Hiệu quả xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác đấu giá quyền sử dụng đất ở tại một số dự án trên địa bàn thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc, giai đoạn 2015 2018​ (Trang 75 - 77)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá công tác đấu giá quyền sử dụng đất qua khảo sát ý kiến của người dân

3.3.2. Hiệu quả xã hội

- Thị trường BĐS ở thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc cũng mới chỉ ở giai đoạn đầu của quá trình hình thành và phát triển. Sự ra đời của hình thức đấu giá sẽ góp phần làm sôi động cho thị trường BĐS, thúc đẩy sự phát triển thị trường BĐS ở thành phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc.

- Tạo ra các khu dân cư đồng bộ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đáp ứng được nhu cầu ở của người dân, tạo điều kiện và môi trường sống ổn định, phù hợp với quy hoạch chung.

- Với nguồn thu lớn từ đấu giá quyền sử dụng đất, bên cạnh việc đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng: hệ thống đường giao thông, trường học, bệnh viện, trạm xá, nhà trẻ, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống thuỷ lợi, hệ thống điện, công viên, vườn hoa...

Nguồn vốn huy động được từ đấu giá QSDĐ còn hỗ trợ đắc lực cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề, áp dụng các mô hình sản xuất mới trong nông nghiệp.

Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp mới (trồng rau sạch, chăn nuôi đặc sản…) được phổ biến, chuyển giao rộng rãi đến người nông dân đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho bà con nông dân. Nhiều ngành nghề mới được đầu tư phát triển, ngành nghề thủ công cũng được đầu tư một lượng vốn đáng kể, tạo việc làm cho lực lượng lao động dư thừa tại vùng nông thôn.

- Như vậy, đấu giá quyền sử dụng đất đã góp phần làm phong phú cho hoạt động của thị trường BĐS. Nhà nước tham gia vào thị trường không phải với tư cách nhà quản lý cùng với mệnh lệnh hành chính cứng nhắc (Quyết định giao đất cho ai? Diện tích như thế nào? Mức giá bao nhiêu? Giá tính thuế thế nào?) mà tham gia trực tiếp vào thị trường BĐS với tư cách là một bên đối tác.

Những yếu tố: giá bán mảnh đất, người nhận được quyền sử dụng đất (mua được mảnh đất) sẽ do thị trường và người tham gia quyết định mà Nhà nước không cần can thiệp.

+ Phiên đấu giá đảm bảo tính minh bạch, công khai, thể hiện ở chỗ: Tổ chức đấu giá chuyên nghiệp là tổ chức độc lập với cơ quan Nhà nước, khi tiếp nhận hồ sơ, hay thu phí, nhận tiền đặt cọc của người tham gia đấu giá, ... làm tách biệt, không chịu một sức ép nào từ phía cơ quan Nhà nước, đồng thời, tổ chức đấu giá chịu sự giám sát của cơ quan có thẩm quyền. Như vậy, người thực sự muốn tham gia đấu giá khi đăng ký sẽ yên tâm, có lòng tin, có thể dễ dàng tìm hiểu được thông tin về đấu giá

+ Với giá khởi điểm được công bố trong đấu giá quyền sử dụng đất sẽ loại bỏ tâm lý hoang mang, giao động về giá đất của các chủ thể tham gia thị trường, xoá “giá ảo” về BĐS, góp phần tạo sự bình ổn về giá cả

đất đai, tạo điều kiện cho thị trường BĐS phát triển lành mạnh, bền vững.

+ Với quy định nộp tiền đặt cọc không quá 15% so với giá khởi điểm sẽ hạn chế được những thành phần muốn đẩy giá lên cao trong phiên đấu giá, đồng thời, hướng tới nhu cầu mua đất thật sự của người tham gia.

+ Các cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân thành phố Vĩnh Yên chỉ thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn của mình không phải tổ chức công tác đấu giá quyền sử dụng đất, có nghĩa là chuyển hóa hình thức dịch vụ (đấu giá) tách biệt với việc quản lý Nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác đấu giá quyền sử dụng đất ở tại một số dự án trên địa bàn thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc, giai đoạn 2015 2018​ (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)