối đất trực tiếp vào cột, cần bắt ngay khi căng dây xong.

Đối với dây cáp quang, trước và sau khi hàn nối cáp quang phải đo, thử nghiệm các thông số cơ bản của hộp nối và từng sợi quang theo hướng dẫn của nhà chế tạo.

Một phần của tài liệu Ph­ng ¸n tæ chøc thi c«ng (Trang 26 - 32)