3. Ý nghĩa của đề tài
4.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Quỳnh Lưu
a, Vị trí địa lý
Quỳnh Lưu là một huyện đồng bằng ven biển, cách thành phố Vinh khoảng 60 km và nằm về phía Đông Bắc của tỉnh Nghệ An. Có tọa độ địa lý từ 19005’ đến 19023’ Vĩ độ Bắc, 105026’ đến 105049’ Kinh độ Đông.
- Phía bắc giáp Thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An - Phía Đông giáp Biển Đông
- Phía Nam và Tây Nam giáp ba huyện Diễn Châu, Tân Kỳ và Yên Thành - Phía Tây giáp thị xã Thái Hòa và huyện Nghĩa Đàn dài 33 km
Quỳnh Lưu có lợi thế về vị trí địa lý nằm trên các trục giao thông trọng điểm hướng Bắc – Nam như Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam (với ga Cầu Giát ) và hướng Đông – Tây như Quốc lộ 48 cùng các tuyến giao thông nội tỉnh quan trọng như đường sắt Cầu Giát - Nghĩa Đàn, Tỉnh lộ 537 A và 537 B, huyện Quỳnh Lưu có vai trò chiến lược trong thế trận an ninh, quốc phòng và ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung.
b, Địa hình, địa mạo
Huyện Quỳnh Lưu có địa hình đa dạng có đồng bằng, bờ biển và đồi núi. Nhìn chung địa hình của huyện là đồng bằng, xen kẽ bởi các đồi thấp.
Quỳnh Lưu được chia làm 4 vùng cơ bản:
- Vùng đồi núi bán sơn địa gồm 8 xã phía Tây và Tây Nam với diện tích lớn, chủ yếu là các dải đồi thấp nối liền, đỉnh bằng, sườn thoải, xen giữa là
các thung lũng. Vùng này đem lại tiềm năng lớn trong việc phát triển lâm nghiệp, khai thác khoáng sản, phát triển kinh tế trang trại vườn rừng.
- Vùng ven biển (Bãi Ngang) gồm 10 xã có chiều dài 20 km, có hai cửa sông đổ ra biển, là vùng giao lưu kinh tế - xã hội quan trọng của huyện. Nơi đây có bờ biển dài, bãi cát thoải và mịn, nước trong…có thể hình thành được nhiều bãi tắm đẹp tạo điều kiện phát triển ngành du lịch - dịch vụ.
- Vùng Nông Giang gồm 15 xã, thị trấn còn lại, đây là vùng đồng bằng, địa hình tương đối bằng phẳng. Lấy thị trấn Cầu Giát làm trung tâm, là địa bàn quan trọng trong phát triển nông nghiệp của huyện Quỳnh Lưu.
c, Khí hậu, thời tiết
Khí hậu huyện Quỳnh Lưu hàng năm mang tính chất chuyển tiếp giữa khí hậu Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Nhìn chung khí hậu chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa.
- Chế độ nhiệt: Chia làm 2 mùa rõ rệt và biên độ chênh lệch giữa hai mùa khá cao, mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9, tháng nóng nhất là tháng 7 (trên 380C). Mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, tháng lạnh nhất là tháng 1 (dưới 170C).
- Chế độ mưa: Chế độ nhiệt của huyện kéo theo chế độ mưa cũng chia làm hai mùa là mùa khô và mùa mưa với lượng mưa bình quân 1.459 mm/năm (920 mm/năm -2.047 mm/năm).
- Chế độ gió: Quỳnh Lưu nằm ở khu vực nhiệt đới nhưng lại ở miền biển nên thường nhận được ba luồng gió: Gió mùa Đông Bắc, Gió Tây Nam, Gió Đông Nam.
- Độ ẩm không khí: Trung bình hàng năm là 86%, tháng cao nhất là tháng 4 (90%), tháng thấp nhất là tháng 7 (80%). Cường độ bốc hơi từ 1.200 - 1.300 mm/năm.
d, Thủy văn
Quỳnh Lưu có các hệ thống sông lớn: sông Thái và hệ thống kênh Bắc Đô Lương. Tuy nhiên các hệ thống sông này tỷ lệ nhiễm mặn cao
Ngoài ra Quỳnh Lưu còn có hệ thống kênh Nhà Lê nối các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu với mục tiêu dẫn nước ngọt, ngăn nước mặn và phục vụ giao thông, thủy lợi trên địa bàn huyện và một số huyện ven biển khác.
Chế độ thủy triều là nhật triều không đều. Mùa đông triều thường lên nhanh về ban đêm, mùa hè lên nhanh về ban ngày.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Quỳnh Lưu
4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng tưởng kinh tế tăng khá, năm sau cao hơn năm trước, bình quân dự ước đạt 8,20%/năm trong đó đóng góp của ngành Nông Lâm Thuỷ sản chiếm 27,86%, của ngành CNXD là 41,82%, của ngành Dịch vụ là 30,82%.
4.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế
Chuyển dịch đúng hướng; Giảm tỷ trọng ngành Nông Lâm thuỷ sản, tăng tỷ trọng ngành CN-XD và ngành Dịch vụ. Cụ thể năm 2010 cơ cấu kinh tế: NLTS 54,43%, CN-XD 21,80%, Dịch vụ 23,77%. Mức độ biến động cơ cấu kinh tế qua các năm phù hợp với mục tiêu đề ra, cơ cấu ngành Nông nghiệp có xu hướng giảm dần, ngành CN-XD và Dịch vụ tăng khá.
4.1.2.3. Về văn hóa xã hội
* Dân số: Tính đến năm 2015, toàn huyện có 259.962 người. Tỷ lệ phát triển dân số bình quân hàng năm là 0,96%, mật độ dân số trung bình của huyện là 596 người.
4.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
- Giao thông: Trong những năm qua được sự đầu tư giúp đỡ của tỉnh, huyện Quỳnh Lưu đã tiến hành xây dựng, trải nhựa và bê tông hoá được phần lớn các tuyến đường giao thông chính. Đảm bảo giao thông đi lại thông suốt phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân và thuận tiện cho khách thăm quan du
lịch, tạo điều kiện thu hút đầu tư phát triển kinh tế..
- Thuỷ lợi: Hệ thống thủy lợi trên địa bàn cũng được đầu tư nâng cấp, sửa chữa phục vụ tốt cho việc cấp nước cũng như tiêu thoát nước cho hệ thống nông nghiệp, các tuyến mương cấp nước chính đã được bê tông hóa, trên địa bàn huyện diện tích đất thủy lợi là 918,34 ha, chiếm 0,83% diện tích tự nhiên.
* Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Quỳnh Lưu:
Về lợi thế
- Xét tổng thể về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện là thuận lợi cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, thích hợp với việc hình thành và phát triển các vùng chuyên canh như cà phê, cao su, mía, cây ăn quả, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Trình độ dân trí của huyện đã có nhiều tiến bộ nên công tác bảo vệ đất, bảo vệ môi trường và bảo vệ rừng ngày càng được quan tâm.
- Huyện có nguồn nhân lực dồi dào, chủ yếu là lao động nông nghiệp, có thể huy động vào sản xuất lâm nghiệp và các ngành nghề khác.
Về hạn chế và thách thức
- Quỳnh Lưu là một huyện có địa hình phức tạp và bị chia cắt mạnh, hàng năm thường bị bão lũ làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân, đất đai bị xói mòn, sạt lở gây biến động về hình thể, loại sử dụng đất làm cho công tác quản lý, sử dụng đất đai gặp nhiều khó khăn.
- Do địa hình phức tạp nên giao thông đi lại khó khăn, hệ thống đường xuống cấp mạnh qua mỗi mùa mưa lũ đã ảnh hưởng rất lớn đến việc giao lưu và tiêu thụ sản phẩm, làm hạn chế rất nhiều đến tình hình sản xuất hàng hóa.
- Lực lượng lao động tuy dồi dào nhưng chất lượng lao động chưa cao, phân bố không đều, có nơi có nhiều việc làm lại thiếu nhân lực và ngược lại.
- Tiềm năng đất đai, vốn, lao động chưa được sử dụng triệt để. Đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn nên chưa yên tâm sản xuất, còn thiếu tư liệu sản xuất, trang bị kĩ thuật.
4.1.3. Đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước về đất đai của huyện Quỳnh Lưu
4.1.3.1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó
Sau khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực, dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh nên UBND huyện đã thực hiện và ban hành nhiều văn bản để thực hiện Luật Đất đai năm 2013 và Nghị định 43/2014NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của chính phủ về hướng dẫn thi hành luật.
UBND huyện tổ chức nhiều hội nghị tập huấn cho cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về địa chính- xây dựng. Ngoài ra huyện còn tổ chức các hộ thi, hội thảo, hỏi đáp, tuyên truyền qua hệ thống phát thanh, truyền hình của huyện, xã, thị trấn, tổ chức tuyên truyền, lồng ghép, học tập các văn bản pháp luật đất đai thông qua các buổi sinh hoạt của cụm dân cư.
4.1.3.2 Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính
Đất đai được quản lý theo 33 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn trên cơ sở pháp lý địa giới, mốc giới được tổ chức thực hiện theo Chỉ thị 364/HĐBT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ( nay là Thủ tướng Chính phủ )
Nhìn chung quá trình quản lý và sử dụng đất các đơn vị hành chính đều thực hiện tốt. Tạo tiền đề cho sử dụng đất ổn định, không để xảy ra mâu thuẫn trong sử dụng đất. Công tác quản lý hành chính nhà nước thực hiện tốt, có hiệu quả.
Huyện đã lập bản đồ hành chính cấp huyện, tỷ lệ 1/500.000 và bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1/500.000 để phục vụ yêu cầu quản lý đất đai trên địa bàn.
4.1.3.3. Công tác khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất
Công tác lập và quản lý bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất được thực hiện tốt và có hiệu quả thiết thực
Công tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thực hiện định kì 5 năm trên phạm vi toàn huyện theo quy định của pháp luật về đất đai. Thực hiện tổng kiểm kê đất đai năm 2010 đã lập được bản đồ hiện trạng sử dụng đất cho 100 % số đơn vị hành chính ở cả hai cấp huyện và xã.
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập theo giai đoạn 1998- 2010.
4.1.3.4. Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch dụng đất sử dụng đất
Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm của huyện Quỳnh Lưu được thực hiện tốt và đúng thời gian quy định. Được sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo các ngành các cấp có thẩm quyền, các xã, thị trấn và huyện tiến hành triển khai kế hoạch sử dụng đất kì đầu , đã đạt kết quả tốt và đúng thời gian quy định nhằm phân bổ kịp thời đất đai cho các mục đích, đối tượng sử dụng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của huyện.
4.1.3.5. Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Những năm qua,việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện khá tốt, từng bước đi vào nề nếp, đúng luật đất đai và các quy định hiện hành của Nhà nước.
Việc giao đất ổn định, lâu dài cho các đối tượng sử dụng đất là môt bước tiến mới trong nhận thức về quản lý đất đai, một giải pháp quan trọng nhằm khắc phục tình trạng vô chủ, sử dụng đất kém hiệu, đồng thời tạo điều kiện cho các đối tượng yên tâm đầu tư pháp triển sản xuất và khinh doanh, bước đầu thu hút vốn đầu tư của nhân dân và các thành phần kinh tế, tạo bước phát triên mới cho các ngành.
4.1.3.6. Công tác quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất
Huyện đã tổ chức chỉ đạo các chủ đầu tư xin thuê đất vào các khu và các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo đúng quy định của Nhà nước và của tỉnh, người bị thu hồi đất nhận tiền bồi thường đất và bàn giao mặt bằng đúng tiến độ, về cơ bản chính sách này được người dân đồng tình ủng hộ, không có thắc mắc hoặc khiếu kiện.
4.1.3.7. Công tác đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Công tác đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất từ khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực đã được địa phương và người dân quan tâm thực hiện theo đúng pháp luật.
4.1.3.8. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai
Công tác thông kê , kiểm kê đất đai được tiến hành thường xuyên đúng quy định pháp luật. Thống kê theo định kì hàng năm, kiểm kê theo định kì 5 năm.
4.1.3.9. Công tác xây dựng hệ thống thông tin đất đai
Ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, hệ thống thông tin đất đai ngày càng phổ biến và phát triển mạnh mẽ. Huyện cũng đang dần triển khai xây dựng hệ thống thông tin đất đai nhằm duy trì các hồ sơ về đất đai phục vụ cho việc hoạch định chính sách đất đai được dễ dàng, thuận tiện hơn.
4.1.3.10.Công tác quản lý tài chính về đất đai và giá đất
Về thực hiện các khoản thu, chi liên quan đến đất đai như thu thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ nhà đất, tiền thuê đất... được thực hiện đúng theo các quy định hiện hành của pháp
luật... Hàng năm huyện đã áp dụng khung giá các loại đất của UBND tỉnh áp dụng trên địa bàn toàn huyện, làm cơ sở để thu tiền khi nhà nước giao đất, cho thuê đất, đền bù khi nhà nước thu hồi đất và áp tính thuế chuyển quyền sử dụng đất.
4.1.3.11. Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
Nhìn chung công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đã được UBND huyện quan tâm thông qua việc quản lý, giám sát các hoạt động chuyển nhượng, cho thuê đất, thu thuế, thu tiền sử dụng đất,... góp phần đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng đất và nguồn thu ngân sách. Tuy nhiên do còn những hạn chế nhất định trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên phần nào đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của công tác này.
4.1.3.12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai
UBND huyện đã tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, phát hiện và xử lý các sai phạm trong quản lý đất trên địa bàn, đã tiến hành thanh tra, kiểm tra toàn diện tình hình quản lý, sử dụng đất đai tại 33 xã, thị trấn.
Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành, xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai không chỉ giúp phát hiện và giải quyết các vi phạm pháp luật về đất đai mà qua đó còn là dịp để tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về pháp luật đất đai.
4.1.3.13. Công tác giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai
Công tác giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai được duy trì thường xuyên và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, công tác giải quyết đơn thư đạt được nhiều kết quả quan trọng.
4.1.3.14. Công tác quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai
Công tác quản lý hoạt động dịch vụ công đến nay vẫn thực thực hiện tốt theo cơ chế “Một của” UBND huyện và điều chỉnh thực hiện công khai các thủ tục về nhà đất.
4.1.4. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Quỳnh Lưu
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng và biến động đất đai của Huyện Quỳnh Lưu giai đoạn 2017 – 2019
STT Chỉ tiêu Mã