Biến độc lập là tổng hợp các biến phổ biến mà nhiều nghiên cứu trước cho rằng có tác động đến thu hút FDI ròng gồm: quy mô thị trường, mức độ lạm phát, giá lao động, cơ sở hạ tầng, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, độ mở nền kinh tế và tỷ giá.
Quy mô thị trường
Quy mô thị trường là yếu tố phản ánh không chỉ tình trạng của nền kinh tế mà còn cho thấy nguồn cầu tiềm năng, vì thế đây là nhân tố quan trọng có thể ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư ngoại quốc. Quy mô thị trường càng lớn đồng nghĩa với việc nhà đầu tư nước ngoài càng có cơ hội tận dụng được lợi thế thị trường lớn của nước sở tại, từ đó tạo nhiều lợi nhuận hơn cho thương vụ của họ. GDP thực là chỉ tiêu thích hợp để đo lường quy mô của một thị trường khi nó đo lường được tổng giá trị các sản phẩm, dịch vụ cuối cùng mà không bị ảnh hưởng bởi yếu tố lạm phát. Số liệu về quy mô thị trường được tổng hợp từ World Bank
GDP thực được tính bằng cách tính tổng số lượng sản phẩm i nhân với giá của sản phẩm đó ở năm gốc
Real GDPt = ∑ Qit x Pi0 Trong đó: Qit: số lượng sản phẩm i tại năm t
Pi0: giá sản phẩm i tại năm gốc
Giả thuyết 1: GDP thực có tác động cùng chiều đến biến FDI
Yếu tố lạm phát
Lạm phát phản ánh mức độ ổn định của nền kinh tế. Khi lạm phát được kiểm soát ở mức tốt, ổn định là nền tảng tạo nên môi trường kinh doanh ổn định. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể giảm thiểu được áp lực từ người bán và áp lực từ khách hàng do không thể tăng giá bán trong khi giá nguyên liệu đầu vào tăng. Bên cạnh đó, khi lạm phát ổn định cũng kích thích niềm tin của người dân vào nền kinh tế dẫn đến tiêu dùng nhiều hơn. Tỷ lệ lạm phát được tính bằng tỷ lệ thay đổi của chỉ số giá tiêu dùng CPI hằng năm. Số liệu được tổng hợp từ World Bank
Lạm phát = CPIt − CPI(t−1)
CPI(t−1) x 100%
Trong đó: CPIt: chỉ số CPI năm tính toán
CPI(t-1): chỉ số CPI nắm trước
Giả thuyết 2: Lạm phát có tác động ngược chiều đến FDI
Giá lao động
Giá lao động trong phạm vi bài nghiên cứu này là chi phí trả cho 1 lao động bao gồm lương và các khoản chi phí ngoài lương trung bình theo năm của các quốc gia theo đơn vị là USD. Giá lao động được tổng hợp và thống kê trên Trading Economics. Chi phí thuê mướn lao động là một loại chi phí đầu vào. Theo lý thuyết, doanh nghiệp luôn muốn tối đa hóa lợi nhuận bằng cách tiết giảm chi phí và tăng doanh thu, sản lượng hàng hóa tạo ra. Chính vì vậy các nhà đầu tư luôn cảm thấy
hứng thú hơn với các quốc gia có giá lao động thấp trong khi năng suất làm việc cao.
Giả thuyết 3: Giá lao động có tác động tiêu cực đến biến FDI
Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố quan trọng hỗ trợ cho quá trình sản xuất, kinh doanh. Chất lượng cơ sở hạ tầng càng tốt, hoạt động sản xuất, kinh doanh càng diễn ra càng thuận lợi và vì thế càng thu hút được sự quan tâm từ các nhà đầu tư nước ngoài. Cơ sở hạ tầng trong bài nghiên cứu được đo lường bằng chỉ số đường dây điện thoại trên 100 người được World Bank thống kê và tổng hợp.
Giả thuyết 4: Cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng tích cực đến biến FDI
Độ mở của nền kinh tế
Độ mở của nền kinh tế đại diện cho mức độ hòa nhập của nền kinh tế với phần còn lại của thế giới. Độ mở nền kinh tế càng cao chứng tỏ chính phủ đang khuyến khích hợp tác với các quốc gia khác, khi đó thuế quan, hạn ngạch và một số các chính sách khác được thiết lập để tạo nên môi trường cạnh tranh công bằng giữa doanh nghiệp ngoại quốc và doanh nghiệp nội địa. Đây chính là lợi thế để các nhà đầu tư FDI tận dụng, phát huy hết thế mạnh của mình, cạnh tranh trên thương trường mới tốt hơn. Độ mở nền kinh tế được tính bằng cách lấy tổng giá trị xuất nhập khẩu chia cho GDP của năm tương ứng. Số liệu độ mở nền kinh tế được tính theo công thức dưới đây dựa trên các số liệu thành phần tổng hợp từ World Bank,
Độ mở nền kinh tế = 𝑋𝑢ấ𝑡 𝑘ℎẩ𝑢+𝑁ℎậ𝑝 𝑘ℎẩ𝑢
𝐺𝐷𝑃
Giả thuyết 5: Độ mở nền kinh tế có tác động cùng chiều biến FDI
Chính sách thuế
Thuế suất thế thu nhập doanh nghiệp là khoản phải nộp bắt buộc cho nhà nước, có thể xem là một loại chi phí của doanh nghiệp. Cũng như giá lao động, doanh nghiệp luôn mong muốn tiết giảm tối đa lượng tiền phải chi ra khi đó mức
thuế suất thấp hợp lý sẽ thu hút các nhà đầu tư FDI. Thuế suất được tổng hợp thông qua Trading Economics
Giả thuyết 6: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp có tác động ngược chiều với biến FDI
Tỷ giá
Tỷ giá được xác định dựa trên sự so sánh đồng nội tệ và USD trên cơ sở tỷ giá niêm yết trung bình trong một năm của mỗi quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tỷ giá càng cao kỳ vọng càng thu hút được nhiều vốn FDI khi giá đầu vào tại quốc gia chủ quản rẻ hơn tương đối so với quốc gia của nhà đầu tư. Đồng thời, tỷ giá chênh lệch tăng tạo khả năng kinh doanh chênh lệch cũng như đem lại thêm được khoản lợi nhuận do đánh giá chênh lệch cho các doanh nghiệp nước ngoài. Số liệu về tỷ giá của các nước được lấy từ AseanStats, trang thống kê của Asean
Giả thuyết 7: Tỷ giá có tác động cùng chiều với biến FDI
Năng suất lao động
Năng suất lao động được xác định dựa trên giá trị sản phẩm mỗi người lao động tạo ra được trong một thời kỳ nhất định, thường được tính cùng thời kỳ với chỉ tiêu GDP. Năng suất lao động càng cao thì giá trị tạo ra càng nhiều đem lại càng nhiều lợi nhuận cho chủ đầu tư. Vì thế các quốc gia có năng suất lao động cao thường trở nên hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư FDI. Năng suất lao động được tính dựa trên công thức sau, và các số liệu trong công thức tính được thu thập thông qua World Bank.
Năng suất lao động = 𝐺𝐷𝑃
𝑆ố 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑙𝑎𝑜 độ𝑛𝑔
Giả thuyết 8: Năng suất lao động có tác động cùng chiều với biến FDI
Rủi ro chính trị
Rủi ro chính trị trong phạm vi nghiên cứu này được hiểu là khả năng kiểm soát tham nhũng. Khả năng này càng cao thì môi trường kinh doanh được tạo ra càng tốt: công bằng, minh bạch hơn, cạnh tranh lành mạnh,… Như thế các
doanh nghiệp sẽ không phải tốn “phí ngoài” để “bôi trơn” nhờ đó doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản chi phí, nâng cao được tỷ lệ sinh lợi. Khả năng kiểm soát tham nhũng được World Bank đánh giá và công bố hàng năm.
Giả thuyết 9: rủi ro chính trị nghịch biến với biến FDI
Bảng 3.1: Bảng tồng hợp mô tả cách tính và kỳ vọng về dấu của các biến
Biến Mô tả Kỳ
vọng Nghiên cứu tham khảo
FDI Tổng vốn đầu tư nước ngoài đầu
tư ròng Log(FDI)
Hong Hiep Hoang
(2012)
Real GDP
Quy mô nền kinh tế được ước lượng bằng cách lấy log(GDP) thực
+
Hong Hiep Hoang
(2012)
Erdal Demirhan và
Mahmut Masca,(2008)
Inf
Lạm phát được ước lượng bằng phần trăm thay đổi của chỉ số giá tiêu dùng hằng năm.
_
Hong Hiep Hoang
(2012)
Erdal Demirhan và
Mahmut Masca,(2008)
Cost Giá lao động được được đo lường
bằng thu nhập trung bình. +
Hong Hiep Hoang
(2012)
Infras
Cơ sở hạ tầng được đo lường bằng số đường dây điện thoại trên 100 người
+ Hong Hiep Hoang
(2012)
Openess
Độ mở của nền kinh tế được tính bằng công thức:
(Xuất khẩu + nhập khẩu)/GDP Lấy log của chỉ số
+
Hong Hiep Hoang
(2012)
Erdal Demirhan và
Tax
Thuế suất thuế thu nhập doanh
nghiệp _
Erdal Demirhan và
Mahmut Masca (2008)
Exchange
Tỷ giá xác định bằng cách so sánh đồng USD với đồng nội tệ, lấy log
của tỷ giá +
Hong Hiep Hoang
(2012)
Erdal Demirhan và
Mahmut Masca (2008)
Productivity
Năng suất lao động được tính bằng công thức:
GDP/ số lượng lao động Lấy log của chỉ số
_
Hong Hiep Hoang
(2012)
Risk
Rủi ro chính trị được đo lường bằng khả năng kiểm soát tham nhũng
+
Hong Hiep Hoang
(2012)