Trong những năm gần đây, thị trường bán lẻ có xu hướng chuyển đổi sang mua bán trực tuyến nhiều, mặc dù doanh thu qua các kênh thương mại hiện đại đã tăng lên nhanh chóng, nhưng chỉ chiếm 10% tổng doanh thu của Vinamilk. Trong các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini hoặc thông qua thương mại điện tử, các sản phẩm của Vinamilk cạnh tranh với một lượng lớn các thương hiệu khác, trong khi kênh thương mại truyền thống Vinamilk đang chiếm ưu thế. Do đó, để thúc đẩy doanh số ở thị trường mua bán điện tử, Vinamilk có thể phải tăng chi phí bán hàng để thúc đẩy sản phẩm sang các kênh khác để tăng thị phần trong tương lai.
Bên cạnh đó, việc đầu tư phát triển hình ảnh thương hiệu qua các kênh truyền thông mạng xã hội cũng là mảng cần chú ý.
• Bài PR trực tuyến:
- Đầu tư nội dung bài viết và kế hoạch truyền thông (kênh báo, vị trí tin, thời gian,...)
- Các bài báo mở rộng nhiều chủ đề: hoạt động giao tế cộng đồng, xã hội; các bài viết, lời khuyên về chủ đề dinh dưỡng cho bé và cả gia đình; bài chia sẻ của doanh nghiệp về những góc nhìn ngành sữa của Việt Nam, những con số báo cáo và tình hình kinh doanh,... => Tạo hình ảnh doanh nghiệp hoạt động sôi nổi, tích cực, đáng tin cậy
• Mạng xã hội (Social Media):
- Xây dựng Fanpage Facebook mạnh về hình ảnh và video để thu hút tương tác, liên tục cập nhật bài viết (posts) và theo dõi lượng truy cập
- Triển khai các hoạt động thu hút và quảng bá hình ảnh thương hiệu, như game cho bé (chơi cùng bé và chia sẻ lên Facebook cùng hastag
Vinamilk), cuộc thi review về sản phẩm mới của Vinamilk và chia sẻ để thử vận may nhận quà,...
- Phát triển video trên kênh online cho YouTube. Cụ thể như series video cho mẹ và bé “Hero – Hub – Help” đã và đang thực hiện. Đầu tư vào những nội dung video dành cho cả phụ huynh và bé, như công thức các món ăn ngày hè làm từ sản phẩm Vinamilk, sẻ chia khoảnh khắc gắn kết gia đình, hoạt động thể thao cùng con,...
- Quản lý website công ty (hình ảnh thương hiệu, cập nhật tình hình kinh doanh, hoạt động của doanh nghiệp,...)
- Đầu tư hình ảnh webiste bán hàng (trưng bày sản phẩm online, concept chương trình khuyến mãi, quản lý đơn hàng và dịch vụ,...)
3.3 Sự hỗ trợ chiến lược chiêu thị từ các thành tố khác
3.3.1 Chiến lược sản phẩm
- Không ngừng nghiên cứu và phát triển để nâng cao chất lượng sản phẩm. Đáp ứng nhu cầu người dùng với những dòng sản phẩm mới:
+ Sữa các loại hạt, sữa đậu nành, sữa gạo,... xu hướng ăn uống xanh, thiên nhiên của người tiêu dùng
+ Sữa Organic, sữa A2 thế hệ mới, đáp ứng nhu cầu sữa sạch thuần khiết, sữa có lợi cho hệ tiêu hóa và cho những người nhạy cảm với sữa bò thông thường
+ Sản phẩm cho giới trẻ (thức uống năng lượng Power, trà sữa Happy, nước trái cây, sữa chua,...) bao bì tươi mới, toát lên sự năng động, gần gũi thiên nhiên,...
+ Sản phẩm cho trẻ em: thu hút với những hình ảnh chú bò, động vật dễ thương, màu sắt bắt mắt, và có thể liên tưởng đến hình ảnh nổi bật ở quảng cáo tương ứng
+ Sản phẩm cho người cao tuổi: màu sắc nhẹ nhàng, lành mạnh, thiết kế đơn giản, bao bì đóng gói chắc tay, tiện lợi, dễ mở
3.3.2 Chiến lược giá
- Áp dụng công nghệ hiện đại sẽ giúp làm giảm giá thành sản phẩm, tạo lợi thế cạnh tranh
- Phát triển thêm nhiều chi nhánh sản xuất với nơi có nhu cầu tiêu thụ lớn, để hạn chế chi phí vận chuyển và bảo quản (do địa hình, thời tiết,...) cũng góp phần làm giảm giá thành sản phẩm.
- Định giá sản phẩm hợp lý theo nhiều nhân tố, đặc biệt là định giá chiết khấu theo số lượng để thu hút các nguồn tiêu thụ lớn như trường học, bệnh viện, nhà hàng, khách sạn, quán ăn,...
3.3.3 Chiến lược phân phối
- Việc xây dựng nhiều chi nhánh phân phối hợp lý như chi nhánh sản xuất cũng tạo lợi ích cho việc dễ dàng chuyển sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
- Tập trung phát triển phân phối hơn tại những nguồn tiêu thụ lớn như trường học, bệnh viện,...
- Quản lý đội ngũ nhân viên bán hàng tại các điểm bán để khách hàng có được sự hài lòng tốt nhất về tư vấn, dịch vụ sau mua,...
- Rà soát lại hệ thống phân phối để kịp thời loại bỏ những đại lý, trung gian không đạt hiệu quả kinh doanh hoặc gây hình ảnh không đúng, mất uy tín Vinamilk.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Chương 3 đã đánh giá hiệu quả chiến lược chiêu thị của Vinamilk trong giai đoạn 2017-2019, từ đó có thể thấy một số ưu điểm và hạn chế của doanh nghiệp. Các công cụ chiêu thị nên được khéo léo sử dụng tích hợp chứ không còn riêng lẻ nữa, và cần phải không ngừng nghiên cứu, tìm ra những nhu cầu bên trong tâm lý khách hàng để kịp thời đáp ứng, tạo ra những sản phẩm và chương trình mới mẻ, sáng tạo hơn. Bên cạnh những công cụ chiêu thị thì các chiến lược giá, sản phẩm, phân phối cũng góp phần không nhỏ vào sự thành công của chiến lược chiêu thị nói riêng và cả chiến lược marketing – mix nói chung.
Với những nỗ lực cố gắng không ngừng trong sản xuất và kinh doanh trong 44 năm, công ty Cổ phần sữa Vinamilk không những vượt qua những khó khăn thời kì hậu chiến mà còn phát triển vượt bậc giữa thị trường ngày càng sôi động thời kì hội nhập, nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ trong và ngoài nước. Chắc chắn các nhà lãnh đạo của Vinamilk cùng đội ngũ nhân viên phải luôn nghiên cứu và triển khai các khâu marketing chặt chẽ, không ngừng sáng tạo, kết hợp sử dụng các chiến lược phát triển thương hiệu và chiêu thị đúng đắn, kịp thời thì mới có thể khiến cái tên vinamilk luôn nằm trong tiềm thức mỗi người dân Việt khi nhắc đến sản phẩm sữa.