Nguyên nhân gây ô nhiễm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá diễn biến chất lượng nước mặt hồ yên trung, thành phố uông bí giai đoạn 2015 2019 (Trang 68 - 70)

5. Những đóng góp mới của đề tài

3.3 Nguyên nhân gây ô nhiễm

Qua diễn biến đánh giá chất lượng nước mặt hồ Yên Trung bằng phương pháp quan trắc môi trường và phương pháp chỉ số CLN WQI từ năm 2015 – 2019 có thể nhận định một số nguyên nhân chính gây suy giảm chất lượng nước hồ như sau:

a. Nguyên nhân khách quan

- Đối với thông số Hg: hàm lượng có xu hướng tăng tuy nhiên vẫn nằm trong GHCP của QCVN 08-MT:2015/BTNMT cột B2, tuy nhiên hàm lượng thấp không đáng ngại. Nguyên nhân là do đặc điểm cấu tạo địa hình khu vực hồ Yên Trung nằm trên địa tầng chứa than của vòng cung Đông Triều trải dài từ khu vực Đông Triều đến khu vực thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh đây cũng là bể than lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Đặc điểm các tầng chứa than thường chứa các muối kim loại khi ở điều kiện nhất định có tiếp xúc với oxy trong không khí hoặc nước sẽ phân tách tạo thành các gốc axit và các kim loại. Do đó, không chỉ có hồ Yên Trung mà các hồ trong khu vực qua kết quả quan trắc hàng năm trong Báo cáo tổng hợp kết quả quan trắc môi trường tỉnh Quảng Ninh đều bị ảnh hưởng của hàm lượng kim loại nặng trong đó có thủy ngân.

b. Nguyên nhân chủ quan

Nguồn gây ô nhiễm chủ yếu cho nước mặt hồ Yên Trung được xác định do hoạt động của con người. Các nguồn thải phát sinh bao gồm nước thải sinh hoạt, rác thải sinh hoạt.

- Khu vực hồ Yên Trung chịu tác động của nước thải sinh hoạt bao gồm nước thải đen (nước thải xí tiểu) đã qua xử lý bể phốt từ trên 20 nhà hàng, quán ăn ven hồ và nước thải xám (nước thải phát sinh từ hoạt động nấu nướng, rửa tay). Việc nước thải chưa được xử lý hoặc xử lý chưa triệt để thoát xuống lòng hồ gây suy giảm CLN hồ làm gia tăng ô nhiễm chất hữu cơ như BOD, COD, T-P, T-N và hàm lượng khác như TSS, TDS…

- Lượng rác thải vứt xuống mặt hồ hoặc nước rỉ rác từ các điểm không được thu gom rác thải thường xuyên sẽ gây ô nhiễm môi trường, lâu dần gây ra mùi hôi thối. Loại nước thải này chứa nhiều chất ô nhiễm như khí nitơ, amoniac, kim loại nặng, các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh….

Chất thải rắn sinh hoạt của khách du lịch chủ yếu gồm các thành phần sau:

+ Chất thải vô cơ gồm: túi bóng, vỏ nghêu sò, chai lọ bát đũa nhựa, thủy tinh, bạt nhựa, hộp xốp...Rác thải nhựa rất khó phân hủy trong môi trường tự nhiên. Rác thải nhựa nếu không được xử lý sẽ làm ô nhiễm nguồn nước, không khí, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của động thực vật. Gây ảnh hưởng đến không gian nghỉ ngơi và thư giãn vui chơi của con người tại điểm du lịch.

+ Chất thải hữu cơ: thức ăn thừa, bã trà, cà phê, giấy vệ sinh, giấy báo, thùng carton,...Đối với loại chất thải có thành phần hữu cơ sẽ nhanh chóng phân hủy, thúc đẩy quá trình lên men, thối rữa tạo nên mùi khó chịu. Các chất thải khí phát ra từ các quá trình này thường là H2S, NH3, SO2, CO2, ...gây ô nhiễm môi trường không khí đồng thời sẽ tác động trực tiếp đến chất nước lượng nước mặt hồ Yên Trung, làm giảm diện tích hồ, giảm khả năng tự làm sạch của nước nếu phát thải xuống lòng hồ và hậu quả của hiện tượng này sẽ là hệ sinh thái trong lòng hồ bị hủy diệt. Đồng thời việc ô nhiễm nguồn nước sẽ gây ra các bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, trực khuẩn, thương hàn...ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe người dân và sẽ làm sụt giảm lượng khách du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá diễn biến chất lượng nước mặt hồ yên trung, thành phố uông bí giai đoạn 2015 2019 (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)