II/ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG Ở CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
2. Tình hình triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam
2.1. Tình hình chung về hoạt động QLC Lở Việt Nam
Với tinh thần thực hiện “Thập niên chất lượng 1996-2005”, hoạt động quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; dịch vụ hỗ trợ áp dụng HTQLCL được triển khai mạnh theo hướng hội nhập và làm quen với thông lệ quốc tế
* Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động tiêu chuẩn, đo lường chất lượng từng bước được đầu tư, cải thiện.
* Cán bộ ngành được đào tạo, nâng cao trình độ nhằm đáp ứng được yêu cầu công việc mới
* Chất lượng hàng hoá đã được nâng lên đáng kể. Nhiều sản phẩm đã được cấp dấu Phù hơp tiêu chuẩn và nhiều doanh nghiệp đã đạt Giải thưởng Chất lượng
Việt Nam và nước ngoài.
Bảng 3: Số doanh nghiệp được cấp chứng chỉ HTQLCL đến 31/12/2001
ISO 9000 HACCP ISO 14000 SA8000 Tổng số
551 78 25 3 657
Nguồn: Câu lạc bộ ISO 9000
Tính đến tháng 5 năm 2002 đã có trên 800 doanh nghiệp được cấp chứng chỉ, trong đó 488 doanh nghiệp đạt chứng chỉ ISO 9000:1994, 227 doanh nghiệp được cấp chứng chỉ ISO 9000:2000, 32 doanh nghiệp có chứng chỉ ISO 14000, 78 doanh nghiệp được cấp chứng chỉ HACCP, 1 doanh nghiệp đạt chứng chỉ QS 9000 (Nguồn: Trung tâm năng suất chất lượng Việt Nam)
Trong những năm qua hoạt động tiêu chuẩn và chất lượng Việt Nam đã nỗ lực để hoà nhập với khu vực và thế giới. Bằng chứng là năm 1977, Việt Nam được công nhận là hội viên Tổ chức ISO, năm 1989 tham gia Tổ chức quốc tế về Tiêu chuẩn hoá thực phẩm. Trở thành thành viên và tham gia vào Uỷ ban tư vấn về tiêu chuẩn và chất lượng ASEAN – ACCSQ, đang trên đường tham gia vào AFTA, WTO...Điều này đã thúc đẩy quá trình tiêu chuẩn hoá và QLCL ở nước ta theo hướng đổi mới cho phù hợp với kinh tế thị trường, tạo điều kiện tháo gỡ các rào cản, trao đổi kinh nghiệp dễ dàng. Nhiều tiêu chuẩn Việt Nam đã được xây dựng trên cơ sở tham khảo các tiêu chuẩn ISO. Năm 1991-1992 chúng ta đã xây dựng được 213 TCVN hoàn toàn phù hợp với tiêu chuẩn ISO.
ACCSQ được thành lập nhằm thực hiện và thúc đẩy tiến trình thiết lập khu vực Tự do thương mại ASEAN (AFTA) thông qua các biện pháp tháo gỡ, tiến tới xoá bỏ các rào cản kỹ thuật trong thương mại giữa các nước. Tổ chức này đồng thời tạo thuận lợi cho các nước thành viên trao đổi kinh nghiệm và hợp tác với nhau trong hoạt động nhằm không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm của mỗi nước thông qua việc áp dụng các HTQLCL quốc tế.