3. Ý nghĩa của đề tài
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Phòng Kinh tế, Phòng Thống kê: Thu thập các báo cáo về điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện Quỳnh Lưu.
- Phòng Tài nguyên và Môi trường: Thu thập các tài liệu, số liệu về hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý sử dụng đất của huyện Quỳnh Lưu.
- Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất: Thu thập các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất; các báo cáo về tình hình hoạt động, kết quả thực hiện công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và lập hồ sơ địa chính.
3.4.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
- Phỏng vấn trực tiếp các cán bộ địa chính, cán bộ tư vấn đã tham gia cấp giấy và một số người dân thuộc diện cấp đổi để nắm tình hình và phục vụ công tác làm tư tưởng cho dân trong quá trình cấp đổi, với số lượng như sau:
+ Cán bộ địa chính: 6 người bao gồm cả địa chính nông nghiệp và xây dựng + Cán bộ tư vấn của công ty Hồng Linh: Chủ yếu là cán bộ tham gia công tác cấp đổi GCN từ đo đạc đến nội nghiệp: nên lấy 10 người bao gồm cả cán bộ trực tiếp thực hiện cấp đổi và lãnh đạo công ty.
+ Các cán bộ thôn xóm tổng là: do tổng 3 xã là có 33 đơn vị thôn xóm nên lấy mỗi xóm một người chủ yếu là xóm trưởng: nên lấy 33 người của 3 xã.
- Để phục công tác nghiên cứu của đề tài tôi thực hiện điều tra, khảo sát thông qua phiếu điều tra một số hộ của 3 xã như sau:
+ Xã Quỳnh Bá 60 hộ + Xã An Hoà 80 hộ + Xã Quỳnh Hưng 90 hộ
(Do số lượng các hộ gia đinh của 3 xã là rất lớn nên chỉ khoanh vùng những địa điểm đất đai đặc trưng rồi chọn ra một nhóm hộ VD: đất gần trục đường chính, đất ở tiếp giáp với đất nông nghiệp, đất ở có đất nuôi trồng thuỷ sản nằm trong...)