Thông tin chung về học sinh

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mô hình hoạt động của hệ thống y tế dự phòng tuyến huyện và xã tìm hiểu kiến thức, thực hành về thiếu máu và dinh dưỡng của học sinh nữ tuổi từ 16 18 của trường THTH bình lục a (Trang 28 - 34)

III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.4.1. Thông tin chung về học sinh

4.4.1.1. Đặc điểm của học sinh nữ tham gia nghiên cứu 4.4.1.1.1. Dân tộc:

Bảng 4.1 Dân tộc của học sinh

Dân tộc Số lượng Phần trăm(%)

Kinh 308 99,7

Tày 1 0,3

Nhận xét: Kết quả ở bảng trên cho thấy các em học sinh nữ tham gia phỏng vấn đều là dân tộc Kinh, trừ một em học sinh lớp 10a1 là người dân tộc Tày (0,3%).

4.4.1.1.2. Thời gian học chính khóa của các em học sinh trung bình là:

4.4.1.1.3. Thời gian học thêm của các em trung bình là: 1,5h/ngày 4.4.1.1.4. Thời gian tự học của các em ở nhà trung bình là: 3,7h/ngày 4.4.1.1.5 Thời gian ngủ của các em trung bình là: 7,1h/ngày

4.4.1.1.6 Thời gian đọc báo, xem tivi của các em trung bình là: 1,9h/ngày 4.4.1.1.7 Tham gia các công việc ngoài học tập

Biểu đồ 4.1 Công việc làm ngoài học tập của học sinh

Nhận xét: Ngoài học tập các em chủ yếu tham gia công việc nhà giúp bố mẹ chiếm 95,8%, và làm ruộng 38,2%, một phần nhỏ tham gia bán hàng chiếm 5,5%, làm thuê 1,0%, không làm gì 4,2%, và khác là 2,0%

4.4.1.1.8 Tình trạng kinh nguyệt

Nhận xét: Các em chủ yếu đã có kinh nguyệt chiếm 98,7%, chỉ có 1,3% chưa có kinh nguyệt.

4.4.1.1.9 Tuổi trung bình có kinh nguyệt của các em là: 13,8 tuổi (thấp nhất là 11 tuổi và cao nhất là 17 tuổi)

4.4.1.2 Các đặc điểm của gia đình học sinh

4.4.1.2.1. Số anh chị em trong gia đình học sinh - Nhà có ít anh chị em nhất là 1

- Nhà có nhiều anh chị em nhất là 8

- Trung bình số anh chị em trong 1 gia đình là 3

4.4.1.2.2.Các học sinh tham gia phỏng vấn chủ yếu là con cả trong gia đình chiếm 41,1%.

Biểu đồ 4.3 Nghề nghiệp của bố học sinh

Nhận xét: Nghề nghiệp của bố các em tham gia phỏng vấn đa phần là nông dân chiếm 65,4%. Các nghề khác chiếm tỷ lệ thấp trong đó có buôn bán chiếm 10,0%, cán bộ chiếm 7,8%, công nhân và nghề khác chiếm 6,8%, đã nghỉ hưu chiếm 1,9%, nội trợ và tiểu thủ công nghiệp chiếm 0,7%.

4.4.1.2.5 Học vấn của bố học sinh

Nhận xét: Học vấn của bố các em chủ yếu là cấp 2 chiếm 44,7%, không có ai mù chữ, tỷ lệ cấp 3 là 21,4%, cấp 1 là 8,7%, trung cấp là 3,2%, cao đẳng/đại học là 6,2%, biết đọc biết viết là 3,2% và khác là 12,6% trong đó chủ yếu là các em không biết trình độ học vấn của bố mình.

4.4.1.2.6 Nghề nghiệp của mẹ học sinh

Biểu đồ 4.5 Nghề nghiệp của mẹ học sinh

Nhận xét: Nghề nghiệp của mẹ các học sinh chủ yếu là nông dân chiếm 69,6%, các nghề nghiệp khác chiếm tỷ lệ thấp trong đó buôn bán chiếm 14,2%, cán bộ chiếm 9,4%, nội trợ chiếm 2,6%, công nhân chiếm 1,9% tiểu thủ công nghiệp chiếm 0,7%, đã nghỉ hưu chiếm 0,3% và nghề khác chiếm 1,3%.

4.4.1.2.7 Học vấn của mẹ học sinh

Biểu đồ 4.6 Trình độ học vấn của mẹ học sinh

Nhận xét: Trình độ học vấn của mẹ các em chủ yếu là cấp 2 chiếm 47,9%, vẫn còn bà mẹ mù chữ chiếm 2,3% các trình độ học vấn khác chiếm tỷ lệ thấp.

4.4.1.2.8 Những vật dụng trong gia đình

Nhận xét: Tỷ lệ gia đình có tivi chiếm tỷ lệ cao 99,7% tiếp đến là điện thoại di động 93,8%, xe máy 83,2%, điện thoại bàn 62,1%, tủ lạnh 52,1%, radio-cassette 44,3%, máy vi tính 30,1%, máy giặt 18,1%, internet 14,2%... cho thấy đới sống của các gia đình tương đối tốt. Có các phương tiện nghe nhìn là điều kiện thuận lợi để tiến hành các hình thức truyền thông cho người dân.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mô hình hoạt động của hệ thống y tế dự phòng tuyến huyện và xã tìm hiểu kiến thức, thực hành về thiếu máu và dinh dưỡng của học sinh nữ tuổi từ 16 18 của trường THTH bình lục a (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w