Yếu tố chính trị

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) pháp luật việt nam về bảo vệ quyền của người lao động trong bối cảnh việt nam gia nhập hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương (Trang 72 - 73)

7. Bố cục của Luận án

2.3.1. Yếu tố chính trị

Chính trị và pháp luật là những bộ phận cấu thành quan trọng của thượng tầng kiến trúc xã hội dựa trên cơ sở hạ tầng nhất định. Chính trị được thể hiện trong đường lối, chính sách của Nhà nước, của các đảng phái, các văn bản pháp luật. Pháp luật là hình thức thể hiện đường lối, chính sách của đảng cầm quyền một cách tập trung nhất, trực tiếp nhất và cụ thể nhất so với các hình thức thể hiện khác. Nhờ có pháp luật mà đường lối của đảng cầm quyền được phổ biến trên quy mô toàn xã hội dưới dạng các quy tắc hành vi có tính bắt buộc chung và được bảo đảm bằng các biện pháp thích hợp của nhà nước [67, tr.293-294]. Về bản chất, CPTPP là một điều ước quốc tế, được thể hiện thông qua một hình thức cụ thể là một hiệp định [18, Điều 2], được ký kết giữa các quốc gia và có hiệu lực đối với các quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam.

Đối với các quốc gia thành viên, việc tham gia các FTA ngoài việc phải tuân thủ các điều kiện về lĩnh vực thương mại thì còn phải tuân thủ, thực thi các tiêu chuẩn phi thương

mại khác, trong đó đáng chú ý là tiêu chuẩn lao động quốc tế về bảo vệ quyền của NLĐ. Có thể thấy, yếu tố chính trị có tác động lớn, trực tiếp đến việc thực thi pháp luật về bảo vệ quyền của NLĐ đáp ứng yêu cầu về các tiêu chuẩn lao động quốc tế được đề cập trong Hiệp định CPTPP. Tuy vậy, các quốc gia cũng cần cân nhắc một cách thấu đáo và thận trọng việc phê chuẩn hay gia nhập các công ước của ILO, trong đó có cả các công ước cốt lõi, sao cho việc gia nhập này phù hợp với điều kiện, đặc điểm và vì lợi ích quốc gia [86, tr.44].

Bên cạnh đó, cũng có những quan điểm gây lo ngại trong các FTA đó là “tính chính trị” của nó. Thứ nhất, các FTA chỉ là các cam kết giữa các quốc gia tham gia ký kết. Do đó, việc thực hiện chủ yếu vẫn phụ thuộc vào thiện chí của quốc gia mà thiếu các cơ chế hiệu quả, đảm bảo thực hiện các cam kết, bao gồm các cam kết về nhân quyền. Thứ hai, trong đàm phán và thực hiện FTA, các quốc gia có thể sẽ có những mục tiêu chính trị khác nhau, ví dụ như chú trọng vào các lợi ích kinh tế hơn là các vấn đề về quyền con người (bao gồm cả quyền của NLĐ). Thêm vào đó, FTA có thể là công bằng, nhưng các quốc gia có vị thế chính trị thấp hơn thường dễ chấp nhận những nhượng bộ, giảm nhẹ các tiêu chuẩn đảm bảo nhân quyền, quyền của NLĐ để đổi lấy những lợi ích khác như viện trợ hoặc ưu đãi thương mại [85, tr.26-27].

Riêng đối với Việt Nam, từ việc nhận thức được tầm quan trọng của việc hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, làm tăng sức mạnh tổng hợp quốc gia; thúc đẩy hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, tranh thủ được khối lượng lớn vốn đầu tư, công nghệ, tri thức, kinh nghiệm quản lý và các nguồn lực quan trọng khác; tạo thêm nhiều việc làm; nâng cao dân trí và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân [1]. Mặc dù vậy, đây vẫn là một thách thức rất lớn với Việt Nam do có những đặc điểm riêng biệt về chính trị và pháp luật [85, tr.145]. Sự khác biệt về thể chế chính trị giữa Việt Nam với các quốc gia thành viên còn lại của Hiệp định CPTPP cũng là một vấn đề cần được quan tâm, giải quyết. Đòi hỏi Việt Nam từng bước cải cách về thể chế để phù hợp và tương thích với các yêu cầu của các FTA nói chung và CPTPP nói riêng trong thời gian đến.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) pháp luật việt nam về bảo vệ quyền của người lao động trong bối cảnh việt nam gia nhập hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(173 trang)
w