Xác thực sự toàn vẹn của tài liệu nhận được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chữ ký số và ứng dụng xác thực thông tin trong các dịch vụ internet banking (Trang 69)

3.5.3. Đánh giá kết quả thử nghiệm

Đánh giá kết quả 100 lần thử nghiệm với các thao tác: Thay đổi khóa bí mật, thay đổi khóa công khai, thay đổi file gốc khi file gốc là ảnh, thay đổi file gốc khi file gốc là text. Bảng 3.1. Kết quả thử nghiệm STT Nội dung Số lần thử nghiệm Kết quả nhận dạng đúng Tỷ lệ nhận dạng

1 Thay đổi khóa bí mật 100 100 100%

2 Thay đổi khóa công khai 100 100 100%

3 Thay đổi input file ảnh 100 100 100%

4 Thay đổi input file text 100 100 100%

- Chữ ký số mã hóa RSA/SHA1 đảm bảo tính bảo mật cao. Ứng dụng hoạt động chính xác, kiểm tra chính xác văn bản, tệp tin không bị thay đổi. Nếu có thay đổi bất kỳ hệ thống sẽ báo file đã bị thay đổi.

- Xác định chính xác định danh của khóa công khai do cặp khóa bí mật, công khai là duy nhất. Khi thay đổi khóa công khai hoặc khóa bí mật bị thay đổi trước khi mã hóa tệp tin thì thông xác nhận được tệp tin được ký chính xác.

3.6. Kết luận

Chương thử nghiệm đã nêu các bước ứng dụng Internet Banking tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt và đặt ra một số thách thức đối với công nghệ thông tin.

Các kết quả của Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt do nhóm nhiều cán bộ đảm nhiệm. Học viên giữ vai trò trong an toàn dữ liệu trong các công tác quản lí giao dịch tại bưu điện.

Kết luận Kết quả đạt được

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh như hiện nay áp lực cạnh tranh mà các ngân hàng phải đối mặt là rất lớn. Trong đó thách thức cạnh tranh lớn nhất của các ngân hàng là chất lượng dịch vụ. Do đó các sản phẩm dịch vụ ứng dụng công nghệ cao đang được các ngân hàng tập trung phát triển trong đó có thể kể đến là Internet Banking. Vì những lợi ích mà Internet Banking mang lại như tiết kiệm thời gian, chi phí, thuận tiện, an toàn… các ngân hàng đang đầu phát triển kênh phân phối này nhằm thu hút khách hàng, góp phần tăng doanh thu. Không nằm ngoài xu thế đó Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt đã đẩy mạnh triển khai dịch vụ này từ tháng 12/2011 với mong đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng ngày càng cao của khách hàng. Tính đến 2012 số lượng giao dịch qua internet banking là 4.863 đạt số tiền 84.571.76.120 đồng và số lượng khách hàng sử dụng dich vụ là 250.581.

Trong quá trình thực hiện luận văn tôi đã thu được nhiều kiến thức bổ ích, đạt được những thành quả cả về lý thuyết và thực hành trong lĩnh vực chuyên môn. Đặc biệt đề tài có tính ứng dụng cao trong thực tế.

Những công việc đã thực hiện và đạt được của luận văn là:

 Tìm hiểu về an toàn thông tin nói chung và an toàn cơ sở dữ liệu nói riêng. Việc này cần thiết để thực hiện những nhiệm vụ trong các chương thực nghiệm. Kiến thức tìm hiểu chủ yếu về (i) an toàn thông tin; (ii) chữ kí số; (iii) hạ tầng khóa, xác thực người dùng;

 Trình bày tổng quan công việc đang làm tại cơ sở, về Internet banking;

 Qui trình phục vụ, quản lí tại quầy giao dịch bưu điện, của ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt;

 Xác thực thông tin trong các dịch vụ Internet Banking. Đây là nhiệm vụ

lớn của đơn vị công tác, mà tôi được tham gia một phần, tức đảm bảo các giao dịch an toàn thông tin;

 Xác định qui trình thực hiện Internet Banking tại NHCP Bưu điện Liên

Hướng nghiên cứu tiếp theo

Trong thời gian tới, sau khi kết thúc luận văn, tôi cần thực hiện một số công việc, liên quan đến đề tài luận văn.

Những công việc đó gồm:

1.Đề xuất, tư vấn cho lãnh đạo về qui trình đảm bảo xác thực chữ kí số tại

NHCP Bưu điện Liên Việt;

2.Tìm các giải pháp để tăng cường an toàn dữ liệu;

3.Tìm hiểu giải pháp an toàn cho dịch vụ sẽ triển khai tại đơn vị, liên quan đến ví điện tử. Công việc này sẽ triển khai trong năm 2017.

DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

[1.] Hà Huy Khoái (1997), Nhập môn số học thuật toán, Nhà xuất bản Khoa học.

[2.] Hồ Văn Canh, Nguyễn Viết Thế (2005), Nhập môn phân tích thông tin có

bảo mật. Nhà xuất bản Thông tin & Truyền Thông.

[3.] Nguyễn Xuân Dũng (2007), Bảo mật thông tin, mô hình và ứng dụng - Nhà

xuất bản Thống Kê.

[4.] Phạm Huy Điển – Hà Huy Khoái (2003), Mã hóa thông tin - Cơ sở Toán học & ứng dụng, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

[5.] Phan Đình Diệu (2002), Lý thuyết mật mã và an toàn thông tin, Nhà xuất

bản Đại học Quốc Gia Hà Nội.

[6.] http://www.lienvietpostbank.com.vn/

[7.] https://ebanking.lienvietpostbank.com.vn/

[8.] http://mic.gov.vn/, cổng thông tin của Bộ Thông tin và Truyền thông, 2015

[9.] http://en.wikipedia.org/wiki/Diffie-Hellman_key_exchange, 2015

[10.] Nguyễn Văn Tảo (2015), Giáo trình An toàn thông tin, Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Đại học Thái Nguyên

[11.] Bùi Mạnh Hưng, ứng dụng chữ kí điện tử, luận văn thạc sĩ, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, 2008

Tiếng Anh

[12.] A.J. Menezes, P.C. Van Oorschot, S.A. Vanstone (1997), Handbook of

Applied Cryptography, CRC Press.

[13.] Bruce Schneier (1996), Applied Cryptography – Protocols, Algorithms

[14.] Jan Li (2000), Public key infrastructure technology introduction, Intel Semiconductor Ltd.

[15.] Andraž Zupan, Digital Signature as a tool to achieve competitive advantage of oganization, University of Ljubljana Faculty of Economics And International Center for Promotion of Enterprises (ICPE), 2006.

[16.] A. Menezes, P. van Oorschot, and S. Vanstone, Handbook of Applied

Cryptography, CRC Press, 1996.

[17.] Gail Gran, Understanding Digital Signatures, McGraw-Hill; 1st edition,

2009

[18.] Gary Locke, Digital Signature Standard, US Department of Commerce,

2009.

[19.] Senate and House of Representatives of the United States of America in

Congress assembled, Electronic Signatures in Global an National Commerce

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chữ ký số và ứng dụng xác thực thông tin trong các dịch vụ internet banking (Trang 69)