Thay lời kết luận:

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRỊ VA THEO DõI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG LOẠI 2 pptx (Trang 31 - 36)

Từ khi tìm ra insuline (1922) đến nay, điều trị bệnh tiểu đường đã tiến triển vượt

bực. Hiện nay bệnh nhân có thể tiếp tục cuộc sống gần như bình thường với điều

kiện đạt được sự thăng bằng cuả đường máu qua sự ăn uống, hoạt động và điều trị

thuốc phù hợp với tình trạng bệnh và hoàn cảnh từng cá nhân.

Trong những năm vừa qua, điều trị và theo dõi bệnh tiểu đường type 2 nhấn mạnh

tầm quan trọng phải nhanh chóng đạt được sự cân bằng đường máu và vai trò ưu

tiên nổi bật cuả thuốc metformine. Ta cũng có thể nhận thấy các phát đồ điều trị

của các chuyên gia thế giới càng ngày càng tiến gần nhau, khuyến khích dùng 2

thuốc (bithérapie), 3 thuốc (trithérapie) cũng như sớm phối hợp với insuline khi

cần thiết.

Ngày 15 - 5 - 2009, BS Nguyễn văn Bích

www.dieu-tri-noi-khoa.synthasite.com

---

VietNamNet- 28/04/2007:

(VietNamNet) - Người mắc bệnh tiểu đường khó nhận biết mình đã mắc bệnh.

Tuy nhiên, có thể dựa vào triệu chứng ban đầu: Uống nước rất nhiều, uống

bao nhiêu vẫn khát...

Cách đây khoảng hai tháng, bà Nguyễn Thị Nhen, sinh năm 1946, quê Lai Vung – Đồng Tháp, tình cờ bị bị quẹt trúng lưỡi cưa. Vết cứa chỉ trầy nhẹ rướm máu. Tưởng không sao, thế nhưng khi đi khám tại BV Sa Đéc, vết thương của bà Nhen "trở chứng. Nó không lành mà ngày càng bị hoại tử.

Sau đó, bà Nhen được chuyển lên bệnh viện Chợ Rẫy. Tại đây, bà mới được

các bác sĩ cho biết bà đã mắc bệnh đái tháo đường. Do vết thương đã bị hoại

tử nhiều, các bác sĩ buộc lòng phải cưa chân của bà Nhen để bảo toàn tính mạng cho bà.

Một trường hợp khác may mắn hơn không bị đoạn chi như bà Nhen là bệnh nhân

Lê Thị Sáu, ở Hoà Long, Thuận An - Bình Dương, mắc bệnh đái tháo đường cách

đây 5-6 năm ở tuổi 60.

Trước khi phát bệnh, bà bắt đầu uống nhiều nước, đi tiểu nhiều lần trong đêm. Sau

đó, mắt bị mờ đi nhanh chóng.

Theo người nhà của bà Sáu, hàng ngày việc khó nhất là giữ gìn cho chân tay

không bị trầy xước.

Tuy nhiên, bệnh tiểu đường tạo điều kiện để nhiều loại bệnh tật khác bùng phát

trong cơ thể, mà không biết trước được bệnh gì. Hiện nay, bà Sáu đang điều trị

một căn bệnh về não do tiểu đường tại khoa Nội tiết – BV Chợ Rẫy.

Bệnh tiểu đường: Khó phát hiện

Từ hàng ngàn năm trước Công nguyên, bệnh tiểu đường đã được mô tả trong các

tài liệu y học cổ đại phương Đông và phương Tây. Hiện nay, số người mắc căn

bệnh này đang tăng dần theo thời gian.

'Phần đông, bệnh nhân vô tình phát hiện bị tiểu đường thường do đến bệnh viện vì

một bệnh khác. Hoặc người bệnh chỉ biết mình bị bệnh tiểu đường khi có những

biến chứng trực tiếp liên quan đến tiểu đường, như: mờ mắt, lao phổi hay viêm

phổi, loét chân lâu lành..',BS Tuyết Hoa cho biết.Cũng theo BS. Tuyết Hoa, triệu

bao nhiêu vẫn khát. Người bị bệnh tiểu đường có thể đi tiểu nhiều lần cả ngày và

đêm. Ngoài ra, người bệnh ăn nhiều, và thèm đồ ăn ngọt.

Điều trị tiểu đường: Ăn uống là quan trọng

BS Tuyết Hoa nhấn mạnh, đối với người bệnh tiểu đường, không chỉ đơn thuần là

cho thuốc uống như điều trị bệnh cảm. Điều quan trọng nhất là ăn uống - uống

thuốc - tập thể dục phải hài hòa để đường trong máu của bệnh nhân ổn định.

'Bác sĩ phải kết hợp với bệnh nhân tiểu đường trong 3 việc này để các biến chứng

của bệnh xuất hiện trễ hơn. Ở Mỹ, biến chứng của người bệnh tiểu đường xuất

hiện sau khi khởi bệnh 10 năm, trong khi ở Việt Nam, thời gian đó chỉ bằng một

nửa' , BS Hoa lo ngại.

Bệnh tiểu đường ở người mẹ và thai nhi:

Theo AP ngày 25/9/09, bé Akbar Risuddin ra đời ở tỉnh North Sumatra, Indonosia

bằng phương pháp sinh mổ và dài 62 cm, nặng 8,7 kg. Ca mổ khó khăn này mất

40 phút nhưng hiện tại sức khỏe của bà mẹ và em bé đều ổn định, bác sĩ Binsar

Sitanggang cho biết hôm qua. ''Thằng bé rất ham ăn và bú gần như không ngừng'',

Sitanggang nói.

Kích cỡ lớn bất thường của cậu bé có thể là hệ quả của bệnh tiểu đường khi người

mẹ 41 tuổi mang thai. Căn bệnh tiểu đường ở bà bầu khiến cho hàm lượng glucose

tăng cao, và bào thai có thể hấp thụ quá nhiều đường, nên lớn quá nhanh.

Theo kỷ lục Guinness, em bé sơ sinh nặng nhất sinh năm 1879 tại Mỹ với cân

nặng 10,4 kg. Tuy nhiên, bé qua đời chỉ 11 giờ sau khi sinh. Kỷ lục này cũng ghi

nhận hai bé nặng 10,2 kg chào đời tại Italy năm 1955 và tại nam Phi năm 1982.

35- 50% bệnh nhân bị tiểu đường ở Việt Nam bị biến chứng loét lâu lành dẫn đến bị đoạn chi; từ cắt ngón, cắt nửa bàn chân đến cắt giữa cẳng chân hay do hoại đến bị đoạn chi; từ cắt ngón, cắt nửa bàn chân đến cắt giữa cẳng chân hay do hoại

tử rộng nên bị cắt đến nửa đùi. Tính riêng BV Chợ Rẫy, trong năm 2002, toàn bộ

đoạn chi của bệnh nhân tiểu đường chiếm 38% các trường hợp phải đoạn chi.

Trước đây, mỗi khi bị bệnh tiểu đường, các thầy thuốc và thân nhân bệnh nhân

khuyên bệnh nhân phải ăn kiêng tuyệt đối. Thậm chí các loại thức ăn bổ dưỡng

như sữa, trứng cũng bị cấm. Tình trạng đói thường xuyên của cơ thể sẽ làm rối

loạn các chuyển hoá trong người bệnh và bệnh nhân không đủ thể lực để đề kháng

BS. Lê Thiện Anh Tuấn, chuyên khoa Nội, Hội Y học TP.HCM nói rằng, nhiều

bệnh nhân rất sợ uống sữa vì sợ mập. Nhưng theo ông, mập hay ốm còn tuỳ theo

cơ địa và gien của từng người.

Đối với các bệnh nhân tiểu đường đang điều trị tại bệnh viện, các bác sĩ còn

khuyến khích bệnh nhân ăn nhiều. Đặc biệt, tuy hạn chế các loại trái cây nhiều

đường như sầu riêng, mít, bệnh nhân vẫn có thể ăn trái cây như cam, bưởi,

chuối…Thậm chí có những loại trái cây, người bệnh cũng có thể ăn rộng rãi như

người bình thường: ổi, cóc, mận…

BS. Tuyết Mai nhận xét, đa phần người bệnh không thích ăn rau. Một phần, khi có

biến chứng do tiểu đường như tiêu chảy, người bệnh cảm thấy khó chịu trong ruột,

nên rất kiêng ăn rau. Nhưng trong khẩu phần ăn hàng ngày, đối với người bệnh ăn

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRỊ VA THEO DõI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG LOẠI 2 pptx (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)