Chủ trương của Đảng, Nhà nước về xây dựng nông thôn mớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cuộc vận động xây dựng nông thôn mới huyện nông cống, tỉnh thanh hóa (2009 2013) (Trang 36 - 40)

Nông thôn là một hệ thống xã hội, một cộng đồng xã hội có những đặc trưng riêng biệt như một xã hội nhỏ, trong đó có đầy đủ các yếu tố, các vấn đề xã hội và các thiết chế xã hội.

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế, xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước.

Nước ta hiện nay vẫn là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân cư đang sống ở nông thôn. Phát triển nông nghiệp, nông thôn đã, đang và sẽ còn là mối quan tâm hàng đầu. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng xác định mục tiêu: “Xây dựng nông thôn mới ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lí, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội phát triển ngày càng hiện đại” [41,tr.3].

Quán triệt Nghị quyết Đại hội X, ngày 5/8/2008, Hội nghị lần 7 Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) ra Nghị Quyết số 26-NQ/TW đã nêu một cách toàn diện quan điểm của Đảng ta về xây dựng nông thôn mới. Nghị quyết khẳng định các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nông nghiệp, nông thôn nước ta còn là khu vực giàu tiềm năng cần khai thác một cách hiệu quả. Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân phải dựa trên cơ chế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực, để giải phóng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, trước hết là lao động, đất đai, rừng và biển; khai thác tốt các điều kiện thuận lợi trong hội nhập kinh tế quốc tế cho phát triển lực lượng sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn; phát huy cao độ nội lực; đồng thời tăng mạnh đầu tư của Nhà nước và xã hội, ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến vào nông nghiệp, nông thôn, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ dân trí cho nông dân.

Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn không chỉ là nhiệm vụ của nông dân ở khu vực nông thôn, mà còn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trước hết, phải khơi dậy tinh thần yêu nước, tự chủ, tự lực, tự cường vươn lên của nông dân. Xây dựng xã hội nông thôn ổn định, hòa thuận, dân chủ, có đời sống văn hóa phong phú, mang đậm bản sắc dân tộc, tạo động lực cho phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nhân dân.

Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã thể hiện rõ quan điểm mục tiêu, nhiệm vụ cũng như phương thức tiến hành xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với điều kiện thực tiễn phát triển của đất nước. Quan điểm đó của Đảng là sự kế thừa và phát huy những bài học kinh nghiệm lịch sử về phát huy sức mạnh toàn dân, huy động mọi nguồn lực để tạo ra sức mạnh tổng hợp xây dựng nông thôn mới.

Thực hiện đường lối của Đảng, ngày 28/10/2008, Chính phủ ra Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ban hành một chương trình hành động về xây dựng nông nghiệp, nông dân và nông thôn, thống nhất nhận thức hành động về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Quan điểm đó được thể hiện trong Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Nội dung chính của Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới là: Xây dựng tổ chức cuộc sống của cư dân nông thôn theo hướng văn

minh hiện đại, giữ gìn bản sắc văn hóa và môi trường sinh thái gắn với phát triển đô thị, thị trấn, thị tứ.

Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới là chương trình mang tính tổng hợp, sâu rộng, có nội dung toàn diện; bao gồm tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, an ninh - quốc phòng. Mục tiêu chung của Chương trình xây dựng nông thôn mới là xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lí gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường.

Ngày 16/4/2009, Thủ tướng Chính phủ quyết định ban hành Bộ Tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới gồm 19 tiêu chí. Bộ Tiêu chí là căn cứ để xây dựng nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; chỉ đạo thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; kiểm tra, đánh giá công nhận xã, huyện, tỉnh đạt nông thôn mới. 19 tiêu chí gồm: 1- Quy hoạch và thực hiện quy hoạch; 2- Giao thông; 3- Thủy lợi; 4- Điện; 5- Trường học; 6- Cơ sở vật chất văn hóa; 7- Chợ nông thôn; 8- Bưu điện; 9- Nhà ở dân cư; 10- Thu nhập; 11- Hộ nghèo; 12- Cơ cấu lao động; 13- Hình thức tổ chức sản xuất; 14- Giáo dục; 15- Y tế; 16- Văn hóa; 17- Môi trường; 18- Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh; 19- An ninh trật tự xã hội. Ngoài ra, Chính phủ còn phát động phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”

Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội

(bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng khẳng định xây dựng nông thôn mới là một nhiệm vụ quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất

nước. Nghị quyết Đại hội lần XI của Đảng đã nêu rõ quan điểm, phương châm xây dựng nông thôn mới: Xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn; là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cả hệ thống chính trị.

Xây dựng nông thôn mới còn là cuộc vận động rộng rãi, thu hút các nguồn lực trong toàn xã hội cùng tham gia; trong đó cấp ủy đảng và chính quyền cơ sở đóng vai trò lãnh đạo, điều hành; Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể có nhiệm vụ tuyên truyền, vận động nông dân vừa là chủ thể thực hiện, vừa là đối tượng thụ hưởng thành quả đạt được.

Công tác xây dựng nông thôn mới được tiến hành đồng loạt ở tất cả các xã trong tỉnh; kế thừa và lồng ghép với các chương trình, dự án và các cuộc vận động khác, nhất là phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"

ở cơ sở, phong trào nhân dân đóng góp xây dựng hạ tầng nông thôn, đô thị... Phương châm xây dựng nông thôn mới là dựa vào nội lực cộng đồng dân cư là chính, có sự hỗ trợ một phần từ ngân sách Nhà nước; khuyến khích các thành phần kinh tế cùng tham gia; đảm bảo nguyên tắc "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng thụ".

Xây dựng nông thôn mới được xác định là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong giai đoạn hiện nay ở nước ta. Chính vì vậy, nó phải có hệ thống lí luận soi đường. Quan điểm của Đảng ta về xây dựng nông thôn mới là sự vận dụng sáng tạo lí luận của chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, hướng đến thực hiện mục tiêu cách mạng xã hội chủ nghĩa, từng bước xóa bỏ sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động chân tay và lao động trí óc, để đi đến kết quả cuối cùng là giai cấp công nhân, nông dân, trí thức sẽ trở thành những người lao động của xã hội cộng sản chủ nghĩa.

Như vậy, xây dựng nông thôn mới là mục tiêu chiến lược lâu dài của Đảng và Nhà nước. Mục tiêu đặt ra là đến năm 2020 phải có 50% số xã đạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cuộc vận động xây dựng nông thôn mới huyện nông cống, tỉnh thanh hóa (2009 2013) (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)