PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến việc thu hút FDI tại các nước đông nam á (Trang 50)

Variable Coefficient Prob

C -10.11326 0.0000 COST 2.50E-06 0.0409 LOG(EXCHANGE) -0.069685 0.0000 INFRAST 0.043379 0.0000 INF 0.029563 0.0017 LOG(REAL_GDP) 0.705243 0.0000 LOG(OPENESS) 0.47461 0.0000 TAX -1.56108 0.0000 R – SQUARED 0.862985 Nguồn: Eviews

Phân tích theo mô hình hồi quy Pool OLS cho thấy Log (fdi) phụ thuộc vào các biến giải thích như sau:

Hệ số hồi quy của biến Cost là 0.00000025 cho thấy biến giá lao động có tác động cùng chiều với lượng đầu tư FDI chảy vào các quốc gia Đông Nam Á. Nếu các yếu tố khác không thay đổi thì khi giá lao động tăng thêm 1% sẽ làm tăng lượng vốn FDI 0.00000025 đơn vị. Kết quả không giống kỳ vọng về dấu ban đầu nhưng phù hợp với kết quả của nghiên cứu thực nghiệm như nghiên cứu của Hoàng Hồng Hiệp (2011). Theo kết quả nghiên cứu của Hoàng Hồng Hiệp yếu tố về giá lao động cũng có biến động cùng chiều với lượng FDI đầu tư vào các nước Đông Nam Á, cụ thể cứ 1% giá lao động tăng thêm sẽ làm tăng dòng đầu tư FDI vào 0.959 đơn vị. Lý giải theo nghiên cứu trên, lý do khiến các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục đầu tư mạnh dù chi phí lao động tăng là do tác động tích cực của việc tăng lương, thưởng cho người lao động ở khu vực Đông Nam Á sẽ dẫn đến hiệu quả về tăng năng suất. Các nhà đầu tư nước ngoài sẵn sàng trả lương, thưởng cao hơn để khuyến khích lao động làm việc có hiệu quả hơn cũng như thu hút lực lượng lao động lành nghề mà theo họ sẽ mang lại nhiều lợi nhuận hơn so với việc tiết

kiệm một ít chi phí “khuyến khích”. Nghiên cứu của Hoàng Hồng Hiệp cũng đã chỉ ra mối quan hệ cùng chiều của giá lao động và năng suất lao động trong khu vực, hệ số tương quan là 1%.

Hệ số hồi quy của biến Log (exchange) là 0.069685 cho thấy biến tỷ giá có tác động tích cực đến việc thu hút FDI. Tỷ giá tăng (đồng tiền nước chủ quản giảm so với đồng USD) 1% giúp tăng lượng FDI 0.069685 đơn vị. Kết quả giống với kỳ vọng dấu ban đầu và tương đương các nghiên cứu tiền lệ như nghiên cứu lý thuyết của Cushman, nghiên cứu thực nghiệm của Jaratin Lily, Mori Kogid, Dullah Mulok, Lim Thien Sang, và Rozilee Asid (2014) về tác động của tỷ giá đến việc thu hút FDI ở khu vực ASEAN. Theo nghiên cứu thực nghiệm, tỷ giá tăng sẽ giúp làm tăng lượng FDI đầu tư vào trong trường hợp các doanh nghiệp này đầu tư với mục đích giảm chi phí, tái xuất khẩu. Khi đồng USD mạnh lên họ - những doanh nghiệp nước ngoài sẽ được giảm một lượng chi phí tương đối cũng như tài sản của công ty tăng thêm nhờ đánh giá chênh lệch tỷ giá tăng. Kết quả cũng đồng thời trùng với kết quả nghiên cứu của PR Bhatt (2008) về các yếu tố tác động đến FDI tại quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn 1993 – 2003. Mô hình được PR Bhatt áp dụng cũng là hồi quy dữ liệu bảng (Pooled OLS) và cho thấy khi đồng nội tệ giảm giá so với USD sẽ là thu hút được nhiều hơn dòng đầu tư vào của FDI. Hệ số hồi quy của biến đại diện cho tỷ giá của nghiên cứu trên là -0.03060 tức nếu đồng nội tệ giảm 1% thì lượng FDI đổ vào các nước Đông Nam Á tăng 0.03060 đơn vị. So sánh với kết quả hồi quy vừa nhận được thì có thể thấy tỷ giá ngày càng trở nên quan trọng hơn trong việc thu hút nhà đầu tư nước ngoài.

Hệ số hồi quy của biến Infrast là 0.043379 cho thấy cơ sở hạ tầng có tác động tích cực đến việc thu hút FDI. Có thể hiểu rằng khi cơ sở hạ tầng được đo lường bằng số lượng đường dây điện thoạt trên 100 người tăng thêm 1% thì FDI đầu tư vào tăng thêm 0.043379. Kết quả tương đương các nghiên cứu tiền lệ như nghiên cứu của Erdal Demirhan và Mahmut Masca (2008), Rehman và Ilyas (2011) và giống kỳ vọng dấu ban đầu. Kết quả hồi quy cũng cho thấy tác động của cơ sở hạ tầng không ảnh hưởng nhiều đến lượng FDI được đầu tư vào các nước Đông Nam Á như kết quả của nghiên cứu của Cas Michiels (2018): chất lượng cơ sở hạ tầng được

đo lường bằng số lượng đường dây điện thoại không thể hiện tác động rõ rệt đến việc đầu tư FDI trong bối cảnh của Ấn Độ cũng là một quốc gia đang phát triển như hầu hết các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Theo nghiên cứu của Cas Michiels, cở sở hạ tầng có thể được đo lường bằng nhiều đại lượng khác như chi phí vận tải, chi phí sử dụng nhiên liệu (điện, nước,…), số người sử dụng internet,… và ở quốc gia đang phát triển nói chung và Ấn Độ nói riêng thì cơ sở hạ tầng đo lường bằng sự phát triển của cơ sở hạ tầng vận tải có ảnh hưởng rõ rệt cũng như tác động tương đối khá hơn đến việc thu hút FDI so với chỉ tiêu đường dây điện thoại trên 100 người như nhiều nghiên cứu sử dụng. Tuy vậy, vẫn không thể phủ nhận sự phát triển cơ sở hạ tầng sẽ là nền tảng giúp không chỉ hoạt động kinh doanh mà còn giúp hoạt động marketing trở nên dễ dàng hơn và nhờ đó thu hút được nhiều vốn FDI.

Hệ số hồi quy của biến Inf là 0.029563 cho thấy lạm phát có tác động cùng chiều với FDI. Tức khi lạm phát tăng thêm 1% thì lượng FDI đầu tư vào tăng thêm 0.029563 đơn vị. Kết quả hồi quy không giống kỳ vọng ban đầu nhưng đây cũng là kết quả hợp lý, giống một số nghiên cứu như nghiên cứu của Anitha (2012) khi nghiên cứu đề tài tương tự tại Ấn Độ trong giai đoạn 2008 – 2012. Theo kết quả quan sát và kết quả tham khảo từ nghiên cứu trước có thể lý giải do lượng vốn FDI phụ thuộc nhiều hơn vào các biến số khác hơn là vào tỷ lệ lạm phát. Kết quả trên cũng giống với kết quả nghiên cứu của Hira Aijaz Ahmed Siddiqui, Vesarach Aumeboonsuke (2014) có nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI trong phạm vi 5 quốc gia Đông Nam Á (Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines). Dữ liệu nghiên cứu trong phạm vi từ 1986 đến 2012 và kết quả hồi quy mô hình cho thấy tín hiệu tích cực của lạm phát lên FDI là hiện tượng tồn tại trong thời gian ngắn do giá hàng hóa tăng đem lại lợi nhuận nhiều hơn cho nhà sản xuất. Vì thế, trong ngắn hạn lạm phát là yếu tố thúc đẩy doanh nghiệp FDI đầu tư. Có thể kết luận tác động tích cực của lạm phát đến việc thu hút FDI chỉ tồn tại trong ngắn hạn và không có sức ảnh hưởng lớn.

Hệ số hồi quy của biến Log (real_gdp) là 0.705243 cho thấy quy mô thị trường có tác động tích cực đến việc thu hút FDI. Kết quả có nghĩa là nếu GDP thực tăng 1% thì FDI đầu tư vào các quốc gia Đông Nam Á tăng 0.705243 đơn vị. Kết

quả tương đương các nghiên cứu tiền lệ như nghiên cứu của Erdal Demirhan và Mahmut Masca (2008), Hoàng Hồng Hiệp (2011), Owen C.H.Ho… và giống kỳ vọng dấu ban đầu. GDP thực càng lớn chứng tỏ quy mô thị trường càng lớn càng có nhiều cơ hội kinh doanh sinh lợi và nhờ đó các nhà đầu tư FDI càng dễ có quyết định đầu tư vào các nước trong khối ASEAN hơn.

Hệ số hồi quy của biến Log (openess) là 0.474461 cho thấy biến độ mở nền kinh tế có tác động tích cực đến việc thu hút FDI. Độ mở tăng 1% giúp tăng lượng FDI 0.474461 đơn vị. Kết quả tương đương các nghiên cứu tiền lệ như nghiên cứu của Chakrabati (2001), Paulo Elicha Tembe (2012) … Một nền kinh tế mở sẽ tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh hơn cho doanh nghiệp FDI và tất yếu được nhà đầu tư ngoại ưa chuộng hơn hết. Tại một nền kinh tế có độ mở cao các điều kiện về gia nhập ít hơn, các rào cản thấp hơn, bên cạnh đó các doanh nghiệp FDI cũng được hưởng nhiều ưu đãi nhất định hỗ trợ cho quá trình hoạt động của họ tại nước sở tại, nhờ vậy họ có thể tiết kiệm được nhiều chi phí, nhiều thủ tục rườm rà khiến tỷ suất sinh lợi bị giảm sút. Thông qua kết quả hồi quy cũng có thể thấy độ mở nền kinh tế là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến lượng FDI đầu tư vào giai đoạn 2010 – 2016 như kết quả nghiên cứu của Paulo Elicha Tembe (2012) trong bối cảnh của Mozambique nói riêng và các quốc gia đang phát triển nói chung: độ mở nền kinh tế Mozambique và các nước đang phát triển cũng là một trong những yếu chủ chốt trong việc thu hút nguồn vốn FDI vào quốc gia đang phát triển này.

Hệ số hồi quy của biến Tax là -1.561048 cho thấy biến đại diện cho thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ảnh hưởng tiêu cực đến việc thu hút FDI. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tăng 1% làm giảm lượng FDI 1.561048 đơn vị. Kết quả hồi quy giống với kỳ vọng ban đầu và giống với kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Lackson Daniel Mudenda (2015). Nghiên cứu cũng cho kết quả hệ số của biến Tax là -1.015, nếu xét về số tuyệt đối thì cũng là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến lượng FDI đầu tư vào trong nước. Từ đây có thể thấy các doanh nghiệp FDI rất nhạy cảm với thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, sự thay đổi nhẹ trong chính sách thuế sẽ tác động rất lớn đến quyết định đầu tư, tiếp tục đầu tư hay chuyển

hướng đầu tư của các doanh nghiệp FDI vào khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng.

Trong tất cả các biến quan sát, biến Tax tác động mạnh nhất đến lượng vốn FDI chảy vào các quốc gia ASEAN trong giai đoạn 2010 – 2016, tiếp sau là biến Log(real_gdp) và thứ ba là Log(openess). Vậy ba yếu tố thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, quy mô thị trường và độ mở nền kinh tế là ba yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến việc thu hút FDI vào các nước Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Ba biến ít ảnh hưởng nhất là năng suất lao động, rủi ro chính trị và giá lao động.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

Nghiên cứu nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút vốn FDI vào các nước Đông Nam Á trong giai đoạn 2010 – 2016 theo phương pháp phân tích hồi quy dữ liệu bảng. Kết quả cho thấy FDI đầu tư vào các quốc gia khối ASEAN chịu ảnh hưởng tích cực bởi quy mô thị trường, cơ sở hạ tầng, tỷ giá, độ mở nền kinh tế, giá lao động và có ảnh hưởng tiêu cực bởi yếu tố thuế. Yếu tố lạm phát tuy kết quả cho thấy tác động cùng chiều song hệ số nhỏ cho thấy sức ảnh hưởng không đáng kể đồng thời thời gian nghiên cứu ngắn nên có thể giai đoạn nghiên cứu là giai đoạn tạm thời khi biến lạm phát có tác động tích cực trước khi chuyển sang giai đoạn tác động tiêu cực đến lượng FDI đầu tư vào khu vực ASEAN.

Yếu tố có tác động mạnh nhất đến lượng FDI đầu tư vào chính là chính sách thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp. Các nhà đầu tư nước ngoài nhạy cảm với lượng thuế phải đóng và có xu hướng tìm đến các quốc gia có chính sách thuế tương đối nhẹ hơn so với quốc gia của họ, nhờ vậy họ có thể có tỷ lệ sinh lợi tốt hơn. Yếu tố quy mô thị trường được đo lường bằng GDP thực của quốc gia có tác động mạnh thứ hai. Quy mô thị trường càng lớn sẽ càng có nhiều cơ hội cho doanh nghiệp FDI đầu tư, cạnh tranh hơn và tiềm ẩn nguồn cầu dồi dào từ các quốc gia đông dân, đang phát triển như đại đa số các nước ở khu vực Đông Nam Á. Yếu tố có tác động mạnh thứ 3 là độ mở nền kinh tế. Độ mở nền kinh tế có thể ví như cánh cổng nhà, cổng mở càng lớn càng dễ bước vào và chính vì thế các doanh nghiệp FDI càng bị thu hút mạnh hơn. Đồng thời ở quốc gia mở rộng giao thương ắt có nhiều chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích luồng vốn từ bên ngoài, sẽ tạo được cho doanh nghiệp FDI nhiều lợi thế hơn khi cạnh tranh cùng các quốc gia nội địa cũng như phát huy được hết thế mạnh của chính mình.

Yếu tố về tỷ giá tác động ở mức trung bình. Các công ty đa quốc gia sẽ chú trọng việc kinh doanh sinh lợi từ hoạt động chính nhiều hơn quan tâm đến khả năng sinh lợi từ tỷ giá. Nhưng quốc gia có tỷ giá ổn định hoặc đồng nội tệ của nước nhận đầu tư đang cho chiều hướng giảm so với USD cũng là một yếu tố đang lưu tâm của doanh nghiệp FDI. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh có thể được nâng cao

nhờ tiết kiệm được các khoản chi phí đầu vào: chi phí được tiết kiệm không phải do giá đầu vào giảm mà do USD có giá trị hơn nên cần ít USD hơn trong việc chi trả chi phí đầu vào. Ngoài ra tỷ giá tăng có thể mang lại cho doanh nghiệp FDI khoản lợi nhuận từ đánh giá lại tài sản và cơ hội kinh doanh ngoại hối nhờ chênh lệch giá, tạo thêm nguồn thu, nguồn lực hỗ trợ cho quá trình kinh doanh và phát triển.

Ba yếu tố ít tác động đến FDI nhất là giá lao động, lạm phát và cơ sở hạ tầng. Có thể thấy được trong giai đoạn hiện nay các quốc gia Đông Nam Á đã mất đi thế mạnh về lao động giá rẻ, hay nói cách khác là hiện nay các nhà đầu tư nước ngoài đã sẵn sàng chi trả mức giá lao động cao hơn để kích thích năng suất lao động của lực lượng công nhân viên. Cơ sở hạ tầng được đo lường bằng đường dây điện thoại trên 100 người cho thấy sức ảnh hưởng tương đối thấp do chưa phản ánh được đầu đủ các yếu tố khác liên quan đến cơ sở hạ tầng nhưng cũng cho thấy tác động tích cực đến việc khuyến khích FDI. Lạm phát cũng tương tự như 2 yếu tố vừa nêu rằng tác động của nó rất thấp và chỉ cho thấy ảnh hưởng tích cực trong thời gian ngắn hạn trước khi chuyển sang giai đoạn khác như một số nghiên cứu đã chỉ ra.

5.2. KHUYẾN NGHỊ

Từ kết luận rút ra sau quá trình nghiên cứu, để thu hút được nhiều vốn FDI phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế, các quốc gia Đông Nam Á có thể cân nhắc, điều chỉnh 6 yếu tố gồm: thuế, quy mô thị trường, độ mở nền kinh tế, tỷ giá, cơ sở hạ tầng và lạm phát được sắp xếp theo thứ tự mức ảnh hưởng từ cao đến thấp đối với FDI.

Chính sách thuế là yếu tố quan trọng cần được quan tâm nhằm thu hút vốn FDI vào khu vực. Không nhất thiết phải thay đổi hoàn toàn thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, các quốc gia có thể giữ nguyên mức thuế suất như hiện nay song cần có nhiều chính sách ưu đãi về thuế hơn cho doanh nghiệp FDI. Đối với một số ngành nghề nhất định, tùy đặc điểm, mục tiêu phát triển của mỗi nước có thể ưu đãi thuế cho nhà đầu tư FDI, khuyến khích họ tăng cường phát triển lĩnh vực mà chính phủ mong muốn. Đối với các doanh nghiệp không chuyển hoặc chuyển một phần nhỏ lợi nhuận về nước cũng có thể được hưởng ưu đãi do lợi

nhuận khi được giữ lại càng nhiều, nguồn lực về vốn tại quốc gia nhận đầu tư càng tăng cao. Như vậy khu vực Đông Nam Á được củng cố nguồn lực để phát triển mạnh mẽ hơn mà vẫn mang lại lợi ích cho bên đầu tư. Bên cạnh đó, trong thời gian tương lai cũng cần phải bổ sung, chỉnh sửa, thay đổi chính sách thuế cho phù hợp với điều kiện, tình hình kinh doanh chung. Mỗi thời kỳ đều có đặc điểm kinh tế khác nhau, thuận lợi và khó khăn khác nhau vì thế chính sách thuế cũ có thể không còn phù hợp trong thời đại mới nữa mà cần được tu chỉnh cho phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến việc thu hút FDI tại các nước đông nam á (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)