Các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước mặt tại các sông trên địa bàn thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh giai đoạn 2015 2019​ (Trang 30 - 33)

5. Những đóng góp mới của đề tài

1.4.2 Các nguồn tài nguyên

1.4.1.5.Tài nguyên đất

Theo số liệu thống kê diện tích đất đai ngày 01/01/2019 cho thấy tổng diện tích tự nhiên của Thành phố Uông Bí là 25.630,77 ha, trong đó: đất nông nghiệp là 17.620,10ha; đất phi nông nghiệp là 5.768,46ha; 2.242,21ha là đất chưa sử dụng [18].

Theo Báo cáo Quy hoạch bảo vệ môi trường thành phố Uông Bí đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, đất đai của thành phố được chia thành 7 nhóm, 8 đơn vị đất và 11 đơn vị đất phụ sau:

1. Nhóm đất mặn (Salic fluvisols: FLs): Nhóm này có 01 đơn vị đất phụ: Đất mặn sú vẹt glây nông (Mm-gl): hình thành từ sản phẩm phù sa sông, biển được lắng đọng trong môi trường nước biển, phân bố tại các xã, phường như Phương Nam, Phương Đông, Điền Công, Yên Thanh, Quang Trung, Trưng Vương.. [17]

2. Nhóm phèn mặn - SM: nhóm này có 01 đơn vị đất: Đất phèn hoạt động mặn glây nông (SiM-g)l: có diện tích 1603,87 ha, được phân bố tại các xã phường: Điền Công, Phương Nam, Phương Đông, Yên Thanh, Quang Trung, Trưng Vương. [17]

3. Nhóm đất phù sa - P: nhóm đất này có 3 đơn vị đất sau:

* Đất phù sa không được bồi có tầng loang lổ: có diện tích 357,98 ha, được phân bố tại các phường: Phương Nam, Phương Đông, Nam Khê, Trưng Vương, Quang Trung, Thanh Sơn, Yên Thanh. [17]

* Đất phù sa không được bồi có tầng loang lổ glây nông: có diện tích 374,89 ha, được phân bố tại các phường Yên Thanh, Trưng Vương, Quang Trung. [17]

* Đất phù sa không được bồi có tầng loang lổ glây sâu: có diện tích 53,21 ha, được phân bố tại phường Nam Khê. [17]

4. Nhóm đất xám: nhóm đất này có 01 đơn vị đất: Đất xám điển hình sẫm màu:

có diện tích 413,27 ha, được phân bố tại Phương Nam, Phương Đông, Thanh Sơn, Yên Thanh.. [17]

5. Đất đỏ vàng: nhóm đất này có 3 đơn vị đất sau:

* Đất đỏ vàng đá lẫn sâu: có diện tích 10491,78 ha, được phân bố tại xã Thượng Yên Công, phường Vàng Danh, Bắc Sơn. [17]

* Đất vàng nhạt đá sâu: có diện tích 5351,28 ha, được phân bố tại các xã phường Thượng Yên Công, Phương Đông, Thanh Sơn, Quang Trung, Bắc Sơn, Trưng Vương, Nam Khê, Vàng Danh. [17]

* Đất vàng nhạt đá lẫn sâu: có diện tích 478,21 ha, được phân bố tại phường Phương Đông, Thanh Sơn, Quang Trung.. [17]

1.4.1.6.Tài nguyên nước

Tài nguyên nước của thành phố Uông Bí có từ các nguồn nước mặt, nước ngầm. Chế độ thuỷ văn của Uông Bí chịu ảnh hưởng trực tiếp của biên độ giao động thuỷ triều trung bình 0,6 m.

- Nguồn nước mặt: Có 3 con sông chính chảy qua địa bàn Thành phố là sông Đá Bạc, sông Uông, sông Sinh. Ngoài ra còn hệ thống sông suối, kênh mương và hồ đập cung cấp nước cho toàn Thành phố. Nước trên sông Vàng Danh cung cấp cho nhà máy nước Lán Tháp. Nước sông Uông được khai thác để cung cấp riêng cho nhà máy điện Uông Bí. Nước từ hồ Yên Lập TP. Hạ Long dẫn bằng kênh N2, chạy qua phường Nam Khê, Quang Trung, Trưng Vương cung cấp cho nhà máy nước Đồng Mây.

Như vậy, nguồn nước mặt của Uông Bí khá phong phú do hệ thống sông suối chảy từ núi cao xuống sông Đá Bạc, tuy nhiên hệ thống sông suối phần lớn là sông nhỏ, diện tích lưu vực hẹp, nguồn nước đang bị cạn dần và có dấu hiệu ô nhiễm do khai thác than lộ thiên, nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp,...

- Nguồn nước ngầm: Do địa hình dốc, nguồn nước ngầm hạn chế, mạch nước sâu từ 18-20m. Hiện nay nước ngầm chỉ dùng cho sinh hoạt là chủ yếu nhưng cũng phải qua xử lý bể lọc mới sử dụng được ví dụ như 3 giếng khoan ở Vàng Danh.

Nhìn chung nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt, sản xuất công nghiệp và nông nghiệp ở Uông Bí rất hạn chế, đặc biệt rất khó khăn vào mùa khô. Trong thời gian tới cần có biện pháp cải tạo, xây dựng các công trình dự trữ nước mưa, phủ xanh đất trống, bảo vệ rừng và đưa nước ngọt từ nơi khác đến để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.

1.4.1.7.Tài nguyên rừng

Thành phố Uông Bí có diện tích rừng khá lớn, năm 2011, diện tích rừng đạt 13.380,4ha chiếm 52,2%. Rừng Uông Bí chủ yếu là rừng nghèo, đây là loại rừng đã được khai thác nhiều lần, vì vậy chất lượng rừng kém, trữ lượng rừng đạt khoảng 50- 70m3/ha. Rừng đạt tiêu chuẩn khai thác không đáng kể, chủ yếu là các loại rừng gỗ, tre,

nứa hỗn giao; tuy nhiên vẫn có một số loại gỗ quý hiếm như lát hoa, lim xanh, sến, táu,...(riêng Yên Tử có 8 loại có giá trị).

Ngày 26/9/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 1671/QĐ-TTg thành lập Khu rừng Quốc Gia Yên Tử thuộc loại khu rừng lịch sử - văn hóa - môi trường trong hệ thống các khu rừng đặc dụng Việt Nam. Rừng Yên Tử có tổng diện tích 2.783 ha, trong đó 2.060,3 ha là rừng tự nhiên có hệ động thực vật vô cùng đa dạng và phong phú. Quyết định trên có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan môi trường cũng như bảo tồn và phát triển nguồn gen động thực vật quý hiếm, bảo vệ sự đa dạng sinh học; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân trong vùng bằng các hoạt động lâm nghiệp, nông nghiệp bền vững, dịch vụ du lịch sinh thái – văn hóa…

1.4.1.8.Tài nguyên khoáng sản

Than đá là nguồn khoáng sản lớn nhất của Uông Bí, tổng diện tích dành cho khai thác than là trên 1.516ha. Sản lượng khai thác than hiện nay trên vùng Yên Tử, Vàng Danh đạt hơn 5 triệu tấn/năm. Công nghiệp khai thác, chế biến than là ngành công nghiệp chủ đạo đóng góp rất lớn cho phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Bảng 1.3. Tài nguyên khoáng sản của thành phố Uông Bí

TT Tài nguyên Đơn vị Trữ lượng Tiềm năng Địa điểm

1 Than đá Triệu tấn 300 500 Vàng Danh, Thượng Yên Công, Phương Đông, Thanh Sơn, Bắc Sơn 2 Đá vôi Tr.m3 28-30 45 Phương Nam, Phương Đông, 3 Đất sét Tr.m3 20-22 30 Thanh Sơn, Thượng Yên Công 4 Cát xây dựng Tr.m3 5-10 20 Phương Đông, Thanh Sơn 5 Nhựa thông Tấn 550-600 650 Phương Đông, Bắc Sơn, Trưng

Vương, Nam Khê

6 Gỗ các loại 1.000m3 847 Khoanh nuôi Rừng phía Bắc Thành phố

Nguồn: Quy hoạch phát triển công nghiệp thành phố Uông Bí giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2025 (2011)

Ngoài than đá, Uông Bí còn có khả năng khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng (đá, cát, sỏi, xi măng, vôi, gạch, ngói ở các phường xã như Phương Nam, Thượng Yên Công, Quang Trung, Vàng Danh,...) cung cấp nhu cầu về vật liệu xây dựng cho địa bàn Thành phố và các vùng lân cận.

Đá vôi với trữ lượng 28 - 30 triệu m3 phân bố chủ yếu ở Phương Nam (nhà máy xi măng Lam Thạch hiện có công suất 1,1 triệu tấn xi măng/năm; khai thác đá với quy mô lớn công suất 1.500m3/năm); sản xuất gạch tuynel của Công ty cổ phần Xây dựng Quảng Ninh công suất 20 triệu viên/năm; tại xã Thượng Yên Công có tiềm năng về đất sét với diện tích khoảng 50 ha ở khu Khe Giang, sét ở đây có chất lượng tốt, có thể sản xuất được gạch ngói cao cấp; cát xây dựng trữ lượng 5-10 triệu m3 phân bố chủ yếu ở Thanh Sơn và Phương Đông, nhựa thông có trữ lượng 550-600 tấn chủ yếu ở Phương Đông, Bắc Sơn, Trưng Vương, Nam Khê...

Khoáng sản, đặc biệt là than đá đóng góp rất lớn cho phát triển kinh tế, xã hội của thành phố Uông Bí. Tuy nhiên việc khai thác khoáng sản, chế biến khoáng sản cũng như hoạt động của nhiều nhà máy, xí nghiệp liên quan đến nguồn tài nguyên này đã đang gây ra tác động đến môi trường và sẽ gây ra rất nhiều áp lực đến môi trường của thành phố Uông Bí.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước mặt tại các sông trên địa bàn thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh giai đoạn 2015 2019​ (Trang 30 - 33)