Tăng cường năng lực quản lý trong công tác bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chất lượng nước mặt sông ba chẽ đoạn thuộc huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường​ (Trang 72 - 74)

5. Những đóng góp mới của đề tài

3.4.2. Tăng cường năng lực quản lý trong công tác bảo vệ môi trường

* Đối với nước thải từ các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện

Trên thực tế, các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện Ba Chẽ chủ yếu là trong lĩnh vực sản xuất chế biến dăm gỗ, các sản phẩm từ gỗ, tre, nứa như sản xuất bột giấy, hàng thủ công mỹ nghệ… do khu vực này có nguồn nguyên liệu gỗ dồi dào. Tuy nhiên, đa phần các cơ sở sản xuất chế biến còn nhỏ lẻ, hợp tác xã nông nghiệp chưa được đầu tư hệ thống xử lý nước thải có quy mô đủ đảm bảo xử lý nước thải đạt chất lượng trước khi xả thải ra môi trường (sông Ba Chẽ), do đó gây ra những ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng nước sông.

Để giảm thiểu lượng phát thải và kiểm soát lượng phát thải của các cơ sở sản xuất kinh doanh đòi hỏi trách nhiệm rất lớn của cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh và cấp địa phương.

Các nội dung cần thực hiện:

- Tăng cường đôn đốc việc triển khai thực hiện các quy định của nhà nước đối với hoạt động xả thải của các cơ sở sản xuất kinh doanh (xây dựng trạm xử lý nước thải đảm bảo nước thải được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi xả ra môi trường).

- Thường xuyên kiểm tra hoạt động của hệ thống xử lý nước thải của các cơ sở sản xuất kinh doanh.

- Cần có sự cân nhắc và tính toán khi xây dựng thêm các nhà máy bên cạnh lưu vực sông trong tương lai.

- Xem xét khả năng tái sử dụng nước thải từ các nhà máy cho mục đích tưới tiêu nhằm giảm lưu lượng nước cần xử lý và lưu lượng thải ra lưu vực sông.

- Có quy trình kiểm soát chặt chẽ việc xả thải đánh tránh tình trạng xả thải lén ra môi trường của các nhà máy phân tán.

* Đối với nước thải từ việc phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp

Hiện nay, quanh lưu vực sông Ba Chẽ có hoạt động của cụm công nghiệp Nam Sơn, mặc dù cụm công nghiệp đã được đầu tư xây dựng hoàn thành và đưa vào vận hành trạm xử lý nước thải 2.000m3/ngày đêm, tuy nhiên để đảm bảo chất lượng nước phục vụ mục tiêu cấp nước sinh hoạt giai đoạn 2020-2030 theo Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới vẫn cần quan tâm chú ý tới hoạt động của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

Các nội dung cần thực hiện:

- Cần phải có tính toán đúng khi tỉnh Quảng Ninh muốn phát triển thêm các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung trong lưu vực sông Ba Chẽ sau này. Không tiếp nhận các ngành công nghiệp có các chất ô nhiễm đặc biệt như ngành thuộc da, hóa chất cơ bản, dệt, nhuộm,…

- Xem xét, tính toán khả năng xử lý nước thải của cụm công nghiệp Nam Sơn khi có thêm cơ sở sản xuất kinh doanh mới, đảm bảo khả năng đáp ứng của trạm xử lý.

- Tăng khả năng tái sử dụng nước thải của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, bắt buộc phải có trạm xử lý nước thải công nghiệp phù hợp.

- Quy hoạch các vùng đệm để tiếp nhận và xử lý tiếp nước thải sau xử lý.

* Đối với nước thải sinh hoạt

- Hướng dẫn các cơ sở sản xuất, người dân địa phương sử dụng các phương pháp, công nghệ đơn giản thân thiện với môi trường, cụ thể: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng

đất sét, rơm rạ, xơ dừa, trấu, than xỉ… Ví dụ như giải pháp của tiến sĩ Nguyễn Việt Anh, Đại học Xây dựng Hà Nội: dùng than xỉ làm các vách ngăn trong bể tự hoại, hiệu suất của bể xử lý nước thải được nâng lên rõ rệt với chi phí thấp, cụ thể: Các hộ gia đình chỉ cần xây bể một ngăn lắng và hai ngăn có dòng chảy hướng lên thay cho bể tự hoại truyền thống, theo quy trình này, nước thải không đi qua bể theo chiều ngang mà chuyển động từ dưới lên trên, đi xuyên qua lớp bùn đáy bể, các vi khuẩn kỵ khí có rất nhiều trong lớp bùn cặn đáy sẽ hấp thu, phân hủy chất hữu cơ có trong nước thải, các vách ngăn còn cho phép tăng hệ số sử dụng thể tích bể, tránh được các vùng nước chết, ngăn lọc kỵ khí được bố trí ở cuối bể, tiếp tục lọc các chất lơ lửng và hữu cơ còn trong nước thải, nước thải đầu ra lại được xử lý bằng bãi lọc trồng các loài cây thủy sinh, vì thế chất lượng nước sau xử lý luôn đạt tiêu chuẩn môi trường.

- Đẩy mạnh phối hợp nghiên cứu tìm ra các giải pháp công nghệ tiên tiến, tiết kiệm phù hợp với người dân địa phương, ví dụ: Để giảm thiểu ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt tới môi trường thời gian vừa qua tỉnh Quảng Ninh đã phối hợp với tổ chức JICA (Nhật Bản) nghiên cứu và áp dụng thừ nghiệm phương pháp xử lý nước thải, chất thải bằng công nghệ thân thiện môi trường (Bio-Toilet), sử dụng công nghệ xử lý chất thải dạng khô, hoàn toàn không dùng nước. Chất thải và nước tiểu được đưa vào bể xử lý trộn lẫn với các giá thể và chế phẩm sinh học bằng hệ thống đảo trộn và cung cấp nhiệt lượng. Toàn bộ chất thải gồm nước sẽ được hóa hơi đưa ra ngoài theo hệ thống quạt hút, các chủng vi sinh vật trong giá thể sẽ phân hủy những chất hữu cơ còn lại. Bio-Toilet không gây mùi, không xả thải, không sử dụng nước nên rất tiện lợi, bảo vệ được môi trường không khí, môi trường sống xung quanh, tiết kiệm nguồn nước sinh hoạt. Đặc biệt, sau một quá trình sử dụng sẽ dễ dàng thu hồi chất thải để làm phân bón hữu cơ, phục vụ sản xuất nông nghiệp sạch… Tuy nhiên, giá thành cho việc sử dụng công nghệ này khá lớn, chưa phù hợp với điều kiện của người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chất lượng nước mặt sông ba chẽ đoạn thuộc huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường​ (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)