Chọn lọc gia đình và trong gia đình trong giai đoạn vườn ươm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chọn cây trội thông nhựa (pinus merkusii jungh de vriese) và đánh giá sinh trưởng của hậu thế các cây trội ở giai đoạn vườn ươm​ (Trang 70 - 81)

Chọn lọc sớm gia đình và trong gia đình ngay trong giai đoạn vườm ươm có ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn trong chọn giống cây rừng. trong nghiên cứu này những cây trội có lượng nhựa cao được ưu tiên trong quá trình đánh giá và chọn lọc. Song tốt nhất những cây đó phải nằm trong tốp thứ hạng từ 1 đến 19 ở các bảng trên cho cả cây trộ và hậu thế của chúng.

Nói cách khác lượng nhựa của các cây trội đạt từ 6,0kg/cây/năm và các cây trội này có hậu thế cho sinh trưởng vượt ngưỡng 5,8mm và 26,2 cm bảng (4.6) về đường kính gốc và chiều cao tương ứng.

Nếu chấp nhận giá trị nêu trên làm ngưỡng tham chiều cho chọn lọc những gia đình có triển vọng, theo đó những cây trội và hậu thế của chúng được tổng hợp trong bảng 4.12.

Bảng 4.12: Lượng nhựa của cây trội và sinh trưởng của hậu thế Cây trội có lượng nhựa cao Gia đình có triển vọng

Cây trội D1.3(cm) Hvn (m) Lượng nhựa (kg/cây) Gia đình D00 (mm) GĐ Hvn (cm) X XH X XH X XH X XH

NA14 33,0 16 14,5 5 7,0 NA19 6,4 1 NA18 30,8 5 NA19 33,5 15 12,5 26 7,0 NA32 6,1 7 NA19 30,7 6 NA47 28,9 34 13,0 21 7,0 NA41 6,1 10 NA32 30,2 8 NA21 28,3 37 12,5 28 7,0 NA31 6,1 11 NA31 30,2 9 NA18 30,8 24 12,5 25 6,8 NA14 6,0 14 NA14 29,4 11 NA31 35,4 5 14,0 10 6,4 NA21 6,0 15 NA47 29,0 16 NA32 28,6 36 13,5 13 6,4 NA47 6,0 16 NA41 28,5 18 NA41 27,1 40 14,0 11 6,4 NA18 6,0 17 NA21 28,2 21

Số liệu bảng 4.12 cho thấy lượng nhựa của các cây trội đều đạt từ 6,4kg/cây trở lên, và hậu thế của những cây trội này đều có sinh trưởng về đường kính và chiều cao tốt nhất ngưỡng chỉ tiêu chịn lọc hay trị số tham chiều đặt ra. Trong đó nhóm cây trội có lượng nhựa cao 7,0kg/cây/năm gồm 4 cá thể (NA19, NA 14, NA47 và NA21) có thứ hạng sinh trưởng về đường kính là 15,16,34 và 37, về chiều cao là 26, 4, 21, 28 tương ứng.

Trong khi đó cây con của những cây trội này hay gia đình của chúng có thứ hạng sinh trưởng về đường kính gốc là 1,14,16 và 15. Về chiều cao là 6,11,16 và 21 tương ứng trong bảng sinh trưởng nêu trên.

Nhìn chung hầu hết cả cây trội và hậu thế của chúng đều trong tốp đầu thứ hạng về sinh trưởng ngoại trừ NA47 và NA21

Kết quả phân tích ở trên có thể nhận xét sơ bộ rằng, trong số các cây trội được chọn lọc để đáp ứng thỏa mãn các chỉ tiêu chọn giống có thể chọn được 8 cây trội và hậu thế thỏa mãn đáp ứng như cầu đặt ra. Tuy nhiên rất cần kết quả minh chứng từ các khảo nghiệm hậu thế của các cây trội nêu trên.

Như vậy trong nghiên cứu này từ 1836 cá thể thông nhựa trồng tại NGhệ An cũng chỉ có thể chọn lọc được 8 cây trội và hâu thế đáp ứng thỏa mãn yêu cầu đặt ra. Kết quả chọn lọc trên tương ững với cường độ chọn lọc là 0,996 hay tỷ lệ chọn lọc 0,436% tính theo số cây.

Rõ ràng để có nguồn giống tốt, chắc chắn còn phải tiêu tốn nhiều thời gian, công sức và kinh phí. Đó là lý do vì sao cho tới nay công tác giống cây trồng lâm nghiệp luôn đi chậm hơn so với chọn giống cây nông nghiệp ngắn ngày.

Trong lúc chờ kết quả khảo nghiệm hậu thế cúng như những ứng dụng công nghệ sinh học chẳng hạn sử dụng chỉ thị MAS trong chọn giống cây rừng . Việc đánh giá như trên bước đầu có cơ sở cho phép chọn được 8 gia đình của các cây trội có lượng nhựa cao và sinh trưởng đáp ứng yêu cầu.

Điều cú ý cho dù mục tiêu lấy nhựa hay lấy lâm sản ngoài gỗ khác thì lấy gỗ luôn là mục tiêu lâu dài cần tính đến khi kết thúc quá trình khai thác nhựa qua nhiều chu kỳ liên tiếp.

Nói cách khác, kết thúc chu kỳ khai thác nhựa liên tục kéo dài 60 -70 năm ròng, khi đó sinh trưởng đường kính , chiều cao của cây đạt kích thước lớn chắc chắn rất có giá trị kinh tế cho mục tiêu khai thác gỗ xẻ thương mại. Do đó những chỉ tiêu chọn lọc đặt ra về sinh trưởng là có giá trị thực tiễn cả trước mắt và lâu dài.

Chọn lọc gia đình và trong gia đình luôn được các nhà chọn giống quan tâm và nỗ lực thực hiện trong suốt thời gian qua. Nhiều những giống cây rừng đã được đánh giá và chọn lọc và trồng rừng mới đạt hiệu quả kinh tế cao như

nhóm các loài Keo hay Bạch đàn . Thông nhựa là đối tượng trồng rừng truyền thống ,là loài cây chủ lực cho trồng rừng cung cấp gỗ lớn và khai thác nhựa thông có giá trị kinh tế , giữa tạo thu nhập tiền mặt cho các hộ trồng rừng trong suốt thời gian dài chờ đợi cho thu sản phẩm gỗ.

Do đó trồng thử và xây dựng một khảo nghiệm hậu thế các cây trội thông nhựa đã được chọn lọc ở trên là rất cần thiết. Vì thông thường từ kết quả khảo nghiệm hậu thế có thể cho phép đánh giá chọn lọc và xác định chính xác những gia đình nào, những cá thể nào cần tỉa thưa hay loại bỏ tại các rừng giống hay vườn giống. Nói cách khác tỉa thưa di truyền cho các vườn giống chỉ có thể thu được kết quả tốt khi có kết qảu đánh giá qua khảo nghiệm hậu thế từ chính danh sách các gia đình tham gia khảo nghiệm.

Điều chú ý như đã trình bày ở phần trên là chọn giống cây rừng luôn gắn với đối tượng có đời sống rất dài, phần lớn và hoang dã và chưa được thuần hóa như nhiều cây nông nghiệp ngắn ngày. Hơn nữa những cây trội được chọn lọc cũng chỉ có giá trị bên mép của sự xấu nhất, do hậu quả của nhiều chu kỳ khai thác chọn liên tục trong suốt thời gian dài.

Đây là lý do chọn giống cây rừng rất khó đạt được kết quả như mong muốn, thường nhà chọn giống phải rất nỗ lực vượt qua mới có thể hy vọng thu được kết quả. Song sẽ chẳng thu được kết quả gì nếu chỉ trông chờ vào sự kỳ diệu xuất hiện, do đó cần tiến hành chọn lọc sớm những gia đình có triển vọng nêu trên ngay trong giai đoạn vươn ươm.

Trong nghiên cứu này chọn lọc được 8 cây trội và gia đình từ 50 cây trội là cần thiết và quan trọng song vẫn là chưa đủ. Tiếp tục chọn trong các gia đình những cá thể tốt nhất cho trồng thử là cần thiết, có giá trị thực tiễn giúp giảm thiểu chi phí ban đầu tạo cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo.

Kết quả chọn lọc những cá thể có sinh trưởng đường kính và chiều cao vượt ngưỡng 5,8cm và 26,2cm từ 8 gia đình có triển vọng chọn lọc nêu trên được tổng hợp trong bảng 4.13

Bảng 4.13: Sinh trưởng của từng cá thể trong các gia đình có triển vọng

TT NA14 NA18 NA19 NA21 NA31 NA32 NA41 NA47

D H D H D H D H D H D H D H D H 1 9,2 30,3 9,2 31,6 10,0 32,8 9,2 30,3 9,2 30,5 9,2 30,3 9,2 29,8 9,2 29,6 2 9,2 30,6 9,2 33,1 9,7 31,3 9,2 31,3 9,2 32,9 9,0 31,0 9,0 29,2 9,2 32,2 3 9,0 29,6 9,0 32,8 9,7 31,2 9,2 29,4 9,0 32,8 9,0 31,6 9,0 28,6 9,0 30,6 4 9,0 30,8 9,0 31,7 9,7 32,2 9,0 28,5 9,0 31,5 9,0 31,2 9,0 28,8 8,5 30,6 5 9,0 30,7 9,0 32,1 9,5 31,3 9,0 30,9 8,6 30,4 9,0 30,9 8,5 29,8 8,2 30,2 6 8,5 31,6 9,0 32,9 9,5 31,6 8,2 31,5 8,5 30,4 8,4 31,0 8,5 29,7 8,2 31,6 7 …. … … … … … … … … … … … … … … 10 8,2 30,4 8,0 31,1 9,0 32,2 8,0 29,4 8,2 30,6 8,0 31,2 8,0 29,2 8,0 29,5 11 8,0 31,0 8,0 31,5 9,0 32,0 8,0 29,7 8,1 31,3 8,0 31,4 8,0 29,3 8,0 30,3 12 8,0 31,3 8,0 30,9 9,0 31,3 8,0 29,8 8,0 30,5 8,0 31,5 8,0 28,8 8,0 32,3 13 8,0 30,1 8,0 31,8 9,0 32,2 8,0 28,3 8,0 32,1 8,0 32,0 8,0 30,8 8,0 30,6 14 8,0 30,0 8,0 33,2 9,0 31,5 8,0 28,5 8,0 32,6 8,0 32,5 8,0 29,6 8,0 29,6 15 8,0 30,0 8,0 32,3 8,7 31,8 8,0 28,6 8,0 30,5 8,0 31,9 8,0 29,5 8,0 30,2 16 8,0 31,7 8,0 32,7 8,5 32,3 8,0 29,0 8,0 31,4 8,0 31,2 7,7 29,3 8,0 29,2 17 8,0 31,0 7,7 33,3 8,5 31,6 8,0 30,4 8,0 33,3 7,7 30,9 7,5 29,1 7,7 30,3 18 8,0 31,6 7,7 32,7 8,5 32,5 8,0 28,6 8,0 31,4 7,7 31,1 7,0 30,1 7,7 29,5 19 8,0 29,8 7,5 30,9 8,5 32,2 8,0 29,4 7,7 32,7 7,7 30,4 7,0 29,7 7,5 29,5 20 8,0 30,6 7,4 30,9 8,5 30,8 7,7 28,4 7,7 32,3 7,5 31,1 7,0 29,2 7,5 29,1 21 …. … … … … … … … … … … … … … … … 36 6,8 30,8 6,2 31,1 7,3 31,2 6,5 29,5 6,2 30,9 6,5 31,1 6,2 29,8 6,5 31,2 37 6,5 30,2 6,2 33,7 7,3 33,5 6,5 29,0 6,2 31,4 6,3 30,5 6,2 29,1 6,5 28,8 38 6,5 30,3 6,2 31,9 7,3 32,2 6,4 29,6 6,2 32,0 6,2 31,0 6,2 30,0 6,4 29,4 39 6,4 30,7 6,2 31,8 7,0 31,8 6,2 29,7 6,1 32,3 6,2 32,2 6,2 28,4 6,3 30,8 40 6,3 30,0 6,2 30,9 6,9 32,0 6,2 29,8 6,1 32,3 6,2 30,3 6,1 30,1 6,3 29,6 41 6,2 30,6 6,1 31,8 6,8 31,6 6,2 28,8 6,1 30,9 6,2 31,2 6,1 29,1 6,2 29,9 42 6,2 30,5 6,1 31,7 6,7 31,5 6,2 29,6 6,2 31,0 6,1 29,3 6,2 29,7 43 6,2 30,3 6,1 31,8 6,7 31,4 6,2 28,6 6,2 30,5 6,2 30,0 44 6,2 29,7 6,0 31,1 6,7 31,0 6,2 28,6 6,1 31,3 6,2 29,8 45 6,2 32,2 6,0 32,4 6,7 32,5 6,2 29,5 6,2 30,1 46 6,2 29,8 6,0 31,0 6,7 32,5 6,2 30,5 6,1 29,5 … …. … … … … … … … … … … … … … … … 51 6,0 30,2 6,0 30,9 6,5 31,1 6,0 28,8 6,0 29,4 51 6,0 32,0 6,0 31,1 6,5 30,8 6,0 30,6 6,0 29,3 53 6,0 31,7 6,0 31,4 6,5 32,5 6,0 29,3 6,0 30,0 54 6,0 29,8 6,5 32,5 6,0 31,3 6,0 30,6 55 6,0 31,7 6,0 28,4 6,0 30,2 56 6,0 30,0 6,0 29,3 57 6,0 30,7 6,0 31,2 58 6,0 29,8 59 6,0 29,5 TB 7,2 30,5 7,1 31,9 7,9 31,9 7,2 29,5 7,5 31,5 7,4 31,2 7,2 29,6 7,0 30,2

Ghi chú: D: đường kính gốc (mm); H: chiều cao vút ngọn (cm)

Số liệu bảng 4.13 cho thấy số lượng cây con có sinh trưởng vượt ngưỡng trong các gia đình là khác nhau. Trong đó gí đình NA47 có số lượng cây con lớn nhất đạt 59/200 cây, trong khi gia đình NA31 chỉ có 41/200 cây đạt chỉ tiêu về sinh trưởng vượt ngưỡng trị số tham chiếu đặt ra.

Tuy nhiên trị số trung bình về sinh trưởng đường kính gốc và chiều cao của gia đình NA 31 đạt 7,5mm và 31,5 cm, có phần nhỉnh hơn só với gia đình NA47 đôi chút về cùng chỉ tiêu so sánh. Như vậy tuy chọn được số lượng ít hơn song bù lại sinh trưởng trung bình lại trội hơn.

Tỷ lệ chọn lọc chung của 8 gia đình, với 200 cây con được gieo ươm sau 18 tháng tuổi được tổng hợp trong bảng 4.14.

Bảng 4.14: Tỷ lệ cây con được chọn từ những gia đình triển vọng

TT Gia đình Số cây gieo ươm Ngưỡng chọn Số cây chọn Tỷ lệ chọn (%) Lượng nhựa kỳ vọng (kg/cây/năm) D00 (mm) Hvn (cm) 1 NA31 200 6,1 30,2 41 20,5 6,4 2 NA32 200 6,1 30,2 44 22,0 6,4 3 NA41 200 6,1 28,5 42 21,0 6,4 4 NA18 200 6,0 30,8 53 26,5 6,8 5 NA14 200 6,0 29,4 57 28,5 7,0 6 NA19 200 6,4 30,7 54 27,0 7,0 7 NA21 200 6,0 28,2 55 27,5 7,0 8 NA47 200 6,0 29,0 59 29,5 7,0

Số liệu bảng 4.14 và hình 4.10 cho thấy, ngưỡng chọn lọc không có sự chênh lệch lớn, song số lượng cá thể được chọn từ mỗi gia đình lại có sự chênh

lệh đáng kể. Gia đình NA47 có sơ lượng cá thể chọn lọc được gấp 1,4 lần gia đình NA31 có số lượng cá thể chọn lọc thấp nhất.

Tương tự tỷ lệ chọn lọc cũng chênh lệch tương ứng và tăng dần từ 20,5% (NA31) đến 29,5% của gia đình NA47 trong bảng 4.14 và hình 4.10.

Hình 4.10: Tỷ lệ % cây con được chọn lọc từ các gia đình có triển vọng

Điều đáng chú ý là lượng nhựa kỳ vọng từ các gia đình trong các thế hệ tiếp theo có thể thu được khi cây đến kỳ khai thác tương ứng với tỷ lệ phần trăm chọn lọc. Theo đó gia đình có tỷ lệ chọn lọc cao (NA47 đạt 29,5%) có lượng nhựa kỳ vọng tương ứng là 7,0kg/cây/năm, vượt gia đình có tỷ lệ chọn lọc thấp 1,1 lần cùng chỉ tiêu so sánh).

Điều này rất có ý nghĩa và giá trị thực tiễn, nếu các cây trội về lượng nhựa có mối quan hệ với đường kính như trên và hậu thế của chúng cũng lặp lại thì việc chọn lọc gia đình và trong gia đình như kết quả nghiên cứu này là có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.

Số liệu bảng 4.14 và trị số trên biểu đồ hình 4.11 một làn nữa cho thấy, tỷ lệ % cây con có xu hướng tăng theo chiều tăng từ gia đình NA31 đến gia đình NA47, tương ứng với chiều tăng lượng nhựa kỳ vọn của cây trội NA31 đến NA47. Nói cách khác, cây trội có lượng nhựa cao, thu hạt gieo ươm cũng thu được cây con đạt tỷ lệ cao về chỉ tiêu chọn lọc.

Hình 4.11: Tỷ lệ % cây con được chọn và lượng nhựa kỳ vọng

Ngoài ra hình ảnh cây con trong vườn ươm của hình 4.12 cũng cho thấy có một mức độ phân hóa khá mạnh về đường kính và chiều cao của những cá thể trong cùng gia đình có triển vọng, trong khi trị số này của 40 gia đình (bảng 4.8) lại không có sự phân hóa đáng kể.

Hình 4.12: Sinh trưởng của cây con trong các gia đình giai đoạn vườn ươm.

Điều đó rất có ý nghĩa cho chọn lọc những cá thể tốt nhất, đáp ứng được các chỉ tiêu mong muốn đặt ra. Điều gì sẽ xảy ra nếu những cây con trong cùng gia đình không có sự phân hóa? Rõ ràng thật là khó khăn để có thể chọn lọc được cá thể nào trong một quần thể đồng nhất hay không có sự phân hóa. Chẳng hạn như đường kính hay chiều cao cây con trong các gia đình có triển vọng nêu trên.

Trong chọn lọc xuất xứ hay chọn lọc các thể luôn cần có sự phân hóa mạnh mẽ khách quan, điều đó bước đầu cũng tạo sự thuận lợi cho đề tài nghiên cứu này thu được kết quả tốt với độ tin cậy có thể chấp nhận được. Song cũng cần lưu ý một lần nữa rằng kết quả từ khảo nghiệm hậu thế đạt được sẽ đáp ứng thỏa mãn cho những mục tiêu đặt ra, và cũng mở ra nhiều chiều hướng nghiên cứu tiếp theo từ đề tài này trong tương lai gần.

Tóm lại, kếtt quả nghiên cứu trên có thể nghĩ rằng chọn lọc gia đình và trong gia đình cho loài thông nhựa bước đầu thu được kết quả rất khả quan. Từ 40 gia đình có thể cho phép chọn lọc được 8 gia đình có triển vọng về sinh

trưởng và lượng nhựa kỳ vọng, với cường độ chọn lọc là 0,996, tương ứng 0,44% tính theo số cây.

Kết quả chọn lọc gia đình đạt tỷ lệ 20,5; 22,0; 21,0; 26,5; 28,5; 27,0, 27,5; và 29,5% với các gia đình NA31; NA32; NA41; NA18; NA14; NA19; NA21 Và NA47 tương ứng. Tuy nhiên đây mới là kết quả bước đầu, rất cần kết hợp với khảo nghiệm hậu thế để thu được kết qảu chính xác hơn. Song việc chọn lọc gia đình và trong gia đình như trên là có cơ sở và có thể chấp nhận được điều kiện chưa có các nghiên cứu chuyên sâu với thời gian dài hơn.

Mặt khác cải thiện giống cây rừng là quá trình liên tục thường xuyên và không ngừng nghỉ. Do đó việc tiếp tục nghiên cứu chọn lọc đánh giá các gia đình và trong gia đình Thông nhựa nêu trên là hết sức cần thiết. Điều này đặt ra cho các hướng nghiên cứu tiếp theo từ kết quả của đề tài luận văn này.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết luận

Từ các kết quả thu được ở phần trên, có thể cho phép đi đến mọt số kết luận như sau:

1. Có sự chênh lệch đáng kể về sinh trưởng, cây trội: NA01; NA36 và NA01 có trị số lớn nhất về đường kính (39,2cm); về chiều cao (15,5m) và về thể tích (847,2dm2), vượt 1,62; 1,63; và 3,35 lần so với các cây trội: NA46; NA36

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chọn cây trội thông nhựa (pinus merkusii jungh de vriese) và đánh giá sinh trưởng của hậu thế các cây trội ở giai đoạn vườn ươm​ (Trang 70 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)