Chế biến thủy sản xuất khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công nghiệp chế biến thủy sản ở tỉnh quảng ninh (2006 2016) (Trang 59 - 64)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Chế biến thủy sản xuất khẩu

“Ngay từ năm 1978, Quảng Ninh đã bắt đầu có công nghiệp chế biến hải sản xuất khẩu. Phân xưởng đông lạnh đầu tiên được thành lập tại khu bến tàu thị xã Hòn Gai. Năm 1993, phân xưởng đông lạnh được chuyển thành Xí nghiệp xuất khẩu thủy sản Quảng Ninh. Đến năm 1993, xí nghiệp trở thành doanh nghiệp nhà nước mang tên Công ty xuất nhập khẩu thủy sản Quảng Ninh” [5].

Trong thời gian từ 2006 - 2010, các công ty xuất khẩu thủy sản hoạt động khá mạnh mẽ, các mặt hàng xuất khẩu đã trở nên phong phú hơn, thị trường xuất khẩu mở rộng, thu hút nhiều vốn đầu tư của nhà nước cũng như

nước ngoài, đầu tư thêm nhiều trang thiết bị mới, kĩ thuật hiện đại. Đã có liên kết với một số công ty thủy sản nước ngoài. Nhất là Công ty xuất khẩu thủy sản II (Yên Hưng) đã liên kết với công ty của Hồng Kông để tăng cường sản xuất kinh doanh.

Trong thời gian từ 2010 - 2016 tỉnh Quảng Ninh có 05 nhà máy CBTS xuất khẩu gồm:

Công ty cổ phần XNK thuỷ sản Quảng Ninh, thành phố Hạ Long (chế biến thủy sản đông lạnh: tôm, mực, nhuyễn thể, cá biển và cá nước ngọt, thủy sản khô,…).

Công ty Xuất khẩu thuỷ sản II Quảng Ninh, thị xã Quảng Yên (chế biến thủy sản đông lạnh như tôm, mực, cá biển,…).

Công ty cổ phần thuỷ sản Phú Minh Hưng, thị xã Quảng Yên (chế biến thủy sản đông lạnh: tôm, mực, bạch tuộc, cá biển, cá nước ngọt,…).

Nhà máy chế biến xuất khẩu thủy sản Quảng Ninh - Chi nhánh Công ty TNHH chế biến & xuất khẩu thủy sản Cam Ranh.

Công ty TNHH một thành viên đầu tư Sơn Hải Minh huyện Vân Đồn (chế biến sứa).

Sản phẩm chế biến của các nhà máy chủ yếu là thuỷ sản đông lạnh tôm, cá, mực và nhuyễn thể. Ngoài ra, còn chế biến thuỷ sản khô (mực khô của Công ty cổ phần XNK thuỷ sản Quảng Ninh và công ty cổ phần xuất khẩu thủy sản II Quảng Ninh). Tổng công suất kho lạnh của 5 nhà máy khoảng 2.700 tấn. Công suất cấp đông của các nhà máy khoảng 100 tấn sản phẩm/ngày. Sản lượng chế biến xuất khẩu hàng năm đạt khoảng 7.500 tấn/năm, trong đó nhu cầu nguyên liệu từ 10.000 - 12.000 tấn/năm.

Tỷ trọng các sản phẩm đông lạnh đã có sự thay đổi đáng kể, trước đây chủ yếu là tôm đông lạnh, nay tỷ lệ mực và cá đông lạnh đã tăng lên. Bên cạnh đó các sản phẩm đông lạnh khác cũng được đưa vào chế biến xuất khẩu như cua, ghẹ, bề bề… nhưng còn ở mức độ hạn chế. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là các nước Trung Quốc, Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Chế biến Sứa: Trong nhiều năm gần đây khai thác và chế biến sứa đã phát triển đã phát triển thành nghề và thu được nhiều lợi nhuận. Sản phẩm sứa chế biến phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ nội địa, du lịch và xuất khẩu.

Một trong những chính sách chiến lược phát triển chế biến thủy sản, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường xuất khẩu là hình thành chuỗi giá trị sản xuất thủy sản. Muốn làm được thế, trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã rất chú ý đến những việc sau:

Dành quỹ đất di chuyển các nhà máy CBTS thuộc phạm vi phải di dời do vi phạm quy hoạch đô thị và nhằm bảo vệ môi trường sinh thái: Nhà máy CBTS Phú Minh Hưng (Quảng Yên), nhà máy CBTS Quảng Ninh (Hạ Long), Công ty chế biến nước Mắm Cái Rồng. Gắn việc di dời với đầu tư nhà máy, dây truyền sản xuất mới hiện đại.

Khuyến khích các nhà máy CBTS đầu tư dây truyền sản xuất theo hướng gia tăng giá trị, giảm việc xuất dưới dạng nguyên liệu. Tăng cường công tác nghiên cứu, phát triển thị trường; Gắn kết nhà máy chế biến với vùng nguyên liệu nuôi trồng thủy sản và công tác thu mua, dịch vụ hậu cần nghề cá. Từng bước hình thành chuỗi giá trị, liên kết sản xuất từ nuôi trồng, khai thác đến chế biến thành phẩm; Tăng cường công tác áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng hiện đại, truy xuất nguồn gốc.

Hình 2.3. Chuỗi giá trị ngành nuôi trồng, chế biến thủy sản

Nguồn: Sở Nông nghiệp&PTNT (2015)

Với nhu cầu phát triển và đòi hỏi chất lượng ngày càng cao của thị trường trong nước và xuất khẩu, hoạt động thủy sản cần có sự tham gia của một số tổ chức tài chính và các cơ quan kiểm định chất lượng thủy sản (cơ quan nhà nước ở tỉnh là Chi cục quản lý chất lượng nông lâm thủy sản, cơ quan độc lập là các phòng thí nghiệm kiểm định chất lượng theo yêu cầu), điều này đã làm cho mối quan hệ giữa các chủ thể trong ngành ngày càng chặt chẽ hơn.

Hình 2.4. Mối liên kết dọc giữa các chủ thể trong ngành nuôi trồng, chế biến thủy sản

Nguồn: Sở Nông nghiệp&PTNT (năm 2015)

Gắn liền với việc xây dựng chuỗi giá trị nuôi trồng và CBTS phục vụ cho xuất khẩu thì việc xây dựng các trung tâm nghề cá phục vụ cho công nghiệp CBTS rất được quan tâm. Một trong số đó là Trung tâm nghề cá Vân Đồn; Trung tâm thương mại nghề cá Hạ Long;Trung tâm nghề cá Cô Tô - đảo Trần:

Gắn kết với việc thực hiện Dự án trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá Bắc Vịnh Bắc Bộ tại Cô Tô, cảng cá Cô Tô và bến cá Thanh Lân; Gắn kết với ngư trường xa bờ từ khu vực Đảo Trần đến Bạch Long Vĩ; Huy động đầu tư hình thành khu

vực phân loại và kho bảo quản đông lạnh cá gắn với nhà máy CBTS hiện đại trong khu dịch vụ hậu cần nghề cá và các dịch vụ hậu cần khác nhằm đón sản phẩm hải sản của các tàu khai thác xa bờ trong và ngoài tỉnh; Đây là một trung tâm dịch vụ hậu cần trọng điểm nghề cá của tỉnh. (Xem phụ lục 03)

Trong những năm gần đây giá trị của CBTS thủy sản ngày một tăng từ chỗ đạt khoảng 10 triệu USD năm 2006 đã tăng lên 20 triệu USD năm 2013. Thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng, sang cả những thị trường khó tính như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật...

Một trong những công ty đi đầu trong lĩnh vực CBTS xuất khẩu là Công ty cổ phần XNK thủy sản Quảng Ninh. Công ty được tỉnh đầu tư xây dựng từ cuối những năm 70 thế kỷ XX. Vị trí Công ty nằm ở Khu 1, phường Bạch Đằng - một trong những phường trung tâm của thành phố Hạ Long - phía Đông - Nam chân núi Bài Thơ. Địa chỉ hành chính: 35 Bến Tầu, P. Bạch Đằng, Tp. Hạ Long, Quảng Ninh. Phía đông của Công ty giáp với biển Vịnh Hạ Long, phía bắc giáp Công ty cổ phần Vận tải Khách thủy Quảng Ninh, các phía còn lại giáp các tổ dân 3, 4, 5 Khu phố 1, phường Bạch Đằng.

Vị trí của Công ty rất thuận tiện về giao thông thủy, bộ, cơ sở hạ tầng điện, nước đã được đầu tư ổn định. Phần mặt biển giáp với Công ty đã được Cục Đường sông Việt Nam cấp để quản lý và sử dụng làm bến chuyên dùng cho các phương tiện thủy nội địa ra vào cảng (Quyết định số 416/CĐS/PCVT ngày 18/4/1998 của Cục trưởng Cục Đường sông Việt Nam).

Tổng diện tích mặt bằng quản lý: 7.735,95 m2. Vùng mặt nước được giao quản lý: 3.420 m2.

Đây là một trong số những công ty CBTS có truyền thống lâu đời ở tỉnh Quảng Ninh và hiện tại đang hoạt động khá hiệu quả. Do có vị trí địa lý thuận lợi, truyền thống lâu đời, ban lãnh đạo của công ty năng động đầu tư vốn, dây truyền sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản xuất nên các sản phẩm của công ty ngày càng hướng tới thị trường xuất khẩu. Vì thế trong

những năm qua, dù ngành thủy sản nói chung và CBTS nói tiêng gặp nhiều khó khăn nhưng hàng xuất khẩu của công ty vẫn không ngừng tăng. Sản xuất CBTS xuất khẩu của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Quảng Ninh năm 2010 đạt 2.696 (nghìn USD); Năm 2016 đạt 3.100 (nghìn tỉ USD).

Một số sản phẩm chính của công ty để phục vụ nhu cầu xuất khẩu như mực ống Fillet, Tôm loại A1,... Đây là những mặt hàng chiến lược của công ty nhiều năm trở lại đây. Những mặt hàng này thường để xuất khẩu sang các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản. Riêng mực sushi còn để ăn sống. Người Nhật họ rất ưa thích món mực sushi của công ty cổ phần XNK thủy sản Quảng Ninh. Ông Nguyễn Quang Sáng - Chủ tịch HĐQT của công ty cho biết: Thị trường Nhật Bản rất khó tính, họ hay ăn những món ăn sống, vậy mà mực sushi của chúng tôi vẫn đáp ứng được yêu cầu của họ. Nhiều khi không có đủ để xuất khẩu nhất là vào các tháng trái mùa, nhất là vào các tháng có nhiệt độ xuống thấp (từ tháng 12 đến tháng 2 âm lịch). Giới thiệu quy trình chế biến, một số hình ảnh về sản phẩm của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Quảng Ninh (Phụ lục số 02).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công nghiệp chế biến thủy sản ở tỉnh quảng ninh (2006 2016) (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)