Phương hướng giải quyết kế toán nghiệp vụ giao dịch đổi quảng cáo lấy quảng cáo:

Một phần của tài liệu Bàn về Kế toán doanh thu, thu nhập từ cung cấp dịch vụ Quảng cáo trực tuyến theo Chuẩn mực & Chế độ Kế toán Việt Nam hiện hành (Trang 26 - 28)

quảng cáo lấy quảng cáo:

Trước hết, ta hãy tham khảo kinh nghiệm đi trước của các nước có nền kinh tế phát triển.Tại Mỹ, Ban xử lý các vấn đề phát sinh của Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính (EITF) hướng dẫn kế toán ghi nhận doanh thu với giao dịch trên như sau:

Theo thông báo số 99-17 của EITF “Accounting for Advertising Barter Transactions” (EITF 99-17), giá trị hợp lý của quảng cáo đem trao đổi là có thể xác định được nếu trước đấy doanh nghiệp đã tiến hành bán quảng cáo (tương tự về vị trí, kích thước, thời gian tồn tại..) lấy tiền với một đối tượng khác, trong một giao dịch ngang giá. Tuy nhiên, giao dịch này không được diễn ra trước quá sáu tháng so với giao dịch đổi quảng cáo lấy quảng cáo. Giá trị của giao dịch bán quảng cáo lấy tiền xảy ra sau thời điểm “đổi quảng cáo lấy quảng cáo” cũng không được sử dụng làm cơ sở để tính giá trị hợp lý. Thêm vào đấy, công ty chỉ ghi nhận doanh thu quảng cáo đổi quảng cáo tối đa bằng tổng giá trị của giao dịch bán quảng cáo lấy tiền đã được dùng làm cơ sở để tính giá trị hợp lý.

Các hướng dẫn trong EITF 99-17 thực sự vẫn chưa giải quyết được hoàn toàn những vấn đề đã nêu ở phần thực trạng.

Ta hãy xem xét giải pháp sau:

Trước tiên mỗi DN sẽ tính toán DT, thu nhập từ dịch vụ quảng cáo mà mình cung cấp theo một trong các cách sau:

Tính theo số lượt truy cập website: Mặc dù giá trị của các trang web đến nay vẫn chưa có tổ chức nào đứng ra định giá, nhưng gần như mọi trang web đều có thống kê về số lượng người truy cập vào. Như vậy, nếu căn cứ theo số lượng người truy cập để tính giá trị của giao dịch, DN sẽ đặt một mức giá cố định cho một lần truyền phát QC (tương đương với một lượt truy cập).

CCDV QC QC QC

Tính theo số lần nhấn QC: DN đặt một mức giá cố định cho một lần nhấn vào QC, đồng thời đặt bộ đếm số lần nhấn vào banner, logo QC, text link…

DT, thu nhập từ CCDV QC = số lần nhấn QC x giá một lần nhấn vào QC. Việc xác định giá một lần truyền phát QC hoặc giá một lần nhấn vào QC có thể tính theo mức giá chung trên thị trường. Ví dụ: 100đ/lần truyền phát QC, 160đ/lần nhấn QC. Đối với cách tính như vậy, ta đã bình quân hoá và coi như sự khác biệt giữa các đối tượng truy cập hoặc giữa các đối tượng nhấn QC cũng như tác dụng của QC đối với các đối tượng khác nhau là không quá lớn.

Ngoài ra, DN cũng có thể dựa vào vị trí, kích thước, sức gây chú ý của QC (QC tĩnh, QC bằng hình động, QC trượt theo trang…) để đưa ra mức giá phù hợp. Mức giá này có thể dựa trên hoạt động CCDV QCTT đã thực hiện trước đó.

Việc xác định giá trị của các QC trao đổi giữa các bên có thể tính theo các cách khác nhau song nên tính cùng phương pháp, việc đó sẽ đảm bảo cho việc ghi nhận DT, thu nhập và chi phí một cách hợp lý.

Giao dịch đổi QC lấy QC trong trường hợp này là một trao đổi không tương tự, trong khi đó, các công ty tham gia thực hiện giao dịch lại không hề có sự giao dịch về tiền tương ứng với giá trị phần chênh lệch của các QC trao đổi. Do đó, sau khi đã xác định được giá của các QC trao đổi, kế toán xác định phần chênh lệch giữa giá trị của hai QC trao đổi và ghi nhận là chi phí khác hoặc thu nhập khác

Các bút toán ghi nhận như sau:

Nếu DT từ CCDV QCTT lớn hơn chi phí bỏ ra để đặt QC trên website khác: Đối với DN chuyên doanh QCTT:

Nợ TK 641: Chi phí đặt QC trên website khác Nợ TK 811: Phần chênh lệch thu chi

Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (phương pháp khấu trừ thuế) Có TK 511: DT từ CCDV QCTT

Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp (phương pháp khấu trừ thuế)

Nợ TK 641: Chi phí đặt QC trên website khác Nợ TK 811: Phần chênh lệch thu chi

Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (phương pháp khấu trừ thuế) Có TK 711: DT từ CCDV QCTT

Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp (phương pháp khấu trừ thuế)

Nếu DT từ CCDV QCTT nhỏ hơn chi phí bỏ ra để đặt QC trên website khác: Đối với DN chuyên doanh QCTT:

Nợ TK 641: Chi phí đặt QC trên website khác

Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (phương pháp khấu trừ thuế) Có TK 511: DT từ CCDV QCTT

Có TK 711: Phần chênh lệch thu chi

Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp (phương pháp khấu trừ thuế)

Đối với DN không chuyên doanh QCTT:

Nợ TK 641: Chi phí đặt QC trên website khác

Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (phương pháp khấu trừ thuế) Có TK 711: DT từ CCDV QCTT + Phần chênh lệch thu chi

Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp (phương pháp khấu trừ thuế)

Tuy các bút toán ghi nhận cuối cùng không ảnh hưởng đến lợi nhuận của DN nhưng chúng phản ánh đúng tính chất nghiệp vụ và phù hợp với chuẩn mực kế toán VN hiện hành.

Một phần của tài liệu Bàn về Kế toán doanh thu, thu nhập từ cung cấp dịch vụ Quảng cáo trực tuyến theo Chuẩn mực & Chế độ Kế toán Việt Nam hiện hành (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w