Lý thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) pháp luật việt nam về bảo vệ quyền của người lao động trong bối cảnh việt nam gia nhập hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương (Trang 36 - 37)

7. Bố cục của Luận án

1.3.1. Lý thuyết nghiên cứu

Quá trình nghiên cứu, luận án sử dụng các lý thuyết sau:

- Lý thuyết về quyền tự nhiên (natural rights): Theo đó, “Quyền tự nhiên là những quyền được cho là quan trọng cho mọi con người, loài động vật hoặc thậm chí là mọi sinh vật. Những người theo học thuyết về quyền tự nhiên cho rằng quyền con người là những gì bẩm sinh, vốn có mà mọi cá nhân sinh ra đều được hưởng chỉ đơn giản bởi họ là thành viên của gia đình nhân loại. Các quyền con người, do đó không phụ thuộc vào phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa hay ý chí của bất cứ cá nhân, giai cấp, tầng lớp, tổ chức, cộng đồng hay nhà nước nào” [95, tr.39]. Lý thuyết này được sử dụng để làm cơ sở, tiền đề trong việc xác định, bảo vệ quyền của NLĐ khi tham gia QHLĐ.

- Lý thuyết về nhân quyền (human rights): Nhân quyền “Là những quyền tự nhiên của con người và không bị tước bỏ bởi bất kỳ ai và bất cứ chính thể nào” [166] và “Nhân quyền là những đảm bảo pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc làm tổn hại đến nhân phẩm, những tự do cơ bản của con người” (Văn phòng Cao ủy LHQ). “Nghiên cứu quyền con người trong lao động là một bộ phận của hệ thống quyền con người nói chung và thuộc phạm trù các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa” [81, tr.42]. Lý thuyết về nhân quyền được sử dụng để làm rõ các nội dung như xác định, ghi nhận, thực thi và bảo vệ quyền của NLĐ ở Việt

Nam. Và đánh giá thực trạng pháp luật về bảo vệ quyền của NLĐ khi Việt Nam gia nhập Hiệp định CPTPP.

- Lý thuyết về tự do (liberalism): “Lý thuyết tự do là một hệ tư tưởng, quan điểm triết học và hệ thống chính trị dựa trên các giá trị về tự do, bình đẳng” [208, tr.36-55].

Lý thuyết về sự tự do được sử dụng để đánh giá mức độ hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền của NLĐ trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Hiệp định CPTPP, từ đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền của NLĐ.

- Lý thuyết về quan hệ việc làm và pháp luật điều chỉnh quan hệ về việc làm: Khi tham gia quan hệ việc làm, NLĐ mong muốn tìm kiếm thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình, NSDLĐ là bên sử dụng sức lao động của NLĐ đem vào quá trình sản xuất, kinh doanh để sinh lời. Trong quan hệ này, NLĐ luôn phụ thuộc vào NSDLĐ về kinh tế và tổ chức, vì thế luôn tiềm ẩn nguy cơ bị xâm phạm quyền và lợi ích. Vì thế, ILO đã ban hành Tuyên bố về nguyên tắc và quyền cơ bản của NLĐ tại nơi làm việc. Theo đó, tùy vào điều kiện kinh tế xã hội của mình mà mỗi quốc gia quy định các quyền cơ bản này cho phù hợp. Do đó, pháp luật về bảo vệ quyền của NLĐ cần được xây dựng một cách hợp lý để một mặt vừa bảo đảm quyền con người nói chung, quyền của NLĐ nói riêng, mặt khác phải hài hòa trong việc bảo đảm quyền của NSDLĐ trong đơn vị sử dụng lao động.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) pháp luật việt nam về bảo vệ quyền của người lao động trong bối cảnh việt nam gia nhập hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(173 trang)
w