CHƯƠNG 2 SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM” VẬT LÝ 10 THPT
2.4.1. Minh họa sử dụng Bản đồ tư duy trong bài học xây dựng kiến thức mớ
Bài: Chuyển động cơ - Lớp 10 ban cơ bản
I. Mục tiêu
- Nêu được định nghĩa về: chất điểm, chuyển động cơ, quỹ đạo chuyển động. - Nêu được ví dụ về : chất điểm, chuyển động, vật mốc, mốc thời gian. - Phân biệt hệ tọa độ và hệ quy chiếu, thời điểm và thời gian.
2. Về kỹ năng
- Xác định được vị trí của một điểm trên một quỹ đạo cong hoặc thẳng.
- Vẽ Bản đồ tư duy để phân tích đề bài và làm các bài toán về hệ quy chiếu, đổi mốc thời gian. - Vẽ Bản đồ tư duy thể hiện các khái niệm và mối quan hệ giữa chúng.
- Vẽ Bản đồ tư duy ôn tập Bài 1.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Bản đồ tư duy bài Chuyển động cơ.
2. Học sinh
- Bản đồ tư duy bài học.
III. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định tổ chức lớp. 2. Nội dung bài giảng.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
I. UChuyển động cơ. Chất điểm
-Hãy nhắc lại khái niệm chuyển động cơ đã được học ở lớp 8.
-Hãy tìm từ khóa trong khái niệm chuyển động cơ và hoàn chỉnh vào Bản đồ tư duy.
-Giả sử, lúc này có một xe ô tô 50 chỗ đang chạy trên đường ngang qua lớp học. Ngồi trong lớp, nhìn qua cửa em có thấy chiếc xe ô tô không?
-HS trả lời
-Từ khóa là: sự thay đổi vị trí theo thời gian.
-HS chỉnh sửa Bản đồ tư duy của mình
-HS 1: nhìn thấy phần đầu xe. -HS 2: nhìn thấy phần đuôi xe. -Vì khoảng cách từ HS đến xe nhỏ
-Vì sao lại có sự khác biệt đó?
-Bây giờ, nếu nhìn lên trời quan sát máy bay đang bay, ta có thấy máy bay không?
-Vậy khi nào một vật chuyển động được coi là một chất điểm?
-Hãy tìm từ khóa trong khái niệm chất điểm và hoàn chỉnh vào Bản đồ tư duy.
-Khi ta đi trên cát, nhìn lại ta sẽ thấy gì? -Đường đó ta gọi là quỹ đạo.
-Hãy phát biểu khái niệm quỹ đạo và tìm từ khóa để hoàn chỉnh Bản đồ tư duy.
nên HS sẽ thấy từng bộ phận khác nhau của xe.
-Thấy máy bay rất nhỏ, nếu nó bay rất cao thì như một chấm nhỏ. -HS trả lời.
-Từ khóa là: kích thước cùa nó nhỏ so với quãng đường.
-Học sinh chỉnh sửa Bản đồ tư duy của mình.
-Nhìn thấy dấu chân mình sẽ tạo thành một đường.
-HS thực hiện yêu cầu.
II. UCách xác định vị trí của vật trong không gian
-Từ trường về nhà các em xa hay gần? -HS 1: xa -HS 2: gần
-Dựa vào đâu để biết xa hay gần?
-Các độ dài cần so sánh đều được đo từ nhà trường đến nhà bạn nào đó. Vậy nhà trường là một mốc để ta so sánh độ dài, ta gọi nhà trường trong trường hợp này là vật làm mốc.
-Độ dài từ trường về nhà được đo bằng dụng cụ gì?
- Hãy phát biểu khái niệm vật làm mốc và thước đo và hoàn chỉnh Bản đồ tư duy.
-Hãy cho biết bạn lớp phó đang ngồi ở đâu?
-Nếu ta lấy bàn đầu dãy bàn bên phía bàn giáo viên làm mốc thì ta có thể xác định được vị trí của tất cả các bạn ngồi ở dãy bàn phía bàn giáo viên này không? Bằng cách nào?
-Nếu ta chọn hai đường Ox dọc theo các bàn và Oy dọc theo vị trí trong bàn vuông góc với nhau tạo thành một hệ trục tọa độ vuông góc(gọi tắt là hệ tọa độ). Điểm O là gốc tọa độ.
-Muốn xác định vị trí điểm M trên hệ tọa độ ta làm thế nào?
-Xa hay gần là do so sánh độ dài quãng đường từ trường về nhà.
-Được đo bằng thước.
-HS trả lời và hoàn chỉnh Bản đồ tư duy.
-HS trả lời: bạn ấy ngồi ở bàn cuối lớp, thứ 2 tính từ đầu ban, dãy bàn bên phía bàn giáo viên. -Xác định được, bằng cách xác định bạn ấy ngồi bàn thứ mấy, ngồi vị trí nào trong bàn.
-Hai tọa độ xRMR và yRMRlà hai đại lượng đại số.
-Hãy nêu cách xác định vị trí vật trong không gian và hoàn chỉnh Bản đồ tư duy.
-Chọn chiều dương trên các trục Ox và Oy.
-Chiếu vuông góc điểm M xuống hai trục tọa độ.
-HS thực hiện yêu cầu
III. UCách xác định thời gian trong chuyển động
-Lớp ta vào lớp lúc 7 giờ, bây giờ là 7 giờ 30 phút. Vậy lớp ta đã học được bao lâu?
-7 giờ là mốc thời gian, dựa vào đó để ta xác định được thời gian đã trôi qua.
-Mốc thời gian là gì?
-Tại sao phải chỉ rõ mốc thời gian và dùng dụng cụ gì để đo thời gian trôi đi kể từ mốc thời gian?
- Lớp ta vào lớp lúc 7 giờ, kết thúc tiết học lúc 7 giờ 45 phút . Hãy phân biệt thời điểm và thời gian trong ví dụ trên?
-Đã học được 30 phút.
-Mốc thời gian là thời điểm ta bắt đầu đo thời gian.
-Chỉ rõ mốc thời gian để mô tả chuyển động của vật ở các thời điểm khác nhau, dùng đồng hồ để đo khoảng thời gian.
- 7 giờ, 7 giờ 45 phút là thời điểm; từ 7 giờ đến 7 giờ 45 phút tức là
tiết học dài 45 phút, vậy thời gian là 45 phút.
IV. UHệ quy chiếu
-Hãy nêu các yếu tố trong một hệ quy chiếu?
-Phân biệt hệ tọa độ và hệ quy chiếu? Tại sao phải dùng hệ quy chiếu?
U
-HS trả lời.
-Hệ tọa độ chỉ là một thành phần của hệ quy chiếu.
-Hệ tọa độ chỉ cho phép xác định vị trí của vật. Hệ quy chiếu cho phép xác định không những tọa độ mà còn xác định được thời gian chuyển động của vật, hoặc thời điểm tại một vị trí bất kì.
3. Củng cố - dặn dò
-Bài tập về nhà: bài 7, 8 trang 11 SGK.
IV. Rút kinh nghiệm
2.4.2. Minh họa sử dụng Bản đồ tư duy trong bài học luyện tập giải bài tập vật lý
Bài dạy: Bài tập về chuyển động thẳng biến đổi đều-lớp 10 Ban cơ bản
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức
- Củng cố các biểu thức: gia tốc, vận tốc,
- Trình bày được phương pháp giải một bài toán về động học chất điểm - Biết cách viết biểu thức vận tốc từ đồ thị vận tốc – thời gian và ngược lại.
- Biết dùng Bản đồ tư duy để phân tích đề bài và giải được bài toán đơn giản về chuyển động thẳng biến đổi đều.
2. Về kỹ năng
- Vẽ Bản đồ tư duy mô tả đề bài, phân tích được đề bài từ Bản đồ tư duy.
- Giải bài tập đơn giản về chuyển động thẳng, chuyển động thẳng biến đổi đều theo đúng phương pháp.
II.Chuẩn bị
1. Giáo viên
Thiết kế giáo án bài tập.
2. Học sinh
Ôn tập về chuyển động thẳng biến đổi đều
III.Tiến trình lên lớp
1. Ổn định tổ chức lớp. 2. Nội dung bài giảng.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Cho học sinh ôn lại kiến thức về chuyển động thẳng biến đổi đều bằng Bản đồ tư duy (hình 2.7)
+ Khái niệm chuyển động thẳng biến đổi đều + Phân biệt chuyển động nhanh dần đều và
chuyển động chậm dần đều
+ Các công thức chuyển động thẳng biến đổi đều
- Hướng dẫn phương pháp giải bài tập bằng Bản đồ tư duy (hình 2.8)
U
+Bài 12/22 SGK
-Hãy tóm tắt đề bài 12a/22 bằng Bản đồ tư duy.
-Dựa vào Bản đồ, hãy tìm những công thức liên quan để có thể tính gia tốc a.
-Giáo viên cho cả lớp nhận xét kết quả. - Hãy tóm tắt đề bài 12b/22 bằng Bản đồ tư duy.
-Dựa vào kết quả câu a, ta có được tính chất của chuyển động là gì? đại lượng nào không thay đổi?
- Dựa vào Bản đồ, hãy tìm những công thức liên quan để có thể tính quãng đường s? -Giáo viên cho cả lớp nhận xét kết quả.
U
+Bài 15/22 SGK
-Hãy tóm tắt đề bài 15/22 bằng Bản đồ tư duy và thực hiện bài giải.
-Học sinh tiến hành làm bài,đưa ra kết quả.
-Chuyển động là nhanh dần đều, gia tốc a có giá trị không đổi.
-Học sinh lựa chọn một trong hai công thức đưa ra và tiến hành làm bài, đưa ra kết quả.
-Giáo viên cho cả lớp nhận xét kết quả và đưa ra nhận xét cuối cùng.
U
+Bài I.9a,b/28 SBT -Đây là dạng toán gì?
-Dựa vào Bản đồ tư duy hãy cho biết dạng toán lập phương trình chuyển động của vật chuyển động thẳng đều có mấy bước? mục đích các bước để làm gì?
-Hãy tóm tắt đề bài I.9a/28 và thực hiện bài giải.
-Giáo viên cho cả lớp nhận xét kết quả và đưa ra nhận xét cuối cùng.
- Dựa vào Bản đồ tư duy hãy cho biết dạng toán hai vật chuyển động thẳng đều gặp nhau có mấy bước?
-Hãy tóm tắt đề bài I.9a/28SBT và thực hiện bài giải.
-Học sinh tiến hành làm bài,đưa ra kết quả.
Bài 15b/22 SGK
-Học sinh lựa chọn một trong hai công thức đưa ra và tiến hành làm bài, đưa ra kết quả.
-Dạng toán lập phương trình chuyển động và gặp nhau của hai vật chuyển động thẳng đều.
- Dạng toán lập phương trình chuyển động của vật chuyển động thẳng đều có 4 bước:
+Bước 1: chọn chiều dương để suy ra giá trị v. +Bước 2: chọn gốc tọa độ để suy ra giá trị xR0R. +Bước 3: chọn gốc thời gian để suy ra giá trị tR0R. +Bước 4: thay các giá trị trên vào phương trình chuyển động x=xR0R+v(t-tR0R).
-Học sinh tiến hành làm bài, đưa ra kết quả.
- Dạng toán hai vật chuyển động thẳng đều gặp nhau có 3 bước:
+Bước 1: lập phương trình chuyển động của hai vật.
+Bước 2: cho xR1R=xR2
+Bước 3: giải phương trình xR1R=xR2R, tìm t và các yêu cầu của đề bài.
-Giáo viên cho cả lớp nhận xét kết quả và đưa ra nhận xét cuối cùng.
3. Củng cố – dặn dò
- GV tổng kết các dạng toán về chuyển động thẳng biến đổi đều.
- Nêu lại phương pháp giải từng dạng cụ thể. - Giao bài tập về nhà
- Làm bài 12;13;14 T22 SGK 3.12;3.13;3.14 T15 SBT