Pd ng ct đèn ch iu sáng ế

Một phần của tài liệu 1.1 - Thuyết minh BPTC đường Kim Lũ (Trang 82 - 86)

- Do đặc điểm mặt bằng thi công các cột đèn tại lề đường nên dựng cột được tiến hành bằng phương pháp cơ giới kết hợp thủ công.

- Cột được tập kết tại các vị trí cột tương ứng và phải được kê, chống cẩn thận tránh ảnh hưởng tới giao thông và tránh va quệt gây hư hoảng, vỡ các bộ đèn tay bắt đèn (vì đã được lắp đặt sẵn chùm hoa, các bộ đèn).

- Cột đèn sau khi được lắp dựng, cân chỉnh cần cố định ngay cột đèn với móng cột bằng việc bắt các ê cu vào các bu lông khung móng cột, trình tự thi công lắp dựng cột đèn chiếu sáng:

+ Tiến hành dựng cột bằng xe cẩu tự hành có tải trọng cẩu đảm bảo yêu cầu kỹ thuật thiết kế đề ra;

+ Vận chuyển tập trung cột từ kho chứa vật tư đến bãi để vật tư đã qui định. Lần lượt cẩu chở cột từ bãi tập kết ra các vị trí dựng theo đúng tiến độ, cột đèn chiếu sáng được để trên xe và sẽ lần lượt được đưa tới từng vị trí móng cột.

+ Xe cẩu phải kiểm tra lại dây cáp cẩu, móc cẩu và cáp cẩu vào cột phải chắc chắn, an toàn mới ra lệnh cho công nhân vận hành cẩu nhấc cột lên khỏi mặt đất.

+ Khi thi công chỉ huy trưởng phải luôn luôn có mặt tại công trường, chỉ huy công nhân thi công đúng theo yêu cầu kỹ thuật và an toàn. Mọi cá nhân đang thi công phải tuân thủ tuyệt đối chỉ đạo của chỉ huy trưởng công trình.

+ Quá trình dựng cột được ôtô cẩu cẩu phù hợp với các tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật cần thiết để tiến hành thi công. Quá trình cẩu cột phải đảm bảo không để ảnh hưởng đến ôtô qua lại trên tuyến.

+ Sau khi căn chỉnh từng bulông công tại các vị trí móng cột bằng Nivô nước thật thăng bằng thì cột được nâng bằng xe cẩu theo phương thẳng đứng và điều khiển đặt vào hệ thống bulon móng cột bằng tay, khi cột được định vị chắc chắn trong đế cột, tiến hành kiểm tra độ thẳng cột bằng quả dọi, điều chỉnh độ thẳng đứng cột bằng hệ thống các vít trên thân đế cột sau khi cột đạt độ thẳng đứng thì dừng lại và bắt chặt các bulon vào khung móng.

- Trong thi công dựng cột cần tuân thủ chặt chẽ quy trình kỹ thuật, đặc biệt là công tác an toàn. Cụ thể như sau:

+ Công nhân dựng cột bắt buộc phải có trình độ chuyên môn kỹ thuật và được đào tạo kỹ về quy trình kỹ thuật số thợ chính phải có trình độ bậc 3 bậc 4. Các thợ phụ cũng phải được huấn luyện để nắm được quy trình.

+ Công tác chuẩn bị dựng cột phải được chuẩn bị kỹ: Các mối buộc, các mối nối, các chốt và các thiết bị dựng phải được kiểm tra thật kỹ, đặc biệt là cáp kéo nếu đủ tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn mới được sử dụng. Phải thống nhất các tín hiệu chỉ huy với toàn bộ tổ dựng cột, các bộ phận phải đứng đúng vị trí và thao tác đồng bộ, đúng trình tự và tín hiệu chỉ huy đã thống nhất.

+ Tránh các va chạm, các thao tác giật cục, đặc biệt là không gây va chạm mạnh vào móng cột (vì có thể gây vỡ bê tông móng). Thao tác trong dựng cột phải tuần tự và nhịp nhàng.

+ Trong quá trình dựng cột cần dựng biển báo công trường đang thi công và các công nhân đang thi công dựng cột phải đứng ngoài bán kính, chiều dài của cột khi cột được nhấc khỏi mặt đất, chỉ chỉnh cột khi có lệnh của người chỉ huy.

+ Chú ý giải phóng mặt bằng trên không trước khi dựng cột, tránh gây ảnh hưởng đến các công trình xung quanh.

* Lắp dựng đèn chiếu sáng.

Trình tự công việc cụ thể như sau:

+ Đèn chiếu sáng đã được lắp bóng đèn theo đúng công suất thiết kế sẽ được đấu dây đèn vào đèn chiếu sáng và được cố định vào đèn bằng chi tiết kẹp giữ có sẵn trong đèn;

+ Dùng dây mồi luồn dây lên đèn từ đầu cần đèn qua lỗ luồn dây lên đèn ở trên cần để đấu vào cáp cấp nguồn;

+ Đấu nối dây điện với bộ đèn đảm bảo tiếp xúc tốt và an toàn về cách điện. Tiến hành lắp đặt các bộ đèn lên đầu cần, lên các đầu của tay bắt đèn, lên giá bắt đèn pha của dàn đèn. Kiểm tra các bộ đèn, tay bắt đèn, đã được cố định đảm bảo chắc chắn, đúng chiều.

- Bộ đèn phải được bắt đúng hướng, đúng vị trí trên thân cột, bu lông xiết chặt.

Chú ý:

- Vì bộ đèn, tay bắt đèn được lắp trước khi dựng cột đèn, do vậy phải tiến hành căn chỉnh bộ đèn, tay bắt đèn cho đúng hướng đồng thời khi căn chỉnh cột (ở phần dựng cột).

- Sau khi dựng cột xong phải đấu nối cáp nguồn đến và đi, dây lên đèn vào bảng điện cửa cột. Đấu nối dây bắt tiếp địa liên hoàn tại vị trí cửa cột trước khi lắp cửa cột.

4. Lắp các thiết bị điện;

* L p b ng đi n c a c t, n p c a c tắ

- Bảng điện cửa cột theo từng loại cột được chuẩn bị sẵn kèm các vật tư thiết bị phù hợp với từng loại cột.

- Tiến hành lắp đặt các thiết bị vào bảng điện cửa cột gồm cầu đấu dây, CB bảo vệ, dây đấu nối từ cầu đấu đến CB.

- Kiểm tra lại bảng điện cửa cột (phù hợp với loại cột, lắp đặt, đấu nối,…) - Vận chuyển ra từng vị trí cột tương ứng với loại bảng điện cửa cột. - Cố định bảng điện cửa cột vào vị trí lắp đặt trong cửa cột.

- Đấu nối dây cáp vào, ra, dây lên đèn và dây nối đất liên hoàn (các đầu nối bằng đầu cốt).

- Điều chỉnh tổng thể.

- Lắp vít cửa cột đảm bảo chắc chắn, kín khít.

* L p t đi u khi n chi u sáng (ĐKCS)ắ ủ ề ế

- Vận chuyển tủ ĐKCS đến nơi cần lắp đặt bằng ô tô, nâng hạ bằng cần cẩu. Nếu tập kết tại kho tập kết ở công trường thì dùng xe cải tiến, nâng hạ bằng thủ công.

- Kiểm tra bên ngoài tủ ĐKCS.

- Dùng cẩu nâng tủ ĐKCS đặt vào vị trí lắp đặt trên bệ móng đỡ tủ ĐKHTCS theo thiết kế.

- Kiểm tra nội thất tủ ĐKCS: Mở khóa cửa tủ, kiểm tra các thiết bị trong tủ, các dây nối mạch tủ và mạch nhị thứ, các đầu nối, tiếp xúc,... Sau khi kiểm tra, nếu thấy kết cấu lắp đặt thiết bị bị lỏng hoặc rung lắc thì phải bắt vít, cố định các thiết bị, các đầu nối chắc chắn lại.

- Sau khi hoàn tất công việc trên, tiến hành cố định tủ ĐKCS vào khung móng đỡ tủ ĐKCS.

- Đấu nối các cáp cấp nguồn cho tủ và các cáp ra các lộ đèn chiếu sáng (các đầu nối bằng đầu cốt).

Lưu ý: Các thiết bị lắp tủ phải được kiểm tra, thí nghiệm theo quy định trước khi lắp đặt vào tủ.

5. Thí nghiệm kiểm tra toàn bộ các hạng mục và hệ thống đảm bảo hoạtđộng đúng chức năng, các chỉ tiêu trong HSTK nêu ra đều thỏa mãn. Đấu nối, động đúng chức năng, các chỉ tiêu trong HSTK nêu ra đều thỏa mãn. Đấu nối, kiểm tra toàn tuyến và đóng điện;

- Bảng điện cửa cột sẽ được lắp vào bên trong thân cột tại vị trí đã được bố trí sẵn và được lắp ngay ngắn, chắc chắn đảm bảo an toàn cho quá trình vận hành sau này. - Các điểm đấu nối cáp được công nhân kỹ thuật bậc 4/7, 5/7 thực hiện. Đầu cáp được bóc và ép các loại đầu cốt theo đúng tiết diện cáp (Được ép chặt bằng kìm chuyên dùng)

- Các điểm nối cáp được đấu chắc chắn và trước khi đấu lên đèn được kiểm tra thông mạch bằng đồng hồ vạn năng, kiểm tra cách điện cáp bằng Megomet.

- Hệ thống tiếp địa sau khi lắp đặt hoàn chỉnh, được thí nghiệm tiếp địa thông qua các chuyên gia về an toàn điện. Dụng cụ là máy đo Teromet chuyên dùng.

- Sau khi hệ thống được đấu nối hoàn thiện sẽ được đóng điện bằng nguồn điện của trạm theo thiết kế hoặc bằng nguồn máy phát và kiểm tra độ rọi bằng Luxmeter. Trước khi đấu nối với nguồn điện thì nhà thầu sẽ phải phối hợp với chủ đầu tư làm việc với đơn vị điện lực địa phương trong việc xin phép cấp điểm đấu nguồn cao thế, hạ thế. Việc đấu nguồn sẽ chỉ được thực hiện khi có sự cho phép của đơn vị điện lực thông qua bản hợp đồng kinh tế được ký giữa hai bên.

Khi đóng điện phải thực hiện trình tự theo các bước sau :

- Đóng điện không tải để kiểm tra các thông số kỹ thuật của trạm biến áp, tủ điện, đảm bảo an toàn thì mới cấp nguồn cho hệ thống chiếu sáng.

- Tại tủ điều khiển chiếu sáng, đóng điện Aptomát tổng kiểm tra điện áp nguồn từng pha bằng vôn kế.

- Rút toàn bộ cầu chì của cáp cấp nguồn ra lưới. Đóng chế độ bằng tay, đồng hồ để khi kiểm tra kỹ thuật của chuyển mạch, khởi động từ.

- Lắp cầu chì của cáp cấp nguồn ra lưới, đóng từng pha một. Đóng pha nào kiểm tra pha ấy và kiểm tra xem có hiện tượng chạm chập cáp nguồn không (Bằng cách dùng đồng hồ Vôn kế hoặc bút thủ điện kiểm tra pha bên cạnh có điện không). Đảm bảo cáp cấp nguồn ra lưới an toàn mới đóng đủ 3 pha ra nguồn.

- Kiểm tra điện áp nguồn, dòng điện từng pha khi có tải bằng Vôn kế, Ampe kìm.

- Đóng điện kiểm tra chế độ tự động từ tủ điều khiển xem thời gian đóng cắt, chế độ lập trình theo điều kiện ánh sáng hiện có.

- Hệ thống đèn chiếu sáng trước khi đưa vào sử dụng phải được xông điện kiểm tra, vận hành thử. Tuy nhiên việc điều chỉnh tâm đèn chiếu sáng dưới đất theo đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật chỉ mang tính tạm thời do đèn khi được lắp đặt trên cao cường độ ánh sáng và độ rọi còn tuỳ thuộc nhiều yếu tố như chất lượng mặt đường, độ che phủ của cây xanh. Vì vậy sau khi lắp đèn Nhà thầu có trách nhiệm xông điện thử và đo đạc các thông số chiếu sáng, nếu thấy có thông số bất hợp lý sẽ xin ý kiến của Chủ đầu tư và TVGS điều chỉnh tâm sáng bằng cách điều chỉnh rãnh chạy của đui đèn. Công

việc này cũng thực hiện tương tự nếu có yêu cầu thay tâm chiếu sáng của Chủ đầu tư. Sau khi công tác thi công hoàn thiện Nhà thầu tiến hành nghiệm thu hoàn tất các thủ tục với Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát, và đăng ký với Điện lực địa phương, các cơ quan liên quan tổ chức nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng.

5.2.8 V n chuy n đ t th a.ậ

Sau khi k t thúc thi công hàng ngày, v t li u th a, ph th i đế ậ ệ ừ ế ả ược v nậ chuy n đ n bãi đ th i theo quy đ nh và để ế ổ ả ị ược che ch n, ph b t trong quá trìnhắ ủ ạ v n chuy n đ tránh b i b n vậ ể ể ụ ẩ ương vãi ra đường nh hả ưởng t i v sinh môiớ ệ trường. Các ca xa v n chuy n hàng ngày đ u đậ ể ề ược TVGS ch p thu n và nghi mấ ậ ệ thu.

5.2.9 Hoàn thi n, nghi m thu, bàn giao côngệ trình.

Sau khi kết thúc thi công công trình, Nhà thầu tiến hành công tác hoàn thiện, nghiệm thu và bàn giao công trình.

Hoàn thiện:

Nhà thầu dùng kinh phí của mình để tiến hành sửa chữa các khiếm khuyết (nếu có) của các hạng mục thi công, dọn dẹp vệ sinh toàn bộ công trường, dọn dẹp vật liệu thải về bãi thải để hoàn trả lại mặt đường. Phá dỡ các công trình tạm và chuyển mọi máy móc thiết bị ra khỏi công trường, sửa chữa, san gạt lại hoàn trả mặt bằng, khơi thông dòng chảy do quá trình thi công tạo nên.

* Nghiệm thu:

Một phần của tài liệu 1.1 - Thuyết minh BPTC đường Kim Lũ (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w