6. Cấu trúc của luận văn
2.2.3. Chế biến thuỷ sản tiêu thụ nội địa
Đối với CBTS tiêu thụ nội địa giai đoạn 2006 - 2010 chủ yếu sản xuất nước mắm phục vụ nhu cầu nhân dân. Các lĩnh vực chế biến khác không phát triển do thói quen của người dân dùng các sản phẩm tươi sống không qua chế biến.
Chế biến nước mắm ở Quảng Ninh có hai doanh nghiệp là Công ty Cổ phần chế biến thuỷ sản Cái Rồng (xã Đông Xá, huyện Vân Đồn; công suất 1.500 lít/năm) và Công ty Cổ phần chế biến thuỷ sản Đại Yên (thành phố Hạ Long, sản lượng khoảng 500 lít/năm) sản xuất có quy mô tập trung sản lượng sản xuất 2.000 lít/năm. Riêng Vân Đồn đang rất chú ý đến việc tạo nguyên liệu tại chỗ cho các nhà máy chế biến nước Mắm Cái Rồng, Vì thế, tỉnh đã lựa chọn địa điểm xây dựng 01 chợ đầu mối thủy sản điều chỉnh chợ đầu mối thủy sản từ Cẩm Phả sang Vân Đồn; Gắn kết với khu vực Hạ Long, Tiên Yên.
Từ năm 2010 trở đi, ngoài sản xuất nước mắm, CBTS tiêu thụ nội địa đa dạng hơn. Các sản phẩm đông lạnh nội địa chủ yếu do Công ty cổ phần XNK thủy sản Quảng Ninh - thành phố Hạ Long, Công ty cổ phần thuỷ sản Phú Minh Hưng - thị xã Quảng Yên, Công ty TNHH MTV Sơn Hải Minh và Công ty đầu tư sản xuất Hạ Long - Huyện Vân Đồn cung cấp ra thị trường. Hiện nay, do đời sống người dân ngày một nâng cao vì thế sức mua ngày một tăng góp phần nâng cao tỷ trọng tiêu thụ sản phẩm đông lạnh nội địa. Một số sản phẩm đông lạnh chủ yếu như mực phi lê, cá phi lê, tôm đông lạnh, các loại chả đông lạnh…
Sản phẩm thuỷ sản khô bao gồm mực khô, tôm khô, cá khô, sá sùng khô, chả mực, chả cá... Một số cơ sở CBTS khô lớn như: Công ty cổ phần xuất khẩu thuỷ sản Quảng Ninh - phường Bạch Đằng, thành phố Hạ Long, Công ty TNHH Thảo Linh 908 - phường Hà Lầm - TP Hạ Long, còn lại hầu hết các sản phẩm khô đều được sản xuất ở quy mô hộ gia đình nhỏ lẻ. Các mặt hàng này đang được người dân ở nhiều nơi trên cả nước ưa chuộng. Ngoài ra, món chả mực, chả cá ở Hạ Long cũng rất được ưu chuộng ở một số địa phương lân cận như: Hải Dương, Hà Nội, Hải Phòng…
Để phục vụ nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng, đòi hỏi chất lượng ngày một cao của thị trường trong nước, các trung tâm nghề cá không chỉ phục vụ cho chế biến xuất khẩu mà một đối tượng cực kỳ quan trọng cần hướng tới đó là nhu cầu trong nước. Các trung tâm nghề cá đang ngày càng phát huy vai trò to lớn đối với thị trường trong nước.
Trung tâm thương mại nghề cá Hạ Long: Xây dựng chợ cá đầu mối Hạ Long, cảng cá Hòn Gai (đề xuất Bộ Công thương điều chỉnh quy hoạch chợ thủy sản đầu mối từ Đại Yên sang Hà Phong), gắn kết với việc di chuyển các nhà máy CBTS Quảng Ninh, di chuyển bến cá tạm ở khu vực cầu núi Bài Thơ, thực hiện quy hoạch cảng cá Hòn Gai do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (đề xuất khu vực Hà Phong, Hạ Long); gắn với đầu tư dịch vụ hậu cần nghề cá, đón
các sản phẩm khai thác thủy sản ven bờ khu vực Vịnh Bái Tử Long, Vịnh Hạ Long và xa bờ, khu vực nuôi trồng thủy sản huyện Hoành Bồ, phục vụ nhu cầu sinh hoạt và du lịch của thành phố Hạ Long; Gắn với dự án di dời làng chài Cửa Vạn lên bờ (khu vực Hà Phong). Xây dựng trở thành một trung tâm thương mại, hậu cần nghề cá của tỉnh.
Trung tâm nghề cá khu vực Hải Hà: Nơi đây có đội tàu khai thác thủy sản xa bờ phát triển, gắn với việc thực hiện Qui hoạch khu neo đậu tránh trú bão Hải Hà, Qui hoạch tập trung các cơ sở đóng mới tàu thuyền, các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung Móng Cái, Hải Hà và Nhà máy chế biến thủy sản Cam Ranh tại Hải Yên, Móng Cái; Xây dựng chợ cá biên giới, gắn kết với khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái - Hải Hà. Để thực hiện trong thời gian tới tập trung Qui hoạch 03 Trung tâm nghệ cá và 01 trung tâm thương mại nghề cá, trong đó qui hoạch chi tiết: Cảng cá; khu neo đậu tránh trú bão; chợ cá; hệ thống bến bãi, kho lạnh; cơ sở sửa chữa đóng mới tàu thuyền; cơ sở cung cấp xăng dầu; cơ sở cung cấp nước đá; cơ sở đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, cần quan tâm nghiên cứu xây dựng, bổ sung quy hoạch chợ cá tại Đông Triều (hoặc gắn kết với chợ đầu mối nông sản đã được Bộ Công thương quy hoạch tại đây) để phân phối cá Rô phi từ vùng sản xuất tập trung Quảng Yên, Uông Bí, Đông Triều phân phối cho các tỉnh thành. Tổ chức và xây dựng mô hình hợp tác công - tư (PPP) trong đầu tư, trước hết tập trung đầu tư hình thành và tổ chức hoạt động các trung tâm nghề cá lớn của tỉnh, tạo sức hút, tạo động lực cho Thủy sản phát triển theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa hiệu quả và bền vững. Thông qua hệ thống các chợ đầu mối, các trung tâm nghề cá lớn, hình thành kênh phân phối bán hàng thủy sản đến các chợ truyền thống, đến tận hệ thống các siêu thị ở các đô thị, các khu công nghiệp, các thành phố lớn trên cả nước và đưa các sản phẩm của CBTS thủy sản ra nước ngoài.
Với cố gắng không ngừng của lĩnh vực công nghiệp CBTS tỉnh Quảng Ninh thì tổng sản lượng thủy sản năm 2010 đạt hơn 83,1 nghìn tấn vượt 2% kế
hoạch đề ra. Trong đó sản lượng khai thác đạt 51.3 nghìn tấn tấn vượt 42,7% kế hoạch đề ra, sản lượng nuôi trồng đạt 30.3 nghìn tấn tấn đạt 68,8% kế hoạch đề ra, giá kim ngạch xuất khẩu đạt 45 triệu USD đạt 22,5% kế hoạch đề ra, thu hút lao động 51.800 người đạt 96% kế hoạch đề ra. Kinh tế thủy sản đóng góp trên 40% GDP trong khối Nông - Lâm - Ngư nghiệp của tỉnh. Đến năm 2016, tổng sản lượng thủy sản đạt 108,9 nghìn tấn. Trong đó, sản lượng khai thác đạt 59,2 nghìn tấn, nuôi trồng đạt 49,7 nghìn tấn, tổng giá trị sản xuất thuỷ sản toàn tỉnh Quảng Ninh đạt 4.612 tỷ đồng, đóng góp 50% GDP trong khối nông, lâm, ngư nghiệp; Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 20.695 ha, tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 50.000 tấn. Sản xuất và cung ứng giống thủy sản đạt hơn 1,1 tỷ con giống. Toàn tỉnh có 18 cơ sở sản xuất giống thủy sản, trong đó, 15 cơ sở sản xuất giống mặn, lợ. Các cơ sở chế biến đa dạng hóa sản phẩm, cải thiện chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, quan tâm áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến.
Các sản phẩm chế biến từ thủy sản ngày càng đa dạng phục vụ nhu cầu trong nước như tôm, cá, mực,… Hiện nay ở Quảng Ninh đang phát triển khá mạnh với mô hình mỗi xã phường một sản phẩm (OCCOP): Mực rim Cô Tô, Sá Sùng Vân Đồn, Chả Mực Hạ Long… Gần đây, khi con sứa bắt đầu trở thành loại “đặc sản” được nhiều người biết đến thì chế biến sứa đã trở thành nghề thu nhập cao của người dân huyện đảo Cô Tô. Nhờ việc chuyển đổi tư duy từ sản xuất thủ công truyền thống sang hướng hiện đại hóa, áp dụng máy móc đến 80% vào công đoạn khai thác và chế biến, chỉ trong thời gian ngắn, huyện Cô Tô đã trở thành “vựa sứa” lớn nhất của tỉnh Quảng Ninh, vào mỗi vụ sứa, huyện đảo nhỏ bé chưa đến sáu nghìn dân này đón khoảng hai nghìn lao động đổ về chỉ để phục vụ riêng cho khai thác và chế biến sứa. Toàn huyện hiện có gần 40 xưởng chế biến sứa đang hoạt động hết công suất cả ngày lẫn đêm cho kịp tiến độ. Sứa qua chế biến có thể chế biến các món nộm, ăn trực tiếp phục vụ ngay cho đời sống nhân dân.
Một trong những công ty có nhiều thành công trong CBTS tiêu thụ nội địa là Công ty cổ phần thủy sản Cái Rồng, Công ty cổ phần Nước nắm Cựu Chiến Binh Vân Đồn. Với Công ty cổ phần thủy sản Cái Rồng phương pháp sản xuất truyền thống là đánh quậy, phơi nắng, lên hương một cách tự nhiên, không sử dụng chất bảo quản, đảm bảo chất lượng và tốt cho sức khoẻ của người tiêu dùng, nước mắm Cái Rồng đã tạo dựng được thương hiệu, chỗ đứng ở thị trường trong tỉnh và từng bước mở rộng thị trường tiêu thụ, đem lại lợi thế lớn về mặt thương mại, khẳng định thế mạnh kinh tế thuỷ sản của huyện đảo Vân Đồn. Với Công ty cổ phần Nước nắm Cựu Chiến Binh Vân Đồn, để nâng cao chất lượng sản phẩm, công ty đã đầu tư nhà xưởng rộng, hệ thống máy móc gồm máy đánh muối, máy lọc thô, lọc tinh, máy đóng chai. Nhờ đó, nhiều khâu trong quá trình sản xuất được cơ giới hoá, nâng cao sản lượng, năng suất và chất lượng sản phẩm. “Theo đánh giá chất lượng, sản phẩm nước mắm Cái Rồng của Công ty có hương vị thơm tự nhiên, không gắt, chứa khoảng 20 axit amin, trong đó có nhiều axit amin cơ thể không tự tổng hợp được mà phải bổ sung vào cơ thể thông qua thực phẩm. Điểm đặc biệt là, sản phẩm của đơn vị được sản xuất hoàn toàn tự nhiên, không sử dụng bất kỳ phụ gia, hoá chất nào. Chính vì thế nước mắm Cái Rồng được người tiêu dùng ưa thích, đánh giá cao. Sản lượng tiêu thụ trung bình của đơn vị đạt 300 tấn cá/năm, với khoảng 4 vạn lít nước mắm/năm. Sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP năm 2016” [29].
Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại thủy sản Quảng Ninh hiện được biết đến là doanh nghiệp CBTS có tiếng ở Vân Đồn, đặc biệt là sản phẩm chế biến từ hàu Thái Bình Dương (Phụ lục 03). Năm 2016, trung bình mỗi tháng Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại thủy sản Quảng Ninh nhập 30 - 40 tấn nguyên liệu, chế biến 5.000 lọ ruốc hải sản các loại và đóng hộp hàu, bề bề, tôm, trai, mực…; 10.000 chiếc nem hải sản; 450kg tinh bột hàu để chế xuất viên nang dược liệu. Doanh thu trung bình đạt trên 1 tỷ đồng/tháng. Con số sản lượng trên chỉ đáp ứng được khoảng 80% đơn hàng. Riêng sản phẩm tinh bột
hàu, năm 2017 Công ty chỉ đáp ứng được 60% đơn hàng, trong khi trị giá của sản phẩm này đang lại rất cao (trên 3 triệu đồng/kg). Tinh bột hàu cũng là một sản phẩm khá mới mẻ, đang được các đơn vị sản xuất dược liệu trên toàn quốc tìm để làm nguyên liệu bào chế thuốc.
Thống kê đơn hàng năm 2018 của Công ty cho thấy nhu cầu sản phẩm tinh bột hàu tăng 40% so với năm 2017. So với các vùng khác, con hàu ở Vân Đồn thuộc loại tốt nhất, đặc biệt để làm nguyên liệu chế biến dược liệu, vì vậy nhu cầu của sản phẩm này trong thời gian tới được dự đoán tiếp tục tăng lên.
Trong quá trình xây dựng và phát triển, ngành Thuỷ sản Quảng Ninh đã được Nhà nước đánh giá, ghi nhận thành tích và khen thưởng dưới nhiều hình thức: Danh hiệu Anh hùng Ngành thủy sản cho Hợp tác xã Tiến Thành và Công ty Xuất khẩu Thủy sản II; 01 Huân chương Kháng chiến hạng ba (1975); 01 Huân chương Lao động hạng nhì (1978); Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Huy chương “Vì sự nghiệp phát triển Nghề cá”. Đặc biệt có đơn vị được tặng danh hiệu Anh hùng thời kỳ đổi mới (Công ty Xuất khẩu Thủy sản II Quảng Ninh năm 2003).
Xuất phát từ những điều kiện thuận lợi, ngành thủy sản Việt Nam nói chung và thủy sản Quảng Ninh nói riêng đang ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong nền kinh tế trong nước và trên thế giới. Việt Nam là nước xuất khẩu thủy sản có tiếng trên thế giới. Hoa Kỳ và Nhật Bản là hai thị trường đứng đầu về tiêu thụ thủy sản của Việt Nam. Với Quảng Ninh, ngành thủy sản đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển đã có sự chuyển dịch đáp ứng nhu cầu của thị trường tiêu thụ. Trong lĩnh vực CBTS, trước đây các công ty CBTS chỉ tập trung vào sản xuất nước mắm phục vụ nhu cầu trong nước hoặc xuất khẩu sang thị trường châu Á, không chú ý nhiều đến nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm từ CBTS của người dân trong nước. Thị trường CBTS phục vụ nhu cầu tiêu dùng bị bỏ ngỏ. Nhưng trong những năm gần đây, thói quen tiêu dùng của người dân
có thay đổi, từ chỗ dùng các sản phẩm thủy sản tươi sống tại chỗ sang dùng các sản phẩm đã qua chế biến. Các công ty CBTS đã có sự thay đổi trong sản phẩm sản xuất, ngoài việc chú ý đến các sản phẩm xuất khẩu còn chú ý đến các sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước. Với mô hình mỗi xã phường một sản phẩm (OCOP), nhiều công ty CBTS đã có những sản phẩm đặc trưng phục vụ cho nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân, ví dụ như Sá Sùng, Mực khô (Cô Tô), Chả mực (Hạ Long), ruốc hàu, ruốc cơ trai, ruốc bề bề (Vân Đồn)… Trong những năm gần đây, công nghiệp CBTS gặp không ít khó khăn do thiếu nguyên liệu, thiếu vốn, dây truyền sản xuất còn lạc hậu, thị trường tiêu thụ châu Âu và Mỹ rất khó tính, các công ty luôn đặt trong tình trạng buộc phải di dời để đảm bảo môi trường, cảnh quan đô thị… Tuy nhiên, các công ty thủy sản vẫn đang tìm cách khắc phục khó khăn để đứng vững trên thị trường như Công ty cổ phần XNK thủy sản Quảng Ninh, Công ty cổ phần thủy sản Cái Rồng… Sản lượng thủy sản chế biến cho xuất khẩu không ngừng tăng lên, chất lượng đảm bảo, bao bì đẹp, đời sống của công nhân được ổn định và nâng cao, đối tác ngày càng phong phú: không chỉ có các đối tác ở châu Á mà còn có đối tác ở các quốc gia phương Tây như Anh, Pháp, Nga… Ngoài việc tập trung vào CBTS nói chung, các công ty còn phát triển thêm các dịch vụ hậu cần nghề cá nhằm hỗ trợ cho công nghiệp CBTS và nâng cao đời sống của công nhân lao động. Những thành công của CBTS ở tỉnh Quảng Ninh đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển chung của ngành thủy sản Quảng Ninh và sự phát triển chung của toàn tỉnh.
Tiểu kết chương 2
Xuất phát từ những điều kiện thuận lợi, ngành thủy sản Việt Nam nói chung và thủy sản Quảng Ninh nói riêng đang ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong nền kinh tế trong nước và trên thế giới. Việt Nam là nước xuất khẩu thủy sản có tiếng trên thế giới. Hoa Kỳ và Nhật Bản là hai thị trường đứng đầu về tiêu thụ thủy sản của Việt Nam. Với Quảng Ninh, ngành thủy sản đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển đã có sự chuyển dịch đáp ứng nhu cầu của thị trường tiêu thụ. Trong lĩnh vực CBTS, trước đây thị trường CBTS phục vụ nhu cầu tiêu dùng bị bỏ ngỏ. Nhưng trong những năm gần đây, thói quen tiêu dùng của người dân có thay đổi, từ chỗ dùng các sản phẩm thủy sản tươi sống tại chỗ sang dùng các sản phẩm đã qua chế biến. Các công ty CBTS đã có sự thay đổi trong sản phẩm sản xuất, ngoài việc chú ý đến các sản phẩm xuất khẩu còn chú ý đến các sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước. Với mô hình mỗi xã phường một sản phẩm (OCOP), nhiều công ty CBTS đã có những sản phẩm đặc trưng phục vụ cho nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân, ví dụ như Sá Sùng, Mực khô (Cô Tô), Chả mực (Hạ Long), ruốc hàu, ruốc cơ trai, ruốc bề bề (Vân Đồn)… Trong những năm gần đây, công nghiệp CBTS gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, các công ty thủy sản vẫn đang tìm cách khắc phục khó khăn