IV. Rút kinh nghiệm
CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm
- Kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của việc sử dụng Bản đồ tư duy như là công cụ hỗ trợ dạy và học chương Động học chất điểm lớp 10- ban cơ bản mà đề tài luận văn đã đặt ra nhằm góp phần nâng cao chất lượng nắm vững kiến thức của học sinh.
- Xử lý, phân tích kết quả bài kiểm tra để đánh giá khả năng ghi nhớ, nắm vững kiến thức của học sinh khi sử dụng Bản đồ tư duy trong quá trình học tập, từ đó rút ra những kết luận nhằm cải tiến và khắc phục những thiếu sót chưa phù hợp với tiến trình dạy học.
3.2. Đối tượng và phương pháp thực nghiệm sư phạm 3.2.1. Đối tượng thực nghiệm sư phạm 3.2.1. Đối tượng thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm sư phạm được tiến hành với học sinh khối 10 trường THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q11, TPHCM.
-Lớp thực nghiệm (TN) là 10A3 -Lớp đối chứng (ĐC) là 10A5
Sự lựa chọn này là dựa vào kết qủa tuyển sinh đầu vào lớp 10 của trường. Kết quả học tập môn vật lý của học sinh hai lớp 10A3 và 10A5.
Bảng 3.1. Kết quả học tập môn vật lý ở lớp 9 của học sinh hai lớp 10A3 và 10A5.
Lớp Giỏi Khá T.bình Yếu
Đối chứng 10A5RR(49) 2 24 22 1
Thực nghiệm 10A3(48)
1 20 25 2
Bảng thống kê trên cho thấy chất lượng học tập bộ môn vật lí của học sinh hai lớp tương đương nhau.
3.2.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Cách thức và nội dung thực nghiệm được tiến hành dạy song song cho hai lớp thực nghiệm và đối chứng.
- Ở lớp đối chứng: sử dụng phương pháp dạy học truyền thống.
- Ở lớp thực nghiệm: sử dụng công cụ Bản đồ tư duy trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học. Cụ thể cách thực hiện như sau
a. Bài học xây dựng kiến thức mới
Ở nhà:
- Học sinh được yêu cầu chuẩn bị bài bằng cách đọc trước bài và vẽ một Bản đồ tư duy cho bài mới. Tùy theo trình độ, khả năng mỗi Bản đồ tư duy của học sinh sẽ mang nhiều ý nghĩa khác nhau.
Ở lớp:
- Giáo viên: chuẩn bị sẵn Bản đồ tư duy cho bài học, dùng giấy và nam châm che các nhánh của Bản đồ tư duy, khi dạy đến đâu sẽ bỏ giấy ra đến đó để học sinh theo dõi, hệ thống. Nếu bài học ít kiến thức, giáo viên có thể chia bảng thành hai phần, phần ghi chép và phần vẽ lần lượt hoàn thành Bản đồ tư duy.
- Học sinh: trên bàn có sẵn Bản đồ tư duy, sách, vở ghi chép. Giáo viên giảng đến đâu, học sinh sẽ ghi chép và bổ sung hoàn chỉnh vào Bản đồ tư duy của mình.