3. Ý nghĩa của đề tài
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Giới thiệu khái quát về thị xã Phổ Yên và dự án khu dân cư Trường Thọ, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
- Điều kiện tự nhiên
- Điều kiện kinh tế- xã hội
- Giới thiệu về dự án khu dân cư Trường Thọ, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
2.2.2. Đánh giá công tác bồi thường GPMB, hỗ trợ tái định cư tại Dự án khu dân cư Trường Thọ, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. cư Trường Thọ, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
- Trình tự tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư của dự án khu dân cư Trường Thọ, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
- Đánh giá công tác bồi thường, GPMB, hỗ trợ tái định cư dự án khu dân cư Trường Thọ, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
2.2.3. Đánh giá tác động của việc thực hiện chính sách bồi thường GPMB của dự án khu dân cư Trường Thọ, thị xã Phổ Yên đến đời sống của người dân bị thu hồi đất. khu dân cư Trường Thọ, thị xã Phổ Yên đến đời sống của người dân bị thu hồi đất.
- Đánh giá tác động của việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt
bằng đến đời sống của người dân bị thu hồi đất
- Đánh giá kết quả công tác bồi thường giải phóng mặt bằng thông qua ý kiến người dân và cán bộ ban bồi thường
2.2.4. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại dự án khu dân cư Trường Thọ, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
- Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại thị xã Phổ Yên
2.2.5. Thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi thường GPMB ở thị xã Phổ Yên. công tác bồi thường GPMB ở thị xã Phổ Yên.
- Thuận lợi - Khó khăn - Giải pháp
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội năm 2019-2020 của thị xã Phổ Yên.
- Thu thập, nghiên cứu các văn bản pháp lý của Trung ương, địa phương liên quan đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất.
- Thu thập tài liệu, số liệu về thu hồi đất từ cơ sở, các phòng ban có liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, cụ thể: phòng TNMT thị xã Phổ Yên, ban bồi thường giải phóng mặt bằng...
2.3.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp
- Phỏng vấn trực tiếp người dân thuộc diện bồi thường, hỗ trợ tái định cư (60 phiếu điều tra các hộ dân thuộc diện bồi thường, hỗ trợ tái định cư trên địa bàn thị xã Phổ Yên).
Số lượng phiếu điều tra được tính theo công thức sau: -
(Lê Huy Bá và CS, 2006)
Trong đó:
n - Số lượng phiếu điều tra; N Tổng số các hộ bị ảnh hưởng; e - Sai số cho phép
Trường Thọ, thị xã Phổ Yên có 133 hộ gia đình cá nhân bị thu hồi đất. Cho phép nghiên cứu chỉ sai số 10% và độ tin cậy là 90%, như vậy dựa vào công thức 2.1 ta sẽ có số phiếu phỏng vấn là:
n = 133/1+133*(0.1)2 n = 57 (làm tròn 60 phiếu).
- Phỏng vấn 20 cán bộ chuyên môn tại địa bàn nghiên cứu, thu thập các tài liệu liên quan đến tình hình sử dụng đất của các tổ chức: tình hình giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất của các tổ chức và các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến công tác BTGPMB…Đối tượng là các cán bộ chuyên môn phòng Tài nguyên và Môi trường, cán bộ Ban bồi thường giải phóng mặt bằng thị xã Phổ Yên.
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu điều tra
- Các kết quả điều tra, phỏng vấn được xử lý số liệu điều tra bằng phương pháp thống kê và sử dụng phần mềm Excel để tính toán định lượng các chỉ tiêu theo dõi trong phiếu điều tra. Kết quả được tổng hợp theo bảng, biểu, sơ đồ, biểu đồ theo hệ thống logic.
- Kết quả điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất sẽ được tổng hợp, xử lý số liệu trên Excel: Tổng hợp, đánh giá đối với từng nhóm yếu tố và từng yếu tố ảnh hưởng đến giá đất.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Khái quát về thị xã Phổ Yên và Dự án khu dân cư Trường Thọ
3.1.1. Khái quát về thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý: Vị trí địa lý thị xã Phổ Yên là một đơn vị hành chính cấp huyện đồi thấp và đồng bằng của tỉnh Thái Nguyên. Trung tâm thị xã cách thành phố Thái Nguyên 26 km về phía Nam và cách Hà Nội 55 km về phía Bắc theo Quốc lộ 3. Vị trí giáp ranh của thị xã như sau:
- Phía Bắc giáp thành phố Thái Nguyên.
- Phía Nam giáp thủ đô Hà Nội và tỉnh Bắc Giang. - Phía Đông giáp huyện Phú Bình.
- Phía Tây giáp huyện Đại Từ và tỉnh Vĩnh Phúc.
Hình 3.1. Sơ đồ hành chính thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
* Địa hình, địa mạo: Địa hình, địa mạo thị xã Phổ Yên thuộc vùng gò đồi
của tỉnh Thái Nguyên, bao gồm vùng núi thấp và đồng bằng. Địa hình của thị xã thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và chia làm 2 vùng rõ rệt.
* Khí hậu, thủy văn: Phổ Yên nằm trong khu vực có tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt: Mùa nóng, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa lạnh, mưa ít từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm khoảng 270C, tổng tích ôn 8.0000C, nhiệt độ tối cao trung bình 27,20C, nhiệt độ tối thấp trung bình 20,20C, tháng 7 là tháng nóng nhất (28,50C), tháng 1 là tháng lạnh nhất (15,60C). Số giờ nắng cả năm là 1.628 giờ, năng lượng bức xạ đạt 115 Kcal/cm2.
Chế độ mưa: Mưa phân bố không đều trong năm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 91,6% lượng mưa. Mùa mưa trùng với mùa lũ nên thường gây úng lụt cho vùng thấp của thị xã.
3.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
a. Về lĩnh vực kinh tế
* Việc thực hiện các cơ chế, chính sách để huy động các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn phát triển nhanh, trong đó công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn. Đến năm 2020, tổng giá trị sản xuất Ngành Công nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) đạt 750 nghìn tỷ đồng tăng 31,25% so với mục tiêu, tăng gấp 2,18 lần so với năm 2015; trong đó: ngành công nghiệp do địa phương quản lý 6.100 tỷ đồng, vượt 22% so với mục tiêu, tăng gấp 2,34 lần so với năm 2015. Đến năm 2020, số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn 1.991 cơ sở, tăng 4,56 % so với năm 2015.
Thương mại, dịch vụ, du lịch tiếp tục phát triển, hàng hoá bán ra trên thị trường về chất lượng, giá cả... Tổng doanh thu dịch vụ đến năm 2020 đạt 1.850 tỷ đồng, tăng gấp 2,12 lần so với năm 2015. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn đến năm 2020 đạt 4.337,2 tỷ đồng tăng 218% so với năm 2015; Giá trị xuất khẩu đến năm 2020 đạt trên 28 tỷ USD tăng 80,8% so với năm 2015, sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là điện thoại, linh kiện điện tử.
Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tập Giá trị sản xuất năm 2020 đạt 2.025
tỷ đồng, tăng 1,28 lần so với năm 2015. Giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất trồng trọt năm 2020 đạt 110 triệu đồng, tăng gấp 1,39 lần so với năm 2015. Công tác bảo
vệ và phát triển rừng được tăng cường; trong 5 năm đã trồng mới được gần 1.000 ha rừng, tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 28%.
* Về thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới: Đã thực hiện được 769,5 km đường giao thông nông thôn, (trục xã: 192,06 km; trục xóm: 262,91 km;
ngõ xóm: 268,35 km; nội đồng: 46,18 km); kiên cố hóa kênh mương: 75,51 km (kênh
cấp 2, kênh nội đồng), sửa chữa, nâng cấp, cải tạo: 11 trạm bơm, cải tạo, nâng cấp:
03 hồ… Kết quả ngày 17/10/2019 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1407/QĐ-TTg công nhận thị xã Phổ Yên hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2018, về trước 02 năm so với mục tiêu nghị quyết đại hội đề ra.
b. Về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đô thị
*Về công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch: Thị xã đã tập trung chỉ đạo làm tốt công tác quy hoạch và quản lý nhà nước về quy hoạch, nhất là Quy hoạch chung thị xã đến năm 2035, quy hoạch: đô thị, nông thôn mới, các khu, cụm công nghiệp, quy hoạch tổ hợp công nghiệp nông nghiệp đô thị và dịch vụ Yên Bình trên địa bàn. Hiện nay, Tập đoàn T&T đã và đang thực hiện lập quy hoạch tỷ lệ 1/2000 Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng và đô thị đông Tam Đảo và đường kết nối với đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên tại nút giao Yên Bình.
* Về công tác quản lý đô thị: Thị xã đẩy mạnh thực hiện công tác quản lý đô
thị, tập trung chỉ đạo các ngành, UBND các xã, phường tăng cường tuần tra, kiểm soát để kịp thời phát hiện, đôn đốc nhắc nhở và xử lý các hành vi vi phạm trên các tuyến đường giao thông được phân cấp theo thẩm quyền, trong đó tập trung vào tuyến Quốc lộ, các tuyến đường tỉnh, các tuyến đường thị xã, các khu đô thị, dân cư; làm tốt công tác vệ sinh môi trường, nhất là khu vực nội thị của thị xã. Tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị, thực hiện cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ đảm bảo đúng quy định; thị xã đã thực hiện cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ cho 1.011 công trình đảm bảo theo đúng quy định.
* Về xây dựng thị xã trở thành đô thị loại III: Hoàn thành 5 tiêu chí và 59 tiêu
chuẩn đô thị loại III với 87,8 điểm (trên thang điểm từ 70 - 100 điểm), Ngày 17/6/2019, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ký Quyết định số 530/QĐ-BXD công nhận thị xã Phổ Yên là đô thị loại III, như vậy việc xây dựng thị xã Phô Yên trở thành đô thị loại III về trước
01 năm so với Nghị quyết đề ra, đây là điều kiện quan trọng để tiến tới xây dựng thị xã Phổ Yên trở thành thành phố Phổ Yên.
c. Công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và ứng phó biến đổi khí hậu
Thực hiện tốt công tác quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản và môi trường trên địa bàn. Tiếp tục duy trì các đoàn kiểm tra tại các xã, phường và kịp thời chấn chỉnh, ngăn ngừa sai phạm trong lĩnh vực quản lý đất đai, khai thác cát sỏi. Tập trung xử lý các tồn tại về đất đai kéo dài nhiều năm như: Xử lý tồn tại vi phạm đất đai trước ngày 01/7/2014. Do vậy, cơ bản đã chấm dứt tình trạng tùy tiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thể hiện sự quyết liệt trong công tác quản lý đất đai nhiệm kỳ qua.
Công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai hàng năm; thường xuyên tiến hành kiểm tra hệ thống đê kè, xây dựng phương án và kế hoạch phòng chống lụt bão... do vậy công tác phòng chống, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cứu hộ được quan tâm thực hiện tốt, góp phần giảm thiểu tai nạn thương tích xảy ra trên địa bàn.
d. Về văn hóa – xã hội
Kết quả đổi mới, phát triển giáo dục và đào tạo: Thị xã Phổ Yên đã tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương “về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
và hội nhập quốc tế”. Công tác giảm nghèo đã triển khai tích cực, đồng bộ và hiệu
quả; đời sống của người nghèo từng bước được cải thiện. Kết quả tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 1,52%/năm đến cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 2%.
Phát triển văn hóa, thể thao; thông tin truyền thông: Các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao phát triển mạnh từ thị xã đến cơ sở. Các môn TDTT ngày càng thu hút đông đảo nhân dân tham gia tập luyện. Các giải thể thao như cầu lông, tennis, bóng đá, bóng chuyền được tổ chức rộng rãi, góp phần tuyển chọn các vận động viên tham gia đại hội thể dục thể thao các cấp đạt kết quả cao.
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất thị xã Phổ Yên, 2019
STT Mục đích Mã Diện tích Tỷ lệ
(ha) (%)
TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 25.886,90 100
1 Đất nông nghiệp NNP 19.662,24 75,95
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 12.382,69 47,83
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 8.140,98 31,45
1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 6.747,43 26,06
1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 5,17 0,02
1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1.388,38 5,36
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 4.241,71 16,38
1.2 Đất lâm nghiệp LNP 6.939,37 26,8
1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 4.260,03 16,45
1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 2.679,34 10,35
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 270,82 1,04
1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 69,36 0,26
2 Đất phi nông nghiệp OTC 6.125,00 23,67
2.1 Đất ở ONT 1.984,13 7,66
2.2 Đất chuyên dùng CTS 2.599,95 10,04
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng NTD 16,35 0,06
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa SMN 153,00 0,59
2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng PNK 1.364,22 5,26
2.6 Đất phi nông nghiệp khác CSD 7,35 0,02
3 Đất chưa sử dụng 99,66 0,38
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 67,80 0,26
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 31,86 0,12
Qua bảng ta có thể thấy được tình hình sử dụng đất của thị xã Phổ Yên tính đến năm 2019 là 25886,90 ha, trong đó: (Nguồn: Phòng Tài nguyên Môi trường thị xã Phổ Yên, 2019)
- Diện tích đất nông nghiệp rất lớn là 19662,24 ha chiếm tới 75,95% tổng diện tích tự nhiên của toàn thị xã.
- Diện tích đất phi nông nghiệp là 6125,00 ha chiếm 23,67%. - Diện tích đất chưa sử dụng là 99,66 ha chiếm 0,38%.
Điều đó nói lên rằng kinh tế của thị xã Phổ Yên trong thời điểm này vẫn còn chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, hoạt động sản xuất theo hướng công nghiệp vẫn còn ít, diện tích đất chưa sử dụng còn ít đa phần là đất bằng chưa sử dụng và đất đồi núi chưa sử dụng do phần diện tích đất này bị rửa trôi, bạc màu và chưa có mô hình canh tác trên đất dốc phù hợp nên có thể đã từng được đưa vào sử dụng nhưng lại bị hoang hóa trở lại.
3.1.2. Giới thiệu về dự án Xây dựng khu dân cư Trường Thọ, thị xã Phổ Yên.
- Tên dự án: Khu dân cư và nhà ở xã hội tại xóm Trường Thọ, xã Tân Hương
và xóm Đình, xã Nam Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên (khu dân cư Trường Thọ).
- Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hồng Ngọc Việt
- Hình thức đầu tư: 100% vốn đầu tư của doanh nghiệp trong nước.
- Mục tiêu đầu tư:
Xây dựng khu nhà ở xã hội phục vụ nhu cầu về nhà ở cho cán bộ công nhân