3.2.3.1. Xã hội
Xã hội có bước phát triển ở thành thị, vùng nông thôn có sự chuyển biến,an ninh xã hội ổn định và giữ vững. 11 huyện miền núi cơ sở hạ tầng còn kém phát triển, đời sống của các cộng đồng dân cư vẫn còn nhiều khó khăn, năm 2001 có 102
xã đặc biệt khó khăn đến 2006 còn 83 xã. Số hộ đói nghèo năm 2005 ở 221 xã, thị
trấn miền núi là 87.021 hộ chiếm 43,84% số hộ trong vùng, số hộ rất nghèo 34.581 hộ chiếm 17,43% số hộ trong vùng (theo số liệu của Ban dân tộcmiền núi).
Theo số liệu Cục Thống kê: thu nhập bình quânđầu người năm 2005 là 435
USD tăng 1,5 lần so năm 2000. Thu nhập bình quân người/tháng 311.000 đồng. Xóa đói giảm nghèo tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 19,9% năm 2001 còn 10,56% năm
2005. Hộ du canh du cư, di dân tựdo của đồng bào H’môngở phía Bắc vào Thanh Hóa vẫn còn. Laođộng trong nông thôncòn thiếu việc làm.
3.2.3.2. Y tế, giáo dục
Y tế trên địa bàn tỉnh khá phát triển. Toàn tỉnh có 686 cơ sở y tế với đội ngũ y bác
sỹ cơ bản đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân địa phương.
Giáo dục được đầu tư phát triển mạnh, năm 2005 toàn tỉnh có 1.476 trường
học 24.277 lớp học, 36.366 giáo viên, 795.687 học sinh. 14.602 phòng học kiên cố;
1.128 phòng tranh tre (theo số liệu thống kê của Cục thống kê 2005).
3.2.3.4. Cơ sở hạ tầng
- Giao thông: hệ thống giao thông đi lại trên địa bàn tỉnh khá đa dạng và phong phú bao gồm cả hệ thống đường bộ (quốc lộ 1A, đường hồ chí minh,…), đường thủy và đường sắt chạy qua tạo tiền đề cho việc phát triển kinh tế, giao lưu
buôn bán giữa các địa phương và các tỉnh thành xung quanh. Tuy nhiên, ở nhiều địa phương đặc biệt là các xã miền núi giao thông còn kém phát triển.
- Thuỷ lợi:
Hệ thống sông, hồ, đập khá phát triển như sông Chu, hồ Mực và trên 1400 hồ đập trên núi với lưu lượng cung cấp nước lớn cùng với hệ thống kênh mương dày
đặc một số đãđược bê tông hóa tạo điều kiện cho việc cung cấp nước tưới sản xuất
và phục vụ nước sinh hoạt cho người dân trên địa bàn.
Bên cạnh đó, hệ thống điện lưới, mạng lưới thông tin liên lạc phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội và phục vụ đời sống sinh hoạt của người dân địa phương.
*Đánh giá chung về điều kiệntự nhiên - kinh tế xã hội của tỉnh:
Thuận lợi:
Về điều kiện tự nhiên:
- Vị trí địa lý có đường biên giớivới Lào, đường sắt, đường bộ, đường biển đường sông, là điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu hàng hoá với trong nước và quốc tế.
- Nhiệt độ, ẩm độ thích hợp cho thực vật, cây trồng sinh trưởng và phát triển nhanh. Đặc biệt điều kiện tự nhiênởkhu vực các tỉnh miền núi phía Tây của tỉnh rất
phù hợp cho cây Luồng sinh trưởng và phát triển.
Về điều kiện kinh tế- xã hội:
- Thanh Hóa là tỉnh đông dân. Dân số khu vực 221 xã miền núi trên 1 triệu người, tạo ra nguồn lao động dồi dào.
- Nền kinh tế Thanh Hóa đang phát triển với nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình
quân 9,1%/năm, an ninh lương thực và an ninh chính trị, xã hội ổn định và giữ
vững. Nhà nước và tỉnh đã có những chính sách quan trọng trong phát triển kinh tế
xã hội nói chung và lâm nghiệp nóiriêng.
-Cơ sở hạ tầng được tăng cường và củng cố, giao thông được cải thiện, các
tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ các trục chính được rải nhựa. Đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường biển đang tạo cho tỉnh điều kiện phát triển và giao lưu kinh tế xã hội vớimọi vùng trong nước và quốc tế.
- Điện lưới quốc gia đã đến các huyện miền núi là cơ sở để phát triển công
nghiệp chế biến; thông tin tuyên truyền phát triển nhanh là điều kiện để thông tin đến người dân các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước.
Khó khăn:
Về điều kiện tự nhiên:
- Do địa hình chia cắt mạnh bởi hệ thống sông suối và các dãy núi cao, độ
chênh cao giữa các vùng lớn, sông suối ngắn và dốc, vùng đồng bằng có nhiều nơi
trũng thấp so mặt nước biển, vùng biển có nhiều cửa sông lạch, đê biển. Kết hợp lượng mưa trong năm lớn lại phân bố không đều tập trung >85% vào mùa mưa là
nguyên nhân dễ gây ra lũ lụt, giao thông đi lại khó khăn.
- Khí hậu thời tiết có nhiều yếu tố bất lợi như bão lụt, gió lốc, mưa đá, gió
Tây Nam khô hanh gây hạn hán, gió mùa Đông Bắc gây rét đậm, rét hại xảy ra sẽ
làm thiệt hại lớn cho sản xuất và đời sống nhân dân. Đất đai có nhiều loại đất dễ bị
xói mòn khi cường độ mưa lớn.
- Những yếu tố trên có liên quan đến trực tiếp đến phòng hộ đầu nguồn,
phòng hộ chắn gió, chắn sóng và phòng hộ môi trường.
Về điều kiện kinh tế- xã hội:
- Dân số đông, phân bố không đều là áp lực lớn cho công tác quản lý. Mặt
khác, một lượng lớn dân số sống gần rừng, cuộc sống chủ yếu dựa vào rừng đã và
đang tạo ra nhiều sức ép lên nguồn tài nguyên rừng hiện nay của tỉnh. Lao động
trong nông thôn vẫn thiếu việc làm, thiếu vốn đầu tư sản xuất.
- Tỷ lệ hộ đói nghèo theo tiêu chí nghèo mới ở 221 xã miền núi còn cao.Đời
sống của người dân còn nhiều khó khăn chậm phát triển.
- Phát triển trang trại rừng chưa tương xứng với tiềm năng. Việc kêu gọi các
tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp đầu tư vào lâm nghiệp còn chậm, chưa có sức thu
hút. Các chính sách khuyến khích người dân phát triển kinh tế nói chung và rừng nói riêng đã có nhiều chính sách ban hành nhưng tổ chức thực hiện đến cơ sở chậm và chưa đồng bộ. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng rừng vấn
còn rất chậm. Do đó năng suất chưa cao, nhiều loài cây trồng chủ lực như Luồng
Chương 4
KẾT QỦANGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN