Khí hậu, thủy văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chọn cây trội thông nhựa (pinus merkusii jungh de vriese) và đánh giá sinh trưởng của hậu thế các cây trội ở giai đoạn vườn ươm​ (Trang 30)

Theo số liệu quan trắc của trạm khí tượng thuỷ văn Ba Vì từ năm 2000 cho thấy: khu vực nghiên cứu nghiên cứu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa khá rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

Chế độ nhiệt:

Núi Luốt nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa có nhiệt độ bình quân năm là 23,62oC, nhiệt độ bình quân tháng nóng nhất (tháng 6) là 28,32oC, nhiệt độ bình quân tháng thấp nhất (tháng 1) là 17,41oC. Mùa nóng nhiệt độ bình quân tháng trên 25oC kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, mùa lạnh nhiệt độ bình quân dưới 20oC bắt đầu từ tháng 12 kéo dài đến tháng 3 năm sau. Các tháng còn lại nhiệt độ trung bình từ 20-25oC.

Chế độ mưa:

Lượng mưa trung bình hàng năm là 136,4mm, mưa phân bố không đều trong năm. Lượng mưa trung bình thángcao nhất (tháng 7) là 311,47mm, tháng thấp nhất (tháng 1) là 15,89 mm. Như vậy, chế độ mưa phân ra làm hai mùa: mùa mưa (tháng 4 đến tháng 10) và mùa khô (tháng 11 đến tháng 3 năm sau) số

ngày mưa trong năm: 210 ngày. Lượng mưa biến động lớn và thường mưa tập trung, đây là nguyên nhân trực tiếp gây ra xói mòn đất mạnh.

Độ ẩm không khí:

Độ ẩm không khí trung bình năm là 82,43%, độ ẩm trung bình tháng cao nhất (tháng 8) là 87%, thấp nhất (tháng 12) là 79,1%. Như vậy, ta thấy sự biến động độ ẩm không khí trung bình giữa các tháng trong năm là không lớn và độ ẩm này là độ ẩm thích hợp của rất nhiều loài sinh vật, thuận lợi cho nhiều loài sinh trưởng, phát triển.

Chế độ gió:

Trong khu vực nghiên cứu thường có hai hướng gió chính: gió mùa Đông nam vào mùa hè, Đông bắc vào mùa đông. Ngoài ra, còn có gió Tây nam thổi vào mùa hè nhưng ít.

Chế độ khí hậu thủy văn:

Khu vực nghiên cứu mang những đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Đặc biệt biên độ nhiệt, biên độ mưa trong năm khá lớn tạo điều kiện cho quá trình phong hóa đá, khoáng xảy ra mạnh mẽ.

Thực vật

Núi Luốt là khu rừng thực nghiệm, một phòng thí nghiệm ngoài trời của thầy và trò Trường Lâm nghiệp, nơi lưu trữ và bảo tồn trên 300 loài thực vật bản địa của phía Bắc và miền Trung.

Núi Luốt trước đây là khu đồi trọc, chủ yếu là Sim, Mua, cây bụi, cỏ tranh cho chăn thả gia súc. Năm 1984 Núi Luốt đã gây trồng thồn Mã vĩ và hiện nay đã được trồng bổ sng nhiều loài cây bản địa dưới tán rừng thông.

Nhìn chung thực vật ở đây sinh trưởng khá tốt, ngoài cây gỗ lớn như Lim xanh, Đinh đũa,… cũng đã xuất hiện nhiều cây tais sinh dưới tán rừng trồng. Do được chăm sóc và bảo vệ tốt nên rừng khu vực núi Luốt sinh trưởng phát trien

tốt, phục vụ cho công tác đào tạo,nghiên cứu của sinh viên ngành Lâm nghiệp trong suốt thời gian qua.

Đề tài luận văn này tiến hành gieo ươm tại trường Đại học Lâm nghiệp vừa phù hợp với điều kiện sinh thái của nhóm loài thông, vừa tận dụng điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, giúp cho công tác gieo ươm, thu thập số liệu và bảo vệ cũng như chăm, sóc được tốt nhất.

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Chọn lọc cây trội Thông nhựa

Thông nhựa là loài cây bản địa, co nhiều tác dụng, được gây trồng phổ biến ở nước ta trong nhiều chục năm qua. Đặc điểm nổi bật của loài cây này là có thể chịu nóng, đất đai khô cằn, nghèo xấu, có thể chịu được cả khí hậu gần biển, những điều kiện vốn rất khó chọn lựa được loài cây trồng thích hợp.

Thông nhựa gây trồng tai Nghi Lâm, Nghi Lộc, Nghệ An có điều kiện tương đồng như trên, trong môi trường kém thuận lợi, khả năng sinh trưởng, phát triển của lâm phần rừng trồng Thông nhựa ra sao? Kết quả đo đếm chỉ tiêu sinh trưởng của 15 lâm phần Thông nhựa, 35 tuổi tại địa điểm trên được tổng hợp trong bảng 4.1

Bảng 4.1: Sinh trưởng của rừng trồng Thông nhựa tại Nghệ An

Lâm phần D1,3 (Cm) Hvn (m) Hdc (m) V (dm3) Lượng nhựa (kg/năm) X V% X V% X V% X V% X V% LP 01 25,9 16,4 13,1 6,5 6,9 12,8 354,7 37,3 2,7 23,2 LP 02 25,4 15,8 12,3 12,5 6,7 15,9 326.0 35.0 2,9 57,1 LP 03 26,5 16,1 12,9 6,3 6,2 17,6 364,7 31,5 2,9 29,4 LP 11 23,8 10,2 12.0 5.0 6,7 13,8 269,5 23,2 2,9 24,3 LP 04 27,4 15,9 13.0 7.0 6,5 16,3 391,1 34,4 3.0 26,4 LP 05 25,8 15.0 11,7 11,1 6.0 15,3 317,3 35,6 3.0 25,9 LP 06 25,1 17,1 11,6 5,9 6,1 17,5 295,7 36,9 3.0 27,4 LP 07 25,5 14,3 12,2 6,5 6,7 13,5 318,7 30,1 3.0 26,3 LP 08 26.0 13,1 13,2 9,5 7,3 17,3 358.0 31,9 3.0 25,6 LP 10 25,8 11,1 11,8 5,7 6,3 16,4 311,8 22,6 3.0 27,4 LP 09 25,7 11,9 12,1 7,4 7.0 18,1 320,4 26,1 3,1 23,5 LP 12 25,3 13.0 12,5 5.0 7.0 13,4 319,2 29.0 3,1 26,1 LP 13 26,9 12,9 12,2 4,2 6,6 14,2 353,7 26,6 3,1 23,7 LP 14 25,6 11,2 12.0 3,6 7,2 14,9 313,4 23,9 3,1 22,1 LP 15 26,4 9,5 12,1 3,9 6,2 12,8 334,3 20.0 3,1 19,8 TB 25,80 13,6 12,3 6,7 6,6 15,3 329,9 29,6 3,0 27,2

Số liệu bảng 4.1 cho thấy, có sự chênh lệch về sinh trưởng đường kính của các lâm phàn điều tra, dao động từ 23,8 – 27,4 cm. Như vậy trị số về đường kính của lâm phần với trị số cao nhất (LP04) về đường kính cao gấp 1,15 lần so với lâm phần có trị số thấp nhất (LP11) về cùng chỉ tiêu so sánh.

Tốc độ sinh trưởng trung bình của toàn khu rừng là 0,74 cm và 0,35 cm về đường kính và chiều cao tương ứng. Tuy nhiên cũng có sự chênh lệch đáng kể giữa các lâm phần về sinh trưởng đường kính và chiều cao. Chẳng hạn Lâm phần LP04 có tốc độ sinh trưởng trung bình vượt lâm phần LP11 là 1,15 và 1,11 lần về đường kính và chiều cao tương ứng. Nhìn chung với tốc độ sinh trưởng về đường kính và chiều cao toàn khu rừng điều tra đều có sinh trưởng khá trong điều kiện gây trồng trên các dạng lập địa nghèo xấu.

Điểm đáng chú ý đối với Thông nhựa là ngoài giá trị phủ xanh đồi núi trọc, đất đai khô cằn, cung cấp gỗ cho chế biến, giá trị nổi bật khác cũng được người dân quan tâm, đó chính là nhựa thông (hình 4.1). Đây là một trong những sản phẩm ngoài gỗ hiện đang rất có giá trị thương mại trên thị trường trong nước và quốc tế.

Hình 4.1. Cây trội Thông nhựa (trên), khai thác và thu nhựa thông (dưới)

Thông thường các chỉ tiêu sinh trưởng như đường kính,chiều cao, chiều cao dưới cành luôn được các nhà chọn giống quan tâm cho mục tiêu lấy gỗ. Đối vớ chọn giống cho mục tiêu ngoài gỗ, chẳng hạn như lấy nhựa của nghiên cứu này thì ngoài chỉ tiêu sinh trưởng ra, một chỉ tiêu quan trộng cần được quan tâm, đó là lượng nhựa của từng cây và sản lượng nhựa của lâm phần.

Lâm phần tuyển chọn sẽ được ưu tiên hơn những lâm phần khác bởi các cây cá thể cho nhiều nhựa và sản lượng nhựa của lâm phần cao và ổn định. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng đạt được như mong muốn của nhà chọn giống. Trong nghiên cứu này, 15 lâm phần điều tra nêu trên có đạt yêu cầu cho chọn giống lấy nhựa hay không. Đó là vấn đề rất được đề tài nghiên cứu quan tâm và hy vọng tìm được câu trả lời thỏa đáng

Kết quả điều tra, đo đếm và theo dõi sản phẩm nhựa của 15 lâm phần Thông nhựa được tổng hợp trong bảng 3.1 cho thấy, lượng nhựa trung bình của toàn khu rừng đạt 3,0kg/cây/năm.Trị số này phản ánh khả năng sản xuất nhựa của các lâm phần đạt mức trung bình khá. Tuy nhiên giữa các lâm phần điều tra cũng có sự chênh lệch đáng kể về lượng nhựa thu được hàng năm.

Ví dụ, 5 lâm phần (LP09, Lp12, LP13, Lp14, Lp15), với lượng nhựa trung bình đạt 3,1kg/cây/năm, vượt 1,15 lần so với lâm phần LP01 có lượng nhựa trung bình chỉ đạt 2,7kg/cây/năm; và vượt 1,03 lần so với 6 lâ phần (LP04, LP05, LP06, LP07, LP08 và LP10) có lượng nhựa trung bình đạt 3,0kg/cây /năm; vượt 1,06 lần so với 3 lâm phần còn lại (LP02, LP03, LP11).

Như vậy với lượng nhựa trung bình đạt 3,0kg/cây/năm của các lâm phần điều tra, tương đương với nhiều lâm phần khác trồng một số tỉnh phía Bắc như Lạng Sơn, Thanh Hóa.v.v. [17] Như vậy việc chọn địa điểm nghiên cứu chọn giống thông nhựa tại Nghệ An có thể chấp nhận được, và sản lượng nhựa của cả khu rừng và lượng nhựa của từng cây là rất quan trọng.

Theo đó trog điều kiện khó khăn, không thực hiện chọn giống ở trình độ cao, có thể cho phép lựa chọn những lâm phần nêu trên làm nguồn giống để thu vật liệu giống cho trồng rừng. Song muốn thu được năng suất cao hơn cần phải chọn lọc được những cá thể tốt nhất hay ưu trội nhất về chỉ tiêu mong muốn từ chính các lâm phần điều tra. Cách làm này vừa rẻ tiền, tiết kiệm thời gian, kinh phí và mau mang lại hiệu quả kinh tế, đặc biệt là đối với loài cây bản địa có giá trị kinh tế cao như loài Thông nhựa.

Mặt khác đó cũng chính là mục tiêu mà đề tài nghiên cứu này hướng tới với mong muốn chọn lọc được những cây trội có lượng nhựa cao để có thê thu thập được vật liệu giống có chất lượng cho trồng rừng các thế hệ kế tiếp. Tuy nhiên trong chọn giống cây rừng, cây trội về một chỉ tiêu nào đó cần có độ vượt trội lớn hơn tổng giá trị trung bình của lâm phần từ 1,5 đến 2 lần độ lệch chuẩn [19]

Song trên thực tế nhiều chỉ tiêu chọn giống trên rất khó có thể đáp ứng được nhu cầu đưa ra, nhất là với các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ, chẳng hạn như lượng nhựa của cây đối với loài thông nhựa như trong nghiên cứu này. Đó cũng là lý do mà trong nghiên cứu này, chọn lọc và đánh giá cây trội được lựa chọn với ngưỡng chỉ tiêu chọn giống phù hợp.

Theo đó, chỉ tiêu về lượng nhựa được xác định theo độ lệch chuẩn từ 1,2Sx đến 1,95Sx như trình bày theo công thức 5, chương 2. Kết quả đo đếm tính toán các chỉ tiêu chọn lọc của 50 cây trội dự tuyển về lượng nhựa được tổng hợp trong bảng 4.2.

Số liệu bảng 4.2 cho thấy, các cây trội dự tuyển có sự chênh lệch đáng kể về sinh trưởng, theo đó các cây trội dự tuyển NA01, NA36, và NA01 có trị số lớn nhất về đường kính (39,2cm); về chiều cao(15,5m) và về thể tích(842,7dm3), vượt lần lượt là 1,62; 1,63; và 3,35 lần so với các cây trội dự tuyển NA46, NA36 và NA30 có các trị số tương ứng 24,4cm; 15,5m và 251,5 dm3 trong cùng điều kiện môi trường và chỉ tiêu so sánh.

Như vậy, các cây trội dự tuyển về lượng nhựa không phải có sinh trưởng đồng đều như nhau về các chỉ tiêu so sánh. Vấn đề đặt ra là lượng nhựa và độ vượt của chúng có đáp ứng được không? Và có thể lựa chọn chọn bao nhiêu cây trội về lượng nhựa? Tất cả sẽ làm rõ ngay sau đây của luận văn này.

Bảng 4.2: Độ vượt (%) về lượng nhựa của các cây trội so đám rừng.

TT Mã cây trội

Sinh trưởng (kg/cây/năm) Lượng nhựa D1.3 (cm) Hvn (m) Hdc (m) V (dm3) Cây trội X Đám rừng Độ vượt (%) 1 NA06 30,6 13,0 5,5 478,7 8,0 2,9 90,5 2 NA22 29,2 11,5 6,0 384,8 7,2 3,0 80,0 3 NA11 30,8 12,5 4,5 466,0 7,2 3,0 75,6 4 NA39 29,0 13,0 7,5 430,2 7,2 3,1 75,6 5 NA14 33,0 14,5 6,5 619,2 7,0 2,9 75,0 6 NA19 33,5 12,5 3,5 549,4 7,0 3,1 70,7 7 NA40 29,6 13,5 8,5 465,6 7,0 3,1 70,7 8 NA47 28,9 13,0 8,5 427,4 7,0 3,1 70,7 9 NA21 28,3 12,5 7,5 393,1 7,0 3,1 62,8 10 NA18 30,8 12,5 7,0 465,1 6,8 2,8 74,4 11 NA34 27,0 11,0 8,0 314,7 6,8 3,0 70,0 12 NA31 35,4 14,0 8,5 687,6 6,4 2,9 68,4 13 NA24 24,8 9,5 4,5 229,4 6,4 2,9 68,4 14 NA17 34,3 13,0 8,0 601,1 6,4 2,9 64,1 15 NA29 28,9 12,5 8,5 411,0 6,4 2,9 64,1 16 NA32 28,6 13,5 9,0 432,2 6,4 3,1 56,1 17 NA41 27,1 14,0 10,0 402,5 6,4 3,1 56,1 18 NA20 33,6 12,5 7,5 553,6 6,4 3,1 48,8 19 NA09 34,0 12,0 8,0 544,6 6,2 2,9 63,2 20 NA28 26,7 12,5 8,0 350,1 6,2 3,0 55,0 21 NA43 30,4 12,5 9,0 452,7 6,2 3,0 55,0 22 NA48 35,3 12,5 6,5 610,6 6,2 3,1 55,0 23 NA04 34,6 15,0 6,5 703,9 6,0 2,8 66,7

24 NA12 32,7 14,5 5,5 608,5 6,0 2,9 57,9 25 NA35 31,4 12,0 7,5 463,2 6,0 2,9 57,9 26 NA46 24,4 12,5 8,0 291,1 6,0 2,9 57,9 27 NA38 29,9 12,0 4,0 421,0 6,0 3,0 53,8 28 NA49 28,8 12,5 9,0 407,3 6,0 3,1 53,8 29 NA15 25,6 12,5 6,5 322,3 6,0 2,9 50,0 30 NA45 27,9 12,5 9,0 380,8 6,0 3,1 50,0 31 NA10 34,2 12,5 4,0 573,7 6,0 3,0 46,3 32 NA08 26,8 12,0 6,0 339,3 6,0 2,9 42,9 33 NA23 31,9 13,0 7,5 518,3 5,4 3,0 42,1 34 NA50 28,1 12,5 6,5 388,7 5,4 3,1 42,1 35 NA16 36,4 14,0 8,0 727,7 5,4 2,8 38,5 36 NA33 31,6 12,0 7,5 471,8 5,4 3,0 35,0 37 NA36 35,6 15,5 10,0 772,2 5,4 3,1 31,7 38 NA26 32,2 12,5 8,0 508,4 5,2 3,0 30,0 39 NA27 34,4 13,0 8,0 604,4 5,0 2,1 38,9 40 NA02 36,7 14,0 5,5 739,3 5,0 3,0 35,1 41 NA37 26,1 14,5 8,5 388,9 5,0 2,9 35,1 42 NA13 32,2 13,5 7,0 547,9 5,0 2,8 31,6 43 NA30 25,3 10,0 5,5 251,5 5,0 2,9 28,2 44 NA42 34,4 11,5 5,5 534,7 5,0 2,9 28,2 45 NA44 26,9 11,0 4,0 311,8 5,0 3,1 25,0 46 NA07 25,5 11,5 7,5 292,8 5,0 3,0 19,0 47 NA01 39,2 14,0 8,5 842,7 4,8 2,9 33,3 48 NA25 33,7 11,5 7,5 514,1 4,8 2,8 20,0 49 NA03 30,6 13,0 6,5 477,7 4,6 2,8 24,3 50 NA05 29,5 14,5 8,5 494,7 4,2 2,6 27,3

Như đã trình bày ở trên lượng nhựa là chỉ tiêu quan trọng được đề tài này quan tâm, đi sâu nghiên cứu. Số liệu bảng 4.2 cho thấy, lượng nhựa của các cây trội dự tuyển đều có trị số vượt so với trị số trung bình của từng đám rừng khi so sánh cho toàn khu rừng điều tra (bẳng 4.1)

Tuy nhiên các cây trội dự tuyển về lượng nhựa trung bình thu được là khác nhau. Chẳng hạn lượng nhựa của cây trôi dự tuyển có trị số lớn nhất (NA06 đạt 8,0kg/cây/năm) vượt so với lượng nhựa trung bình của cây trôi dự tuyển có trị số nhỏ nhất (NA05 chỉ đạt 4,2kg/cây/năm ) là 1,9 lần về cùng chỉ tiêu so sánh.

Rõ ràng cây trội dự tuyển có trị số lơn nhất gần gấp 2 lần so với cây trội dự tuyển có trị số nhỉ nhất, và vượt gấp 5,7 lần so với cây có lượng nhựa thấp nhất ( chỉ đạt1,4 kg/cây/năm) của khu rừng. Như vậy, việc tìm chọn cây có lượng nhựa cao làm giống sẽ có nhiều cơ hội giúp tăng năng suất, sản lượng rừng trồng trên cùng đơn vị diện tích và thời gian. Song các cây trội dự tuyển trên có được công nhận là cây trội hay không còn phụ thuộc vào kết quả so sánh, đánh giá với 50 cây của đám rừng xung quanh các cây trội dự tuyển đó.

Điều đáng chú ý là nếu lấy cây trội dự tuyển trên đem so sánh đánh giá với toàn khu rừng sẽ có nhiều cây trong số đó bị bỏ qua. Điều này rất có ý nghĩa trong chọn giống cây rừng theo phương pháp điều tra thống kê áp dụng cho điều kiện lập địa không đồng đều khi đánh giá cây trội dự tuyển với 50 cây của đám rừng có cây trội đó. Vì nếu so với toàn lâm phần (1836 cây) rất cỏ thể cây trội dự tuyển (NA05, NA14) nêu trên bị loại bỏ khi cùng tham gia với cây trội dự tuyển (NA06) hay các cây khác có lượng nhựa cao hơn.

Nói cách khác, sử dụng phương pháp xác định cây trội khi so sánh với 50 cây xung quanh của đám rừng có cây rội như trong nghiên cứu này là có giá trị thực tiễn, nhất là với các chỉ tiêu chọn giống Thông nhựa theo mục tiêu lấy nhựa.

Cây trội chỉ được đánh giá và chọn lọc khi chúng vượt so với 50 cây xung quanh của đám rừng theo chỉ tiêu chọn giống đề ra. Trong nghiên cứu này cây trội về lượng nhựa có độ vượt (%) lớn hơn ngưỡng trị số tính theo công thức số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chọn cây trội thông nhựa (pinus merkusii jungh de vriese) và đánh giá sinh trưởng của hậu thế các cây trội ở giai đoạn vườn ươm​ (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)