Những thuận lợi, khó khăn, tồn tại của việc thu hồi đất tại một số dự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác giải phóng mặt bằng một số dự án trên địa bàn huyện cô tô, tỉnh quảng ninh giai đoạn 2016 2018​ (Trang 37 - 42)

án trên địa bàn huyện Cô Tô

- Một số giải pháp khắc phục ảnh trong thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn huyện Cô Tô

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp được thu thập tại Phòng Tài nguyên, Môi trường và Nông nghiệp; Trung tâm Phát triển thập tại Phòng Tài nguyên, Môi trường và Nông nghiệp; Trung tâm Phát triển quỹ đất; Chi cục Thống kê huyện Cô Tô

2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Chuẩn bị sẵn bộ câu hỏi theo

* Phương pháp thiết kế thang đo

Thiết kế thang đo là cần thiết để đo lường các biến một cách chính xác các biến đã được lựa chọn với quy mô phù hợp. Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 mức độ (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005) và được mô tả chi tiết trong bộ câu hỏi ở phiếu điều tra để đánh giá các chỉ tiêu hoặc nhóm chỉ tiêu như trong bảng 2.1 sau:

Bảng 2.1. Thang đo Likert 5 mức độ để đánh giá mức độ phù hợp của các nhóm chính sách hoặc chính sách khi thu hồi đất; thái độ, tác phong, tư

tưởng của người làm bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

TT Chỉ tiêu đánh giá Điểm

1 Nhóm chính sách hoặc chính sách này không phù hợp khi thu hồi đất;

Thái độ, tác phong, tư tưởng của người làm bồi thường, hỗ trợ, tái định cư không thể chấp nhận được.

1,00-1,79 1,79 2 Nhóm chính sách hoặc chính sách này ít phù hợp khi thu hồi đất;

Thái độ, tác phong, tư tưởng của người làm bồi thường, hỗ trợ, tái định cư không được.

1,80-2,59 2,59 3 Nhóm chính sách hoặc chính sách này phù hợp vừa (trung bình) khi thu hồi đất;

Thái độ, tác phong, tư tưởng của người làm bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tạm được.

2,60-2,39 2,39 4 Nhóm chính sách hoặc chính sách này khá phù hợp khi thu hồi đất;

Thái độ, tác phong, tư tưởng của người làm bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được.

2,40-4,19 4,19 5 Nhóm chính sách hoặc chính sách này rất phù hợp khi thu hồi đất;

Thái độ, tác phong, tư tưởng của người làm bồi thường, hỗ trợ, tái định cư rất được.

4,20-5,00 5,00

* Phương pháp điều tra theo bộ phiếu

- Dự án Mở rộng đường xuyên đảo Cô Tô: phỏng vấn 75 người gồm: 70 người đại diện cho 134 hộ bị thu hồi đất và 5 tổ chức đại diện cho 11 tổ chức bị thu hồi đất. Điều tra lần lượt những người trong danh sách các hộ thu hồi đất

theo thứ tự từ đầu đến đủ số mẫu.

- Dự án Xây dựng Trung tâm Y tế huyện Cô Tô: phỏng vấn cả 4 hộ gia đình và 01 tổ chức bị thu hồi đất.

Tổng số mẫu điều tra là 80 mẫu.

Cách chọn mẫu điều tra như sau: Nghiên cứu chọn ngẫu nhiên trong danh sách các hộ có đất thu hồi, chọn từ đầu đến đủ số mẫu để điều tra thì thôi.

Nội dung điều tra tập trung vào: việc làm, thu nhập, giá các loại đất của người dân trước và sau khi thu hồi đất; các yếu tố ảnh hưởng đến thu hồi đất; thái độ, tác phong tư tưởng của người làm công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

2.4.3. Phương pháp tổng hợp, xử lí và biểu đạt số liệu

- Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu: Từ số liệu đã thu thập, điều tra để đánh giá kết quả nghiên cứu, các số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel.

- Phương pháp biểu đạt số liệu: Các số liệu sau khi xử lí được biểu đạt bằng câu văn, bảng số liệu, hình minh họa...

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Khái quát về tỉnh hình cơ bản của huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh

3.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Cô Tô

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Cô Tô

* Vị trí địa lý

Cô Tô là huyện đảo nằm ở phía Đông tỉnh Quảng Ninh, với tọa độ địa lý: Từ 20055’ đến 21015’7” vĩ độ Bắc. Từ 107035’ đến 108020’ kinh độ Đông. Huyện Cô Tô cách đất liền 100 km về phía đông bắc Vịnh Bắc Bộ, có tổng chiều dài biên giới biển tiếp giáp với Trung Quốc gần 200 km từ khơi đảo Trần đến ngoài phía đông đảo Bạch Long Vĩ của Hải Phòng.

- Phía Bắc giáp đảo Cái Chiên (Hải Hà), đảo Vĩnh Thực (Móng Cái). - Phía Nam giáp vùng biển đảo Bạch Long Vĩ - Hải Phòng.

- Phía Tây giáp huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh.

- Phía Đông giáp đường phân định vịnh Bắc Bộ với chiều dài gần 200 km từ ngoài khơi đảo Trần đến đảo Bạch Long Vĩ.

Huyện Cô Tô là một quần đảo với hơn 40 đảo lớn nhỏ, trong đó có 3 đảo lớn: đảo Cô Tô, đảo Thanh Lân và đảo Trần. Diện tích đất nổi của huyện là 5.004,93 ha. Trong đó, đảo Cô Tô lớn là 1.780 ha, đảo Thanh Lân là 1.887 ha, đảo Trần là 512 ha, còn lại là các đảo diện tích nhỏ lẻ khác. Cô Tô có 3 đơn vị hành chính gồm 2 xã và một thị trấn.

* Thời tiết, khí hậu

- Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ trung bình năm 22,70C, dao động từ 170 - 280C, nhiệt độ trung bình cao nhất từ 270 - 300C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối 36,20C. Về mùa đông, nhiệt độ trung bình thấp nhất từ 13,50 - 15,80C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 4,40C.

- Lượng mưa: Cô Tô là huyện nằm phía Đông tỉnh Quảng Ninh, nơi có mưa lớn. Lượng mưa tương đối cao so với toàn tỉnh, trung bình năm là 1.707,8

mm, năm cao nhất 2.561,8 mm, thấp nhất khoảng 908 mm. Tuy vậy, lượng mưa phân bố không đều trong năm và phân làm 2 mùa rõ rệt: từ tháng 5 đến tháng 9. Lượng mưa chiếm 78 - 80% tổng lượng mưa cả năm; từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm 20 - 22% tổng lượng mưa năm.

- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 84%, tương đương mức trung bình của các huyện, thị xã trong tỉnh. Độ ẩm không khí thường thay đổi theo mùa và các tháng trong năm, tháng 3 và 4 có độ ẩm cao nhất tới 90%, thấp nhất vào tháng 10 và 11 là 77 - 78%.

- Chế độ gió - bão: Trên địa bàn huyện Cô Tô thường thịnh hành 2 loại gió chính là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam.

+ Gió mùa đông nam: Thổi từ biển vào mang theo hơi nước và gây ra mưa lớn; xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 10 hay gặp dông tố, đặc biệt tháng 6 đến tháng 8, gió mạnh tạo ra vùng gió xoáy làm ảnh hưởng xấu đến các phương tiện hoạt động trên biển.

+ Gió mùa đông bắc: Thổi từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, tốc độ gió trung bình từ 4-6 m/s. Đặc biệt gió mùa đông bắc tràn về thường lạnh và mang theo giá rét, thời tiết khô hanh, thường ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, gia súc, gia cầm.

+ Bão: Quần đảo Cô Tô là một trong những nơi chịu ảnh hưởng của bão nhiều nhất nước ta, bão thường xuất hiện vào thời kỳ từ tháng 6 đến tháng 11, nhiều nhất là tháng 6 và tháng 8, ảnh hưởng của bão đối với vùng này là rất lớn, vì bão thường gây ra gió mạnh từ 40 - 50 m/s và mưa lớn từ 300 - 400 mm/ngày.

* Thuỷ văn, hải văn: Huyện đảo Cô Tô là khu vực có chế độ hải văn điển

hình cho vùng vịnh Bắc Bộ, phụ thuộc vào gió mùa. Vào thời điểm có gió mùa Đông Bắc, sóng biển thống trị có hướng Đông Bắc - Tây Nam, biên độ lớn và tương đối ổn định. Mùa hè sóng hướng Nam có biên độ nhỏ hơn sóng hướng Đông Bắc. Mùa mưa bão sóng đạt tới 6m. Thủy triều dao động lớn từ 3,95- 4,95m.

gồm đất cát, đất giây, đất đỏ vàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác giải phóng mặt bằng một số dự án trên địa bàn huyện cô tô, tỉnh quảng ninh giai đoạn 2016 2018​ (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)