Điều kiện kinh tế, xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chất lượng nước mặt sông ba chẽ đoạn thuộc huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường​ (Trang 26 - 29)

5. Những đóng góp mới của đề tài

1.2.2. Điều kiện kinh tế, xã hội

1.2.2.1. Dân số và các thành phần dân tộc

- Theo số liệu của Chi cục Thống kê huyện Ba Chẽ (tính đến hết ngày 31/12/2017) huyện có tổng 5.297 hộ dân, với dân số 22.188 người [5].

- Huyện Ba Chẽ gồm 10 dân tộc anh em (Dao, Tày, Kinh, Hoa, Sán Dìu, Sán Chỉ, Nùng, Cao Lan, Mường, Thái) cùng sinh sống tại 74 thôn, khe bản, khu phố thuộc 07 xã và 01 thị trấn trên địa bàn huyện [5].

- Dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ lớn với trên 80,3% (17.828 người), trong đó dân tộc Dao chiếm 44,1%, Kinh 19,6%, Sán Chỉ 18,3%, Tày 16,3%, còn lại là các dân tộc khác [5].

- Huyện có diện tích lớn, nhưng dân số ít nên Ba Chẽ là một trong những huyện có mật độ dân số bình quân thấp nhất tỉnh Quảng Ninh (36,4 người/km2 ); trình độ dân trí không đồng đều [5].

1.2.2.2. Cơ sở hạ tầng

- Tỉnh lộ 329 từ phường Mông Dương - Cẩm Phả đến Thị trấn Ba Chẽ trên 30 km được đầu tư hoàn thiện từ năm 2013, cơ bản thuận lợi cho việc đi lại, giao thương. Hiện các tuyến đường trục chính đến trung tâm các xã, thôn cơ bản được cứng hóa, một số tuyến đang được đầu tư, nâng cấp trong Chương trình xây dựng nông thôn mới [5].

- Hệ thống điện được quan tâm đầu tư, đến năm 2013, 100% số thôn, khu trên địa bàn đều được sử dụng điện lưới Quốc gia [5].

- Hệ thống trụ sở hành chính từ huyện đến xã đều được xây dựng kiên cố, 8/8 xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế, 11/21 trường học đạt chuẩn Quốc gia ở mức độ 1, 73/75 nhà văn hóa thôn, khu được được đầu tư cơ bản kiên cố, khang trang. Năm 2011 được Tỉnh quan tâm đầu tư và công nhận Thị trấn Ba Chẽ là đô thị loại V [5].

- Hiện nay, huyện đã triển khai đầu tư hoàn thiện cụm công nghiệp Nam Sơn với diện tích 50 ha, có cảng thủy nội địa, đường giao thông nối liền với tỉnh lộ 329, hệ thống điện, nước cơ bản thuận lợi cho các doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất tại đây. Đồng thời các quy hoạch trọng điểm, quy hoạch chi tiết cơ bản hoàn thiện và có chất lượng phục vụ tốt cho thu hút đầu tư, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội [5].

1.2.2.3.Hoạt động công nghiệp

- Năm 2018, tình hình sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của huyện duy trì mức tăng trưởng ổn định. Điểm nhấn lớn nhất là Công ty Cổ phần Hoàng Thái đã chạy thử nghiệm kho bảo quản, lưu trữ kết hợp khu xử lý thực phẩm Nam Sơn (nhà máy 2). Đây là tín hiệu vui để Cụm công nghiệp Nam Sơn thu hút thêm doanh nghiệp vào đầu tư trong thời gian tới [20].

- Các cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp hoạt động khá ổn định. Giá trị sản xuất tính đến tháng 10/2019 (theo giá so sánh năm 2010) ước thực hiện 6.410 triệu đồng, lũy kế đạt 57.350 triệu đồng, đạt 52% kế hoạch, bằng 102,3% so với cùng kỳ. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt thấp so với kế hoạch đặt ra là do các nhà máy sản xuất tại Cụm công nghiệp Nam Sơn chưa đi vào hoạt động ổn định theo dự kiến và cam kết của nhà đầu tư; UBND không tiếp tục gia hạn cho Công ty Cổ phần Sơn Hà tận thu cát đá sỏi trên địa bàn; các sản phẩm chủ yếu có sản xuất gạch xi măng, gỗ xẻ, dăm keo duy trì ổn định sản lượng, giá trị các mặt hàng khác đều giảm; sản lượng, giá trị sản phẩm giấy xuất khẩu của Công ty Cổ phần ANT giảm mạnh chỉ đạt 44,2% kế hoạch, sản lượng dăm keo giảm nhẹ so với cùng kỳ bằng 94% cùng kỳ [20].

1.2.2.4. Nông nghiệp

- Trồng trọt: Trong năm 2018, lĩnh vực trồng trọt tiếp tục phát triển khá, tổng diện tích gieo trồng vụ cả năm đạt 2.204,6 ha đạt 104,2% kế hoạch bằng 100,9% cùng kỳ, tổng sản lượng lương thực đạt 6.905,9 tấn, đạt 109,4% kế hoạch, tăng 11,5% cùng kỳ (năng suất lúa đạt 47,4 tạ/ha, sản lượng đạt 4.709 tấn đạt 108,9% kế hoạch, tăng 7,6% cùng kỳ; năng suất ngô đạt 48,1 tạ/ha, sản lượng đạt 2.196,9 tấn đạt 111% kế hoạch, tăng 20,9% cùng kỳ). Công tác hướng dẫn kỹ thuật, khuyến nông được quan tâm chỉ đạo, hệ thống thủy lợi được chú trọng đầu tư [20].

- Chăn nuôi: Tình hình chăn nuôi trên địa bàn được duy trì và phát triển ổn định, không có phát sinh dịch bệnh, theo thống kê tại thời điểm 01/10/2018, cơ bản đàn gia súc, gia cầm phát triển tốt, tiếp tục tăng đàn, nhất là chăn nuôi bò, trâu. Các hộ dân phát triển chăn nuôi lợn, gà theo Dự án phát triển sản xuất (nông thôn mới, chương trình 135) tại các xã: Nam Sơn, Thanh Sơn, Thanh Lâm, Đạp Thanh, Minh Cầm, một số thôn của xã Lương Mông đã nhập đàn về nuôi đang phát triển ổn định [20].

1.2.2.5. Lâm nghiệp

- Năm 2018, huyện đã triển khai 2 mô hình kinh tế lâm nghiệp đem lại hiệu quả cao, có khả năng nhân rộng, là: Hỗ trợ cây sưa trồng xen trong vườn trà hoa vàng (Thanh Lâm, Thanh Sơn) và mô hình trồng thử nghiệm cây cát sâm/tài lệch (Thanh Sơn) [20].

- Sản xuất lâm nghiệp đạt nhiều kết quả tích cực, nhiều mô hình kinh tế lâm nghiệp đem lại hiệu quả cao, có khả năng nhân ra diện rộng. Triển khai chương trình hỗ trợ cây sưa trồng xen trong vườn Trà hoa vàng và mô hinh trồng thử nghiệm cây Cát Sâm (Tài Lệch). Chỉ đạo triển khai nghiệm thu Dự án trồng rừng sản xuất quy mô 55 ha theo chính sách hỗ trợ tại Quyết định số 18/2017/QĐ-UBND của UBND tỉnh [20].

- Tính đến ngày 10/9/2019, toàn huyện trồng mới được 3.075ha rừng, đạt 102,5% kế hoạch, trong đó trồng rừng gỗ lớn hơn 235ha (trong đó: dân trồng 31 ha, doanh nghiệp trồng 204 ha), nâng tỷ lệ che phủ rừng đạt 71,2% (tăng 0,8% so với cùng kỳ), trồng sau khai thác 2.489 ha, trồng mới 338 ha, trồng rừng phòng hộ 13 ha [20].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chất lượng nước mặt sông ba chẽ đoạn thuộc huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường​ (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)