Xuất mô hình và loài cây có triển vọng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các mô hình và biện pháp kỹ thuật trồng luồng (dendrocalamus barbatus hsush et d z li) tại thanh hóa làm cơ sở đề xuất một số giải pháp phát triển​ (Trang 97 - 98)

Qua việc phân tích đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội, môi trường cho thấy mô hình được phục tráng đã mang lại hiệu quả cao hơn hẳn về mọi mặt. Vì vậy

nếu các mô hìnhđã vàđang thoái hoá nên tiến hành phục tráng dưới hình thức tác động thâm canh. Đưa ra đề xuất này vì các mô hình phục tráng đặc biệt thích hợp với Thanh

Hoá bởi:

- Hầu hết các diện tích rừng ở Thanh Hóa đều đang trong tình trạng thoái

hoá, nếu vẫn tiếp tục trồng theo hình thức quảng canh truyền thống hiệu quả sẽ rất

thấp đồng thời đất đai sẽ ngày càng nghèo kiệt, đặc biệt tình hình sâu bệnh hại ngày một diễn biến phức tạp.

- Thâm canh rừngLuồng là điển hình cho biện pháp kỹ thuật phục tráng rừng

Luồngthoái hoá.

- Những mô hình mới trồng đặc biệt trên lập địa xấu phải đi theo hướng tác động thâm canh ngay từ đầu, việc chọn nguồn giống tốt và chăm sóc bón phân với

- Ở những mô hình hỗn giao, mặc dù việc đánh giá hiệu quả kinh tế chỉ là

bước đầu, các cây gỗ như Lim Xanh, Lát Hoa chưa đến tuổi khai thác nhưng hiệu

quả về mặt môi trường và đa dạng sinh học, khả năng chống chịu sâu bệnh của các

mô hìnhđãđược thể hiện rõ.

- Vì vậy ở những nơi đất đai kém nên áp dụng các mô hình hỗn loài với cây gỗ

có tính chất cải tạo đất như Keo tai tượng…, những cây họ đậu bản địa như Lim xanh

có tác dụng cố định đạm, những cây cho sản phảm phụ đa dạng như Trám Trắng và đặc

biệt phải xây dựng mô hình theo hình thức thâm canh.

Đối với những lập địa đặc biệt thoái hoá lâu ngày, kinh doanh rừng nhiều năm có thể trồng luôn canh 1 chu kỳ các cây gỗ mọc nhanh cải tạo đát như Keo lai,

Keo tai tượng… rồi sau đó mới xây dựng mô hình trồng hỗn loài theo hình thức

thâm canh.

Còn ở những mô hình trồng Luồng thuần loài nên trồng xen cây nông

nghiệp trong 2-3 năm đầu có tác dụng cải tạo đất bằng các sản phẩm thừa để lại sau

thu hoạch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các mô hình và biện pháp kỹ thuật trồng luồng (dendrocalamus barbatus hsush et d z li) tại thanh hóa làm cơ sở đề xuất một số giải pháp phát triển​ (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)