Giải pháp cụ thể tại thành phố Uông Bí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước mặt tại các sông trên địa bàn thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh giai đoạn 2015 2019​ (Trang 73 - 82)

5. Những đóng góp mới của đề tài

3.5.2. Giải pháp cụ thể tại thành phố Uông Bí

3.5.2.1. Giải pháp về xã hội hóa môi trường

a/ Giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng

- Đẩy mạnh các chiến dịch tuyên truyền về môi trường, đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, đơn giản dễ hiểu, lấy nòng cốt là các đoàn thể, cán bộ công tác xã hội ở các phường xã, các doanh nghiệp...

- Phổ biến chính sách, chủ trương, pháp luật và các thông tin về môi trường và phát triển bền vững đến từng cấp lãnh đạo chính quyền địa phương và các cơ quan xí nghiệp. - Giáo dục môi trường cấp cơ sở, chú trọng đến giáo dục môi trường cho các cấp học

sinh trên địa bàn, đây là hình thức tuyên truyền phổ biến có tính chiến lược lâu dài thông qua hệ thống giáo dục, mang lại hiệu quả cụ thể cho hiện tại và các thế hệ tương lai.

b/ Giải pháp đầu tư và chế tài hành chính

- Có một nguồn kinh phí nhất định lấy từ quỹ bảo vệ môi trường của tỉnh, thành phố để hỗ trợ cho các hoạt động xã hội về bảo vệ môi trường ở các địa phương.

- Đầu tư xây dựng các công trình vệ sinh công cộng, các khu vệ sinh cho công nhân khai thác mỏ... Cảnh cáo nghiêm khắc các hành vi gây mất vệ sinh môi trưởng công cộng, thành phố có thể chủ động xây dựng các chế tài xử phạt nghiệm, đúng mức mọi vi phạm.

c/ Xây dựng các mô hình điển hình về bảo vệ môi trường trong quần chúng - Phát hiện các mô hình, điển hình tiên tiến trong các hoạt động bảo vệ môi trường để phổ biến, nhân rộng, xây dựng các giải thưởng môi trường.

- Các doanh nghiệp trên địa bàn có thể đưa nội dung bảo vệ môi trường vào cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng tập thể lao động giỏi và vào tiêu chuẩn xét khen thưởng.

3.5.2.2. Giải pháp về tổ chức quản lý

Nâng cao vai trò quả lý nhà nước về bảo vệ môi trường, năng lực giám sát và cưỡng chế việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ quan chuyên ngành, chính quyền nhân dân địa phương.

| Tăng cường quản lý chất thải trong sinh hoạt dân cư và chất thải công nghiệp, xây dựng hệ thống thu gom và xử lý chất thải đô thị, chất thải công nghiệp.

Để bảo vệ môi trường cần thực hiện công tác quản lý môi trường trên nguyên tắc “Người gây ô nhiễm môi trường phải chịu trách nhiệm cho việc giải quyết ô nhiễm đó”. Cụ thể là:

- Người gây ô nhiễm phải trả tiền. - Người được hưởng lợi về môi trường cũng phải đóng góp về kinh tế.

- Khuyến khích, khen thưởng các cơ sở sản xuất thực hiện tốt biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường.

| Để thực hiện nguyên tắc trên một cách hiệu quả UBND thành phố Uông Bí, phòng Tài nguyên Môi trường và các tổ chức chính quyền cần phối hợp thành lập ban thanh tra giám sát các nhà máy, xí nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh để xử lý nghiêm khắc các xí nghiệp,

nhà máy, các cơ sở sản xuất thủ công,... thải chất thải độc hại vào môi trường. Các tổ chức này cần kiểm tra, giám sát thường xuyên việc thực các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm được cam kết trong báo cáo ĐTM và bản đăng ký chất lượng môi trường, trong luận chứng kinh tế kỹ thuật, nếu đơn vị nào vi phạm cần xử phạt nghiêm khắc theo quy định.

Thành phố Uông Bí cần tăng cường bổ sung thêm lực lượng có trình độ quản lý môi trường các cấp xã, phường.

Bên cạnh việc tăng cường về mặt nhân lực, cần tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị cần thiết phục vụ theo dõi, giám sát môi trường. Đồng thời tạo điều kiện triển khai nghiên cứu các đề tài, đề án có ý nghĩa ứng dụng trong việc xử lý các chất gây ô nhiễm.

Công tác quản lý môi trường có liên quan đến nhiều các cơ quan chức năng, các ban ngành, do vậy cần phải có sự phối hợp chặt chẽ trong vấn đề quản lý môi trường.

3.5.2.3. Giải pháp về khoa học, công nghệ

Nhằn giảm thiểu, kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường, hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ môi trường trên địa thành phố Uông Bí phải tập trung vào giải quyết những vấn đề cấp bách sau:

- Xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường, đánh giá và dự báo diễn biến môi trường trên phạm vi toàn thành phố.

- Nạo vét định kỳ hệ thống các sông để tăng hiệu quả tiêu thoát nước và xử lý nước thải. - Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ kinh tế và quy hoạch khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

- Nghiên cứu công nghệ xử lý chất thải công nghiệp phù hợp và có hiệu quả cao. - Nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý rác thải và sử dụng môn phế thải sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh.

- Nghiên cứu chế phẩm vi sinh dùng trong sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi, hoá chất BVTV thích hợp cho các vùng nông nghiệp chuyên canh.

Hiện nay các dây truyền công nghệ, quy trình, phương tiện sản xuất của hầu hết các nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn thành phố Uông Bí chưa hiện đại, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Do đó, để có môi trường sống trong lành, đảm bảo, yêu cầu các cơ sở sản xuất phải đầu tư lắp đặt quy trình công nghệ sản xuất, công nghệ xử lý các chất thải mới (rắn, lỏng, khí) nhằm hạn chế tài lượng và nồng độ các chất thải gây ô

nhiễm xuống mức cho phép trước khi đưa vào môi trường.

- Đối với các khu đô thị yêu cầu phải xây dựng hệ thống thu gom nước thải riêng biệt và lắp đặt Trạm xử lý nước thải tập trung. Thành phố đang tiến hành quy hoạch và xây dựng hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt tách biệt với hệ thống thoát nước mưa. Mặt khác, tiến hành xây dựng các Trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung để giảm thiểu áp lực lên chất lượng nước mặt – nơi tiếp nhận nước thải chính của Thành phố.

Bảng 3.4. Vị trí, công suất dự kiến của các Trạm xử lý nước thải sinh hoạt của Thành phố

STT Tên trạm Khu vực xử lý Công suất

(m3/ng.đ) 1 Khu vực 1 Phường Quang Trung, phường Thanh Sơn 11.000 2 Khu vực 2 Phường Nam Khê, phường Trưng Vương 3.500

3 Khu vực 3 Phường Yên Thanh 6.500

3.5.2.4. Giải pháp về nguồn lực Về nguồn lực kinh tế

Thực hiện sử dụng ngân sách nhà nước cho bảo vệ môi trường một cách có hiệu quả. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nói chung, thành phố Uông Bí nói riêng, việc sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường đã dần quan tâm đến bảo vệ tài nguyên nước mặt, tuy nhiên hiệu quả mang lại cũng không cao. Để có thể đánh giá chất lượng nước mặt, hàng năm cần phải bố trí kinh phí quan trắc để kịp thời có biện pháp bảo vệ. Cần có các cơ chế khuyến khích, mời gọi các nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực xử lý nước thải. Thực hiện xã hội hóa trong công tác BVMT, có kế hoạch thu phí xả nước thải trên địa bàn thành phố.

Về nguồn nhân lực:

Địa phương cần ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực bảo vệ môi trường, khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân tham gia đào tạo nguồn nhân lực bảo vệ môi trường.

Phòng Giáo dục và đào tạo Thành phố lập kế hoạch lồng ghép giáo dục về BVMT vào các cấp học phổ thông để trang bị ý thức cho thế hệ tương lai.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

Uông Bí có nguồn tài nguyên nước mặt khá dồi dào, trên địa bàn có các thủy vực lớn có vai trò chính là cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, phục vụ sinh hoạt, điều hòa không khí như: Sông Sinh, sông Vàng Danh, sông Uông...Tổng lượng nước mặt thành phố Uông Bí khoảng 306,08Wnm phân bố không đồng đều cả về thời gian và không gian.

Trong những năm qua hoạt động phát triển kinh tế - xã hội tại thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh không ngừng gia tăng, bộ mặt thành phố có nhiều đổi mới, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Bên cạnh các kết quả tích cực mang lại cũng xuất hiện các tác động tiêu cực đến các thành phần môi trường, đặc biệt là môi trường nước mặt. Một số nguyên nhân chính tác động xấu đến chất lượng nước mặt được xác định như: Chất thải từ hoạt động sinh hoạt của con người tổng lượng thải của khu đô thị và dân cư toàn thành phố Uông Bí đến năm 2020 ước tính là 19.551,955 m3/ngày.đêm, tương đương với 7.136.463,575 m3/năm., nước thải trong chăn nuôi (lợn, trâu, bò) với tổng lượng nước thải 6.000 m3/ngày.đêm, chất thải từ hoạt động canh tác (Sử dụng phân, hóa chất BVTV không đúng quy định), chất thải từ hoạt động công nghiệp (khai thác khoáng sản, nhiệt điện) khoảng 50.000 m3/ngày.đêm.

Hiện trạng nguồn nước mặt thành phố Uông Bí đã có dấu hiệu ô nhiễm bởi các chất hữu cơ. Kết quả phân tích và đánh giá cho thấy chất lượng nước tại sông Sến có mức độ ô nhiễm nghiêm trọng nhất có các thông số vượt giới hạn cho phép như BOD5 cao hơn 1,3 – 2,7 lần, COD cao hơn 1,5 – 2,1 lần, tuy nhiên đang được cải thiện mùa khô năm 2019 đã nằm trong giới hạn cho phép . Chất lượng nước các thủy vực đều nằm trong giới hạn cho phép.

Kết quả đánh giá bằng chỉ số WQI cho thấy: chất lượng nước mặt tại sông Sến ở mức độ xấu dao động từ 37-50, tuy nhiên đang được cải thiện, mùa khô năm 2019 WQI đạt 51 và ở mức trung bình. Chất lượng nước tại các thủy vực còn lại ở mức trung bình dao động từ 51-75.

Qua kết quả đánh giá chất lượng môi trường nước mặt tại các thủy vực chính trên địa bàn thành phố, đề tài đã đề xuất một số giải pháp để phát triển và bảo vệ tài nguyên nước mặt một cách có hiệu quả như: Thực hiện các quy định mới, áp dụng giải pháp về kinh tế - kỹ thuật, tuyên truyền nâng cao nhận thức, tăng cường xây dựng nguồn lực.

Bên cạnh các kết quả đã đạt được, đề tài vẫn tồn tại một số vấn đề như sau:

- Bước đầu chỉ tập trung đánh giá được chất lượng nước mặt tại một số thủy vực chính trên địa bàn Thành phố. Số lượng kết quả thu thập còn hạn chế, phân tán, chưa

chi tiết so với quy mô các thủy vực.

- Các nguồn gây ô nhiễm chỉ được đánh giá ở mức độ khái quát, các chỉ tiêu phân tích với số lượng hạn chế.

- Nguồn số liệu thu thập chưa thực sự đầy đủ để có cái nhìn tổng quát hơn về chất lượng tài nguyên nước mặt thành phố Uông Bí.

5.2. KIẾN NGHỊ

- Tăng cường tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng, đặc biệt tới các trường học trong việc bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên nước mặt.

- Bước đầu xử lý các cơ sở, trang trại, sau đó đến cá nhân có hành vi xả chất thải gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Đồng thời khuyến khích áp dụng và xây dựng các mô hình công nghệ sản xuất thân thiện không gây ô nhiễm môi trường.

- Tăng cường ngân sách cho sự nghiệp bảo vệ môi trường, tiếp tục triển khai các chương trình, dự án đã mang lại hiệu quả cao có tác động tích cực đến chất lượng nước mặt: Nạo vét lòng sông, lòng suối định kỳ hàng năm, đẩy mạnh xây dựng hệ thống thu gom và trạm xử lý nước thải tập trung tại các phường, xã.

- Lậ p kế hoạch hỗ trợ người dân thực hiện áp dụng các biện pháp xử lý chất thải phát sinh như: Xây dựng mô hình ủ phân 2 ngăn, sử dụng chế phẩm sinh học.

- Thông báo công khai các báo cáo, kết quả đánh giá chất lượng nước mặt của các thủy vực đến cộng đồng dân cư.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2004), Báo cáo diễn biến môi trường nước ở Việt Nam

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), QCVN 08-MT:2015/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia năm 2012 - Môi trường nước mặt

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020

5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2017), Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia năm 2017 – Quản lý chất thải

6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2018), Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia năm 2018 – Môi trường nước các lưu vực sông.

7. Cục Quản lý tài nguyên nước (2010), Tài nguyên nước trong tình hình thế giới biến đổi tại http://dwrm.gov.vn/index.php/vi/news/Nhin-ra-The-gioi/tai-nguyen-nuoc-trong- tinh-hinh-the-gioi-bien-doi-1163/. Truy cập ngày 19/5/2020.

8. Cục Quản lý tài nguyên nước (2015), Quản lý tài nguyên nước để phát triển bền vững tại http://dwrm.gov.vn/index.php/vi/news/Hoat-dong-cua-Cuc-Tin-lien- quan/nguon-nuoc-viet-nam-va-moi-lien-quan-den-cac-nuoc-co-chung-nguon-nuoc- 191/. Truy cập ngày 19/5/2020.

9. Cục Quản lý tài nguyên nước (2015), tài nguyên nước Việt nam - những vấn đề đặt ra đối với việc tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tài nguyên nước tại http://dwrm.gov.vn/index.php?language=vi&nv=news&op=Hoat-dong-cua-Cuc-Tin- lien-quan/Dan-kho-vi-nuoc-ho-o-nhiem-3960. Truy cập ngày 19/5/2020.

10. Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA và Bộ tài nguyên môi trường (2011), Báo cáo Dự án Tăng cường năng lực quản lý môi trường nước lưu vực sông.

11. Luật Bảo vệ môi trường (2014). 12. Luật Tài nguyên nước (2012)

13. Nguyễn Minh Quý (2018), Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường nước tỉnh Thái Nguyên. Luận văn thạc sĩ trường Đại học Khoa hoc - Đại học Thái Nguyên 14. Nguyễn Thanh Tùng (2016), Đánh giá chất lượng nước mặt và đề xuất giải pháp quản lý

tại huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Luận văn thạc sĩ Học viện Nông nghiệp Việt Nam 15. Tổng cục môi trường (2011), Báo cáo diễn biến môi trường vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc giai đoạn 2006 – 2011

16. Tổng cục môi trường (2019), Quyết định về việc ban hành hướng dẫn tính toán và công bố chỉ số chất lượng nước Việt Nam (VN_WQI).

17. Ủy ban nhân dân thành phố Uông Bí 2013, Báo cáo Quy hoạch bảo vệ môi trường thành phố Uông Bí đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

18. Ủy ban nhân dân thành phố Uông Bí, 2015 Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Uông Bí năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

19. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh (2016), Quy hoạch Tài nguyên nước tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, đinh hướng đến năm 2030.

20. Ủy ban nhân dân thành phố Uông Bí (2019), Báo cáo công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố năm 2019

21. Ủy ban nhân dân thành phố Uông Bí (2019), Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế xã hội năm 2019

22. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh (2018), Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Ninh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước mặt tại các sông trên địa bàn thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh giai đoạn 2015 2019​ (Trang 73 - 82)