XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN NÔNG CỐNG
(2009 - 2013) 3.1. Thành tựu 3.1. Thành tựu
Qua 5 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, từ một huyện thuần nông nghèo nàn, huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng.
3.1.1. Sản xuất phát triển, thu nhập của người dân được nâng cao * Sản xuất nông nghiệp
Là huyện đồng bằng, thuần nông, để thực hiện thành công XDNTM, Nông Cống xác định công tác phát triển sản xuất là yếu tố quyết định; lấy nông nghiệp làm đòn bẩy cho các hoạt động kinh tế khác. Trong 5 năm (2009 – 2013), Huyện ủy, Ủy ban Nhân dân huyện đã ban hành nhiều nghị quyết, đề án và xây dựng các cơ chế chính sách để phát triển nông nghiệp, huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và hình thành các vùng chuyên canh: Vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng, hiệu quả cao đạt 4.000 ha (mục tiêu 5.000 ha đến năm 2015); vùng mía nguyên liệu 850 ha; vùng nuôi trồng thủy sản 758 ha, vùng chuyên canh rau, hoa và cây ngắn ngày có giá trị thu nhập cao; vùng trang trại tập trung. Nhờ áp dụng khoa học công nghệ, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ và đưa những bộ giống mới vào sản xuất, hằng năm huyện luôn ổn định diện tích lúa gieo trồng trên 21.000 ha. Sản xuất lương thực liên tục được mùa; năng suất lúa bình quân tăng từ 57,2 tạ/ha (2008) lên 64,3 tạ/ha (2013); sản lượng lương thực tăng từ 123.165 tấn (2008), lên 125.253 tấn (2013). Riêng năm 2012 đạt 132.038 tấn là năm có sản lượng cao nhất.
Một số cây công nghiệp chủ yếu như mía, lạc vẫn giữ được giá trị, diện tích, năng suất và sản lượng; So với năm 2008, diện tích mía nguyên liệu tăng từ 611,3 ha, lên 830 ha; sản lượng từ 26.415 tấn, tăng lên trên 45.000 tấn trong năm 2013.
Cùng với trồng trọt, chăn nuôi phát triển với tốc độ khá, chuyển dịch theo hướng phát triển trang trại tập trung, gia trại gắn với an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường sinh thái. Huyện đã triển khai thực hiện có hiệu quả dự án cải tạo, nâng cao tầm vóc đàn bò, nạc hóa đàn lợn và chăn nuôi gia cầm siêu thịt, siêu trứng. Sau năm 5 xây dựng nông thôn mới, đến năm 2013, tổng đàn trâu 4.307 con, đàn bò 6.514 con (trong đó, đàn bò lai chiếm 70%); đàn lợn là 36.706 con (trong đó, lợn hướng nạc chiếm trên 85% tổng đàn) và đàn gia cầm đạt 1.636,2 con. So sánh với năm 2009 số lượng gia súc, gia cầm có biến động cụ thể là: Đàn trâu giảm 1.47 con, đàn bò giảm 3.595 con, đàn lợn tăng 14176 con [26, tr.8].
Trong sản xuất nông nghiệp, huyện rất chú trọng đến phát triển, nhân rộng các mô hình. Đáng chú ý là mô hình sản xuất lúa năng suất, chất lượng và hiệu quả cao, được thực hiện thí điểm trên 12 ha tại xã Tượng Sơn áp dụng cơ giới hóa đồng bộ từ khâu gieo mạ, cấy và thu hoạch, chi phí sản xuất giảm từ 3,6 - 4,2 triệu đồng/ha; mô hình lúa sử dụng phân viên nén dúi sâu ở các xã Vạn Hòa, Vạn Thắng, Thăng Long, Công Liêm với diện tích 950 ha, đem lại năng suất và hiệu quả cao; mô hình sản xuất nấm t¹i 6 x· Tế Lợi, Trường Sơn, Trung Chính; Hoàng Giang, Vạn Thiện, Vạn Hòa; 3 mô hình nuôi trồng thủy sản tæng hîp tại xã Trường Giang, Tường Văn do Trung tâm Khuyến nông tỉnh chuyển giao với giá trị hỗ trợ trên 300 triệu đồng; mô hình chăn nuôi theo công nghệ của CP tại Minh Nghĩa; mô hình trồng ớt xuất khẩu 50 ha, bí xanh 60 ha, trồng rau an toµn, trồng hoa tại Trường Sơn, Vạn Thiện và Thanh Long ruột đỏ... đem lại thu nhập từ 150 - 200 triệu đồng/ha.
Nhiều mô hình doanh nghiệp liên doanh tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân nông thôn; điển hình là Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu nông sản Thanh Hóa, Công ty Thức ăn chăn nuôi CP, Công ty Giống cây trồng Đại Thành...
Cùng với sự tăng trưởng về năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi, hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp cũng có những chuyển biến tích cực. Đến cuối năm 2013, toàn huyện có 41 hợp tác xã dịch vụ. Các khâu dịch vụ hợp tác xã đã cung cấp giống vật nuôi, cây trồng, phân bón, thuốc trừ sâu cho các hộ đều kịp thời, có chất lượng, giá cả hợp lí. Hợp tác xã đã trực tiếp giúp đỡ tạo điều kiện cho kinh tế hộ phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đưa tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, tạo được năng lực sản xuất kinh doanh. Kinh tế hợp tác xã đã tạo ra một khối lượng hàng hóa, dịch vụ đa dạng, phong phú, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, sản xuất của địa phương. Hoạt động của hợp tác đã hỗ trợ và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các hộ thành viên, tạo việc làm và thu nhập cho một bộ phận lao động, giúp kinh tế hộ khắc phục một số hạn chế, khó khăn về vốn, công nghệ kĩ thuật, kinh nghiệm sản xuất, sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực về đất đai, nguyên liệu, vốn, lao động tại địa phương, mở mang ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần xóa đói, giảm nghèo.
Như vậy, trong 5 năm triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, sản xuất nông nghiệp tiếp tục ổn định và tăng trưởng khá, giá trị xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản tăng nhanh; giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 527,8 tỉ đồng. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch theo hướng tích cực; tỉ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế từ 35,8% năm 2008, giảm xuống 30,1% năm 2013. Kinh tế trang trại, gia trại phát triển; hằng năm triển khai trên 150 lớp tập huấn về kĩ thuật sản xuất nông nghiệp. Nhiều tiến bộ KHKT và công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp được ứng dụng thành công, góp
phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả. Giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác từ 51,5 triệu (năm 2008), tăng lên gần 80 triệu đồng (năm 2013). Về cơ bản, sản xuất nông nghiệp ở huyện Nông Cống đã khắc phục được tình trạng ruộng đất manh mún; sản xuất nông nghiệp được cơ giới hóa khâu làm đất và thu hoạch lúa.
*Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn.
Tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm trong 5 năm (2009 - 2013) là 10,7%. Đến năm 2013, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt 250 tỉ đồng, tăng 16% so với năm 2008. Các làng nghề truyền thống, như nón lá, chiếu cói, mây tre đan, sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ ... tiếp tục tăng trưởng. Hầu hết các lao động làm nghề tiểu thủ công nghiệp đều có mức thu nhập bình quân từ 2 triệu đến 2,5 triệu đồng/người/tháng. Toàn huyện đã có 29/33 xã đưa nghề mới vào hoạt động hiệu quả tại địa phương, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho 3.000 lao động [26, tr.12].
3.1.2. Đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn được nâng cao
Trong 5 năm (2009 – 2013), cùng với sự phát triển nhanh về kinh tế - xã hội ở nông thôn, các cấp uỷ đảng, chính quyền thực hiện có hiệu quả nhiều chương trình, dự án phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, giảm nghèo, chính sách hỗ trợ người có công và gia đình chính sách. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong huyện không ngừng được cải thiện và nâng cao.
* Vềđời sống vật chất:
GDP bình quân đầu người năm 2013 đạt 14 triệu đồng (theo giá hiện hành), tăng 8,3 triệu đồng so với năm 2008. Bình quân lương thực đầu người năm 2013 là 726,4 kg, tăng 58 kg so với năm 2008. Tỉ lệ hộ nghèo mỗi năm giảm từ 2% đến 3%. Năm 2008, số hộ nghèo chiếm 22,5% tổng số hộ toàn huyện (theo tiêu chí cũ); đến năm 2013, tỉ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 10,1%
(theo tiêu chí mới) và không còn hộ đói. Trên địa bàn huyện có 39.066 nhà kiên cố và bán kiên cố trong tổng số 43.796 ngôi nhà (đạt 98,1%) so với năm 2006 tăng 3,4%; không còn nhà tạm, nhà dột nát, đạt chuẩn theo tiêu chí nông thôn mới về nhà ở dân cư. Đặc biệt 98% hộ gia đình trong huyện có ti vi, 83,5% hộ có xe máy, so sánh với năm 2006 thì số hộ có ti vi tăng 16,8%, số hộ có xe máy tăng gần gấp 2 lần (40,6%); Số ô tô các loại năm 2013 khoảng 500 chiếc, tăng gấp 2 lần so với năm 2009 [39, tr. 80].
* Vềđời sống văn hóa tinh thần
Hằng năm, tỉ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%; 100% xã hoàn thành việc duy trì đạt chuẩn phổ cập tiểu học và THCS. Tỉ lệ học sinh vào học phổ thông trung học đạt trên 99%. Hiệu quả hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng được nâng cao. Cơ sở vật chất các trường trong hệ thống giáo dục phổ thông cơ bản đáp ứng được yêu cầu giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh. Phong trào xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia được đẩy mạnh. Đến năm 2013, toàn huyện có 54/110 trường học đạt chuẩn quốc gia, đạt tỉ lệ 49%, tăng 7,7% so với năm 2009.
Mạng lưới y tế trên địa bàn huyện được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Đến năm 2013, trong tổng số 33 xã, thị trấn, đã có 27 xã (81,8%) đạt chuẩn Quốc gia về y tế (sau 5 năm có thêm 4 xã đạt chuẩn); 100% số thôn có cán bộ y tế. Chất lượng dịch vụ y tế tại Bệnh viện đa khoa và trạm y tế các xã được nâng lên, từng bước đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân trong huyện. Công tác truyền thông chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, chăm sóc trẻ em được tăng cường. Số trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm xuống còn 15,8%, (giảm 4,2% so với năm 2008). Tỉ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đến năm 2013 đạt trên 69%, tăng 30,1% so với năm 2008.
Phong trào xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở được đẩy mạnh. Đến năm 2013, toàn huyện có có 285 thôn, làng, tiểu khu (chiếm 85,8% tổng số làng) khai trương xây dựng làng, tiểu khu văn hoá. Trong số đó, có 174 thôn, làng,
tiểu khu (đạt 61%) được công nhận làng, tiểu khu văn hoá (tiêu chí yêu cầu 70%). Số gia đình đạt danh hiệu “ông, bà cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo” đạt 77% (tăng 17,2% so với năm 2008). Sau 5 năm (2009 – 2013), toàn huyện đã xây dựng mới 51 nhà văn hóa thôn, nâng tổng số thôn có nhà văn hoá là 261 (đạt 100%), đáp ứng yêu cầu theo tiêu chí nông thôn mới; trong đó có nhiều nhà văn hoá được nâng cấp khang trang. Huyện còn xây dựng mới 3 nhà văn hóa xã đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (toàn huyện chỉ còn 1 nhà văn hóa xã chưa đạt chuẩn).
Hệ thống thông tin và truyền thông phát triển nhanh, cơ bản đáp ứng nhu cầu về phát triển kinh tế, xã hội cũng như an ninh quốc phòng, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Đến năm 2013, 100% số xã có điểm Bưu điện văn hoá và điểm phục vụ Internet công cộng. Toàn huyện có 34.200 máy điện thoại cố định và di động [39, tr. 71], tăng 11.750 cái so với năm 2009.
Các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao ngày càng phát triển. Đa số các xã, thôn đều có sân chơi, bãi tập, thành lập và duy trì hoạt động nhiều câu lạc bộ dưỡng sinh, thể dục - thể thao. Đến hết năm 2013, toàn huyện có 27,9% số người luyện tập thể dục - thể thao thường xuyên, số hộ gia đình đạt danh hiệu Gia đình thể thao tăng 17,2% so với năm 2008.
3.1.3. Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được tăng cường.
Quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với thực hiện Nghị quyết 26 NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Các cấp ủy đảng, chính quyền đã xác định đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng ở nông thôn là khâu đột phá trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Để xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là đầu tư cơ sở hạ tầng thì nguồn lực tài chính là yếu tố quyết định nhất. Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, được sự hỗ trợ của Trung ương và tỉnh, huyện đã ban hành chính sách hỗ trợ, khuyến khích, tạo động lực trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn. Đến năm 2013,
tổng nguồn vốn huy độ về xây dựng nông thôn m
+ Ngân sách tỉnh tr + Vốn doanh nghiệ + Vốn tín dụng: 66,154 t + Vốn lồng ghép: 39,336 t + Vốn do nhân dân v [43, tr.50].
Nguồn: Báo cáo th
Biểu đồ 3.3. C
Biểu đồ 3.3 cho thấ dựng nông thôn mới củ huy động từ nhân dân chi dựng nông thôn mới ở ngân sách Trung ương và t quá trình xây dựng. Ngo và cộng đồng, hằng nă nơi ở của gia đình, nh
sinh; cải tạo, bố trí lại các công trình ph 22,3
34,5
ốn huy động vào việc thực hiện Chương trình m ng nông thôn mới là 176,597 tỉ đồng; trong đó:
ỉnh trực tiếp cho chương trình: 5,68 tỉ đồng, chi n doanh nghiệp: 4,568 tỉ đồng, chiếm 2,6%.
ụng: 66,154 tỉ đồng, chiếm tới 37,5%%; ồng ghép: 39,336 tỉ đồng, chiếm 22,3%.
n do nhân dân và cộng đồng đóng góp: 60,859 tỉ đồ
n: Báo cáo thực hiện nông thôn mới đến năm 2013
đồ 3.3. Cơ cấu nguồn lực tài chính huyện Nông C
đồ 3.3 cho thấy: Trong tổng nguồn lực tài chính ch ới của huyện Nông Cống, nguồn vốn tín dụ nhân dân chiếm tỉ lệ cao hơn cả. Điều này cũng có ngh
ới ở huyện chủ yếu xuất phát từ nguồn l ương và tỉnh đóng vai trò hỗ trợ, định hư ựng. Ngoài 34,5% nguồn vốn được huy động từ
ằng năm người dân còn bỏ ra gần 200 tỉ đồ ình, như xây dựng, nâng cấp nhà ở; xây dự
i các công trình phục vụ khu chăn nuôi h 3,2 2,6 37,5 22,3 Phần trăm Ngân sách trung Vốn doanh nghi Vốn tín dụ Vốn lồng ghép Vốn nhân dân
ình mục tiêu Quốc gia
ỉ đồng, chiếm 3,2%
ỉ đồng, chiếm 34,5%
đến năm 2013
ện Nông Cống
ài chính chủ yếu để xây ốn tín dụng và nguồn vốn ũng có nghĩa việc xây ừ nguồn lực địa phương; ướng và kích thích động từ phía nhân dân ỉ đồng để chỉnh trang ở; xây dựng công trình vệ ăn nuôi hợp vệ sinh theo Ngân sách trung ương, tỉnh
ốn doanh nghiệp ốn tín dụng ố ồng ghép ốn nhân dân
chuẩn nông thôn mới; cải tạo lại vườn tạp, ao chuồng để có thu nhập và cảnh quan xanh, sạch, đẹp; sửa sang cổng ngõ, tường rào khang trang...
Từ các nguồn vốn được huy động, kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội nông thôn từng bước được đầu tư xây dựng, nâng cấp cải tạo để đạt chuẩn:
* Về giao thông, bằng các nguồn vốn được đầu tư, huyện xây dựng, nâng cấp đường giao thông nông thôn; xây dựng một số tuyến đường mới nhằm hình thành mạng lưới giao thông đường bộ đồng bộ, thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa các vùng; tiếp tục bê tông hóa đường giao thông thôn, xã, đường giao thông nội đồng phục vụ cơ giới hoá nông nghiệp. Đến năm 2013, các tuyến đường liên xã được nhựa hóa đạt 100%; đường giao thông thôn được bê tông hóa 167 km (đạt 72,6%), đường xóm bê tông hoá 485 km (đạt 76,4%); giao thông nội đồng được bê tông hóa trên 56 km. Nhiều xã đã vận động nông dân hiến đất để làm đường giao thông nông thôn, chỉnh trang thôn xóm trên 46 ha. Hệ thống đường thôn, xóm về cơ bản được láng bê tông xi măng. Toàn huyện có 10/33 xã (32,25%) đạt chuẩn về giao thông. Điển hình về giao thông nông thôn là các xã Tế Lợi, Minh Thọ, Trường Sơn, Hoàng Giang, Tượng Văn...
* Về thủy lợi: Hệ thống kênh mương được kiên cố hóa, nâng cao hiệu suất