Dân tộc, dân số và lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đa dạng các loài bò sát (reptilia) và ếch nhái (amphibia) tại vườn quốc gia cúc phương, tỉnh ninh bình​ (Trang 25)

VQG Cúc Phƣơng nằm trong khu vực 14 xã gồm hai dân tộc sinh sống chủ yếu, dân tộc Mƣờng chiếm 76,6% tổng số nhân khẩu trong khu vực, còn lại là dân tộc Kinh và các dân tộc khác chiếm 23,4%. Có 4 xã hiện có dân cƣ sống trong ranh giới của Vƣờn là: Xã Cúc Phƣơng thuộc huyện Nho Quan - Ninh Bình, xã Thạch Lâm thuộc huyện Thạch Thành - Thanh Hóa, xã Ân Nghĩa và Yên Nghiệp thuộc huyện Lạc Sơn - Hòa Bình. Tổng số nhân khẩu trong các xã khoảng 81.000 ngƣời

Mật độ dân số trung bình toàn khu vực là 157 ngƣời/km2. Phân bố dân cƣ giữa các xã không đồng đều, có xã mật độ dân cƣ thấp nhƣ Cúc Phƣơng 23 ngƣời/km2, Thạch Lâm 39 ngƣời/km2, có xã mật độ cao nhƣ Yên Quang 594 ngƣời/km2, Văn Phƣơng 482 ngƣời/km2, Yên Trị 363 ngƣời/km2.

Do đặc điểm dân cƣ chủ yếu tập trung ở vùng thấp gần các trục đƣờng giao thông, nên phân bố lao động và sản xuất chủ yếu tập trung ở đây.

2.5.2. Hiện trạng sản xuất

Theo số liệu thống kê đất nông nghiệp trong khu vực chiếm 16,8% tổng diện tích tự nhiên và phân bố không đều chủ yếu tập trung vùng gần VQG. Diện tích đất

Lâm nghiệp chiếm 54,7%, trong đó 80% là diện tích rừng đặc dụng nằm trong VQG Cúc Phƣơng.

+ Sản xuất Nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp là ngành sản xuất chủ đạo của 4 huyện nhƣng do diện tích đất nông nghiệp ít, năng xuất cây trồng thấp, nhiều nơi chỉ có 1 vụ nên đời sống ngƣời dân gặp nhiều khó khăn.

+ Sản xuất Lâm nghiệp

Hiện nay phần lớn diện tích rừng của 14 xã vùng đệm đã đƣợc giao khoán cho các hộ dân quản lý bảo vệ kể cả một số diện tích trong vùng lõi giáp ranh với vùng đệm cũng đƣợc VQG Cúc Phƣơng giao khoán cho ngƣời dân bảo vệ.

Công tác khoanh nuôi phục hồi rừng thực hiện đƣợc ít và hiệu quả thấp, một phần do vốn đầu tƣ thấp, một phần do cơ chế chính sách quyền lợi của ngƣời dân từ khoanh nuôi phục hồi rừng.

2.5.3. Điều kiện giao thông vận tải, y tế giáo dục

Hệ thống giao thông bao quanh VQG Cúc Phƣơng tƣơng đối hoàn chỉnh. Phía Tây Bắc đƣờng Hồ Chí Minh vắt ngang qua VQG Cúc Phƣơng với chiều dài gần 10 km nối tỉnh Hòa Bình với Thanh Hóa.

Phía Đông Bắc đƣờng tỉnh lộ nối quốc lộ 1 với đƣờng Hồ Chí Minh và các tỉnh Hòa Bình, Sơn La.

Phía Tây Nam là đƣờng tỉnh lộ từ Ninh Bình theo đƣờng Nguyễn Văn Trỗi, qua Rịa, Thạch Thành nối với đƣờng Hồ Chí Minh.

Đƣờng từ Nho Quan tới VQG Cúc Phƣơng dài 13 km đang đƣợc chuẩn bị cải tạo, nâng cấp và mở rộng.

Đƣờng từ Cúc Phƣơng đi Bái Đỉnh, Hoa Lƣ Ninh Bình đang đƣợc Công ty Xuân Trƣờng xây dựng. Trong tƣơng lai đây là con đƣờng huyết mạch phát triển kinh tế và du lịch của tỉnh Ninh Bình.

Trong VQG đoạn đƣờng từ văn phòng tới Trung tâm Bống dài 18km đã đƣợc cải tạo nâng cấp, các đoạn đƣờng đi bộ tới các điểm thăm quan du lịch cũng đã đƣợc tu s a một phần.

Trong thời gian tới để phục vụ cho công tác bảo vệ rừng và du lịch sinh thái cần mở thêm tuyến đƣờng ven VQG tới Động Vui Xuân, Động Con Moong, Hồ Yên Quang chạy theo ven ranh giới VQG.

g) Y tế giáo dục

Các xã trong khu vực đều đã có trạm xá, trạm y tế là nhà kiên cố với tổng số trên 80 giƣờng bệnh và 87 y, bác sĩ. Đƣợc Nhà nƣớc và một số tổ chức từ thiện giúp đỡ, công tác y tế ngày một nâng cao, phần lớn đã đáp ứng đƣợc công tác sơ cấp cứu ban đầu, công tác tiêm chủng đƣợc thực hiện tốt nên đã giảm tỷ lệ t vong trẻ sơ sinh còn dƣới 0,1%, trẻ em suy dinh dƣỡng dƣới 5 tuổi còn 10 % .

Tuy là các huyện miền núi, song tình hình giáo dục tƣơng đối tốt. Số trƣờng lớp các cấp phát triển khá đồng đều ở các xã nên công tác phổ cập giáo dục khá thuận lợi.

Chƣơng 3

MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu tổng quát: Góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho bảo tồn và quản lý tài nguyên bò sát, ếch nhái tại VQG Cúc Phƣơng.

- Mục tiêu cụ thể:

•Cập nhật danh sách các loài bò sát, ếch nhái tại VQG Cúc Phƣơng •Đánh giá đƣợc mức độ đa dạng về thành phần loài bò sát, ếch nhái •Xác định đƣợc các nhân tố đe dọa đến các loài bò sát, ếch nhái •Đề xuất giải pháp bảo tồn bò sát, ếch nhái tại VQG Cúc Phƣơng

3.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tƣợng nghiên cứu: Các loài bò sát, ếch nhái

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Tại VQG Cúc Phƣơng (tiến hành nghiên cứu trên diện tích của Vƣờn thuộc 3 tỉnh: Ninh Bình, Hòa Bình và Thanh Hóa)

3.3. Nội dung nghiên cứu

a) Xác định sự đa dạng về thành phần loài bò sát, ếch nhái ở VQG Cúc Phƣơng - Lập danh sách loài trong khu vực.

- Ghi nhận các loài mới cho VQG Cúc Phƣơng

- So sánh sự tƣơng đồng về thành phần loài bò sát, ếch nhái của khu vực nghiên cứu với một số khu vực khác có sinh cảnh tƣơng tự.

b) Xác định sự phân bố của các loài theo các dạng sinh cảnh sống trong khu vực. - Theo sinh cảnh

- Theo phân bố địa lý (khu vực phân bố)

c) Nghiên cứu, xác định các nhân tố đe dọa đến các quần thể của các loài bò sát, ếch nhái ở khu vực nghiên cứu từ đó đề xuất biện pháp bảo tồn.

- Mất sinh cảnh sống - Khai thác quá mức

3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Công tác chuẩn bị

- Thu thập và tham khảo các tài liệu có liên quan đến công tác điều tra, báo cáo đã công bố về ếch nhái của các KBT, VQG ở các vùng lân cận nhƣ VQG Ba Bể, VQG Cát Bà, khoá định loại bò sát, ếch nhái của Đào Văn Tiến, sách định loại thực địa của Nguyễn Văn Sáng - Hồ Thu Cúc - Nguyễn Quảng Trƣờng.

- Chuẩn bị các bản đồ hiện trạng, quy hoạch khu vực nghiên cứu - Tài liệu nhận dạng bò sát

- Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết trang bị phục vụ cho công tác điều tra nhƣ: gậy bắt rắn, cồn bảo quản, dụng cụ giải phẫu, máy ảnh, đèn pin, êtiket, máy định vị GPS (hệ thống định vị toàn cầu).

+ Kế thừa tài liệu

Tổng hợp tài liệu kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu về động vật trong những năm trƣớc đây tại VQG Cúc Phƣơng

Phương pháp phỏng vấn

- Mục đích: Giúp chúng ta biết đƣợc một phần thông tin về thành phần loài, sinh cảnh sống của chúng, khả năng bắt gặp chúng và các mối đe dọa hiện tại. Từ đó làm cơ sở xác định các tuyến điều tra trên bản đồ và đề xuất các giải pháp cho bảo tồn khu hệ tại khu vực nghiên cứu.

- Đối tƣợng phỏng vấn: Ngƣời dân địa phƣơng, cán bộ của Trạm kiểm lâm, cán bộ Nghiên cứu khoa học của Vƣờn, kết hợp sƣu tầm thông tin về các mẫu vật một phần hoặc toàn bộ mẫu vật còn giữ lại đƣợc, với hình thức các câu hỏi ngắn gọn dễ hiểu về những đặc điểm nhận dạng loài.

- Hình thức phỏng vấn: S dụng hình ảnh và hỏi trực tiếp về các loài họ nhận biết đƣợc qua hình ảnh và khu vực bắt gặp.

- Số lƣợng ngƣời phỏng vấn: 40 ngƣời

3.4.1. Khảo sát thực địa a) Mục đích: a) Mục đích:

+ Tuyến điều tra đƣợc lập dựa vào bản đồ địa hình, thảm thực vật và sinh cảnh sống của các loài bò sát, ếch nhái tại khu vực nghiên cứu.

+ Tuyến điều tra sẽ đi qua các dạng sinh cảnh, độ cao khác nhau của khu vực nghiên cứu, đặc biệt quan tâm đến các điểm có nƣớc, vách đá và thung lũng. Mỗi tuyến điều tra đƣợc đánh dấu điểm đầu và điểm cuối bằng các cây to hay địa vật cụ thể.

Qua kết quả điều tra sơ bộ, bản đồ địa hình, thảm thực vật và kết hợp với tìm hiểu tài liệu tại VQG Cúc Phƣơng tôi đã xác định đƣợc 6 dạng sinh cảnh chính nhƣ sau:

Sinh cảnh 1: Rừng trên núi đá vôi (SC1) Sinh cảnh 2: Rừng trên núi đất (SC2)

Sinh cảnh 3: Rừng trên núi đá lẫn núi đất (SC3) Sinh cảnh 4: Sông suối, ao hồ, đồng ruộng (SC4) Sinh cảnh 5: Nƣơng rẫy, trảng cỏ, cây bụi (SC5)

Sau khi tiến hành khảo sát sơ bộ khu vực nghiên cứu trên bản đồ, các dữ liệu liên quan đến tình hình phân bố tài nguyên, địa hình địa vật, các dạng sinh cảnh chính làm cơ sở cho việc tiến hành lập các tuyến điều tra trên thực địa.

Từ đó xác định các tuyến trên thực địa bằng máy định vị GPS kết hợp với bản đồ địa hình, tiến hành đi ban ngày để đánh dấu tuyến và điều tra các loài hoạt động vào ban ngày. Các nỗ lực điều tra chủ yếu đƣợc tiến hành vào ban đêm.

Bảng 3.1. Các tuyến điều tra ở VQG Cúc Phƣơng

Stt Ký hiệu tuyến Tên tuyến (cắt qua các tiểu khu – TK)

1 GS 01 Đang - Sấm (TK 21);

2 GS 02 Đang - Yên Quang (TK 17 và 20)

3 GS 03 Động Ngƣời xƣa -Thung Mây- c a thung Thƣa (TK 18 và 19) 4 GS 04 Động Ngƣời xƣa - quèn Hổ (TK 11 và 14)

5 GS 05 Đăn -Thung Vền - Quèn Cao- quèn Lốt Trâu (TK 12, 15 và 16) 6 GS 06 Đăn - quèn Minh Thành (TK 1 và 10)

7 GS 07 Đăn - Hang Mang Chiêng (TK 12 và 13) 8 GS 08 Mền -dốc cô Tiên-Á Đồng (TK 9, 4 và 5) 9 GS 09 cây Vù hƣơng - thung Lòi (TK 12 và 13)

10 GS 10 Bống - Thung Cau - hồ Hàng Trạm (TK 9 và 4) 11 GS 11 quèn Vỏ (chân quèn Seo) - Nghéo (TK 7 và 8) 12 GS 12 cây Sấu-quèn Trác (TK 9 và 3)

13 GS 13 Bãi Bô-Nội Thành (TK 6 và 2);

14 GS 14 cuối thung Vỏ - Cui - quèn Sống-Đam (TK 1 và 3) 15 GS 15 Chân quèn Seo - Sánh (TK 15 và 19)

16 GS 16 Chân quèn Seo - quèn Liêu (TK 11 và 14); 17 GS 17 Cuối cánh đồng Bống -Bãi Trƣờng (TK 8 và 11) 18 GS 18 Đầu thung Bơi Trang -Nông trƣởng 2/9 (TK 9 và 10) 19 GS 19 Cuối thung Vỏ - làng Đồi (TK 7 và 8)

Hình 3.1. Sơ đồ các tuyến điều tra bò sát, ếch nhái tại VQG Cúc Phƣơng

Nỗ lực điều tra: thực địa trên 20 tuyến đƣợc chia làm 4 đợt: + Đợt 1: Từ ngày 25/8/2017 đến 4/9/2017

+ Đợt 2: Từ ngày 28/9/2017 đến 09/9/2017 + Đợt 3: Từ ngày 6 đến 15/10/2017

+ Đợt 4 : Từ ngày 18 đến 27/11/2017

Quá trình điều tra đƣợc phân bổ đều trên cả 3 khu vực : Ninh Bình, Hòa Bình và Thanh Hóa. Mỗi tuyến tiến hành điều tra trong 2 ngày.

Thời gian điều tra:

Ban ngày: Từ 9h sáng đến 16h chiều. Ban đêm: Từ 19h đến 24h

Do các loài bò sát, ếch nhái hoạt động vào các thời gian khác nhau trong ngày. Tuy nhiên, đa phần các loài bò sát, ếch nhái hoạt động vào ban đêm.

Cách thức điều tra trên tuyến: Khi điều tra bò sát, ếch nhái theo tuyến, cần đi với tốc độ chậm, khoảng 1km/h hoặc chậm hơn, nhìn, soi kỹ sang 2 bên tuyến, nhƣ vậy mới có thể bao quát, chi tiết và giảm sự bỏ sót một số loài ngụy trang kỹ, nhất

là điều kiện ánh sáng kém do thời tiết, khí hậu tại đây. Cần đi khảo sát tuyến vào ban ngày để quen tuyến, đánh dấu tuyến để tránh bị lạc đƣờng khi GPS không hoạt động hoặc không có kết nối với các vệ tinh.

Ghi chép thông tin điều tra: Khi bắt gặp loài trên tuyến điều tra, tiến hành ghi chép một số đặc điểm về sinh thái loài nhƣ sinh cảnh gặp, vị trí gặp (tọa độ), nơi bắt gặp (trên cây, vách đá, ở đất, ở nƣớc, trong hang...), nhiệt độ, độ ẩm và thời gian bắt gặp. Ngoài ra các mối đe dọa cũng đƣợc quan sát, phân loại và ghi chép trực tiếp từ thực địa nhƣ hoạt động đi bắt của ngƣời dân, bẫy, mất sinh cảnh...

b) Phương pháp thu thập mẫu vật

Mẫu đƣợc chụp ảnh tự nhiên trƣớc khi thu mẫu. Mẫu vật đƣợc thu chủ yếu bằng tay và trừ một số loài rắn độc đƣợc thu bởi các dụng cụ chuyên dụng (nhƣ kẹp và gậy bắt rắn).

3.4.2. Xử lý nội nghiệp a) Xử lý mẫu vật:

Mẫu vật thu đƣợc thƣờng đựng trong các túi nilon hoặc túi vải. Sau khi chụp ảnh mẫu vật, mẫu vật đại diện cho các loài thƣờng đƣợc giữ lại làm tiêu bản nghiên cứu.

+ Làm tiêu bản:

Gây mê: Mẫu vật đƣợc gây mê trong vòng 24 giờ bằng miếng bông thấm etyl acetate. Mẫu cơ hoặc mẫu gan dùng để phân tích sinh học phân t (ADN) đƣợc lƣu giữ trong cồn 70% và đƣợc cách ly formalin.

Ký hiệu mẫu: Sau khi gây mê, mẫu vật đƣợc đeo nhãn có đánh số ký hiệu. Nhãn và chỉ buộc không thấm nƣớc, chữ viết trên nhãn không bị tan trong cồn. Đối với bò sát có chân và ếch nhái thì buộc nhãn vào đầu gối, bò sát không chân đƣợc buộc nhãn vào cổ. Cố định mẫu: Việc cố định mẫu cần đảm bảo mẫu có hình dạng dễ phân tích hoặc quan sát sau này. Sắp xếp mẫu vật theo hình dạng mong muốn, sau đó phủ vải màn hoặc giấy thấm lên trên, ngâm trong cồn 80–90% trong vòng 8– 10 tiếng. Đối với mẫu bò sát, ếch nhái cỡ lớn, cần tiêm cồn 80% vào bụng và cơ của con vật để tránh thối hỏng mẫu.

sang ngâm trong cồn 70% trong các bô can và đƣợc gắn keo silicon. Bộ mẫu vật đƣợc lƣu trữ tại Bảo tàng khoa học VQG Cúc Phƣơng, Ninh Bình.

b) Phân tích mẫu vật và định loại

Các chỉ tiêu hình thái

Các chỉ số hình thái s dụng theo Nguyen el al. (2012) [46] cho các loài ếch nhái, Phung & Ziegler (2011) [51] cho các loài thằn lằn, và theo David et al. (2012) [30] cho các loài rắn. Các chỉ số về hình thái đƣợc đo bằng thƣớc kẹp điện t Etopoo-Tool với đơn vị đo nhỏ nhất là 0,1 mm. Một số chỉ số chính đƣợc thể hiện nhƣ sau:

TT Kí hiệu Giải thích

Thân và đầu

1 SVL Chiều dài mút mõm đến hậu môn 2 HH Chiều cao tối đa của đầu

3 HL Dài đầu: Đo từ mút mõm đến góc sau của xƣơng hàm dƣới 4 SNL Khoảng cách mút mõm đến mũi

5 SE Khoảng cách từ mõm đến mắt

6 NEL Khoảng cách từ góc trƣớc của mắt đến mũi 7 SL Khoảng cách từ mút mõm đến góc trƣớc của mắt 8 ED Đƣờng kính lớn nhất của mắt theo chiều ngang

9 TED Khoảng cách từ bờ trƣớc của màng nhĩ đến góc sau của mắt 10 TD Đƣờng kính lớn nhất của màng nhĩ

11 HW Rộng đầu: Đo phần rộng nhất của đầu 12 IND Khoảng cách gian mũi (giữa 2 lỗ mũi) 13 AOD Khoảng cách góc trƣớc giữa hai ổ mắt

14 IOD Khoảng cách gian ổ mắt: Đo khoảng cách hẹp nhất giữa 2 ổ mắt 15 UEW Rộng mí mắt: Phần rộng nhất của mí mắt trên

Chi trƣớc

16 FLL Dài chi trƣớc từ mép ngoài của đĩa ngón III đến nách 17 LAL Chiều dài cánh tay đo từ nách đến khuỷu tay

18 F1L Chiều dài ngón tay I 19 F2L Chiều dài ngón tay II

20 F3L Chiều dài ngón tay III (ngón dài nhất) 21 F4L Chiều dài ngón tay IV

22 FD3 Chiều rộng đĩa bám ngón tay III 23 MTTi Chiều dài củ bàn trong

24 MTTe Chiều dài củ bàn ngoài Chi sau

25 HLL Dài chi sau từ mép ngoài đĩa ngón IV chân sau tới bẹn 26 FL Chiều dài đùi (từ lỗ huyệt đến đầu gối)

27 TL Chiều dài ống chân (từ đầu gối đến khớp cổ-bàn) 28 FOT Chiều dài bàn chân (từ khớp cổ bàn đến mút ngón IV) 29 T1L Chiều dài ngón I

30 T2L Chiều dài ngón II 31 T3L Chiều dài ngón III

32 T4L Chiều dài ngón IV (ngón dài nhất) 33 T5L Chiều dài ngón V

34 TD4 Chiều rộng đĩa bám ngón chân IV 35 TBW Chiều rộng ống chân

36 MTTi Chiều dài củ bàn trong 37 MTTe Chiều dài củ bàn ngoài Đuôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đa dạng các loài bò sát (reptilia) và ếch nhái (amphibia) tại vườn quốc gia cúc phương, tỉnh ninh bình​ (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)