Nhà văn Nguyễn Quang Lập: Xương rồng cát lại nở ho a Thực hiện: Một Trăm Độ

Một phần của tài liệu nguyenquanglap_kyucvun (Trang 144 - 149)

IV. THƯƠNG NHỚ MƯỜI BA

Nhà văn Nguyễn Quang Lập: Xương rồng cát lại nở ho a Thực hiện: Một Trăm Độ

Thực hiện: Một Trăm Độ

Người ta biết đến ông như một người đa tài, một kẻ đa mang. Ông làm được nhiều việc, mà việc gì cũng giỏi. Tên tuổi của ông đã là một đảm bảo chắc chắn cho sự thành công, đặc biệt trên lĩnh vực văn học, sân khấu và điện ảnh. Đằng sau những hào quang chói lòa ấy là một con người bản lĩnh với nghị lực phi thường. Nhà báo Như Bình đã từng so sánh ông với loài xương rồng cát – một sức sống, một ý chí vươn lên mãnh liệt.

Ông là nhà văn, nhà biên kịch Nguyễn Quang Lập. Đã nhiều lần trong quá khứ xương rồng cát nở hoa, và hiện tại đang nở hoa rực rỡ.

Một Trăm Độ đã có một cuộc phỏng vấn nho nhỏ đối với nhà văn Nguyễn Quang Lập nhân dịp cuốn sách thứnăm của ông, tập tạp bút “Ký ức vụn” được xuất bản. Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ rất thú vị của ông!

Một Trăm Độ: Kính chào nhà văn Nguyễn Quang Lập! Cảm ơn chú đã dành thời gian cho “Chat chit với blogger” của Một Trăm Độ! Lời đầu tiên, xin chúc mừng sự ra đời cuốn sách thứ năm của bọ. Tại sao bọ lại chọn “Ký ức vụn” làm tiêu đề cho tập tạp bút này?

Quê choa: Lúc đầu cuốn sách có tên Những mảnh vụn ký ức. Anh bạn Phạm Xuân Nguyên thấy không hay lắm, vì nó trùng cái chữ những với cuốn Những mảnh đời đen trắng của tôi, anh đặt cho cái tên Ký ức vụn. Tôi rất thích cái tên này. Nó đúng là những kí ức nho nhỏ chợt đến, không hề được sắp xếp theo thứ tự thời gian và không gian.

Một Trăm Độ:Hãy đợi đấy, những hồi ức Nguyễn Quang Lập từ blog sang giấy”. Đó là khẳng định chắc nịch của nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên trên báo Thể thao – văn hóa Online cách đây gần 1 năm, khi bọ mới viết blog được vài tháng. Hiện nay thì tiên đoán đó đã thành sự thật, blog đã sang giấy, hồi ký đã thành sách. Có nhanh không khi bọ xuất bản sách (từ blog) chỉ sau chưa đầy 1 năm viết blog?

Quê choa: Thực ra đấy là những sáng tác tôi viết, rồi post lên blog để thăm dò phản ứng đọc giả, từ đó điều chỉnh tí chút rồi đưa in. Tôi là nhà văn chuyên nghiệp, không phải tập tọng viết trong blog chơi vui, rồi lấy trong blog đưa in như một số người không chuyên mà bảo là vội.Tôi chọn 59 bài trong 115 bài đã viết để tập hợp thành một cuốn sách, biên tập khá kĩ lưỡng mới đưa in. Cái này đã có trong kế hoạch ngay từ khi lập blog.

Một Trăm Độ: Trời cho con người ta chữ tài, lại khuyến mãi thêm chữ nghiệp. Đối với bọ, văn có phải là một cái nghiệp?

Quê choa: Không những nghiệp, mà là nghiệp chướng. Số phận run rủi đẩy tôi làm nhà văn chứ tôi không hề chọn nó. Kiếp sau tôi sẽ không làm nhà văn nữa, chán rồi hi hi.

Một Trăm Độ: Người đời vẫn rỉ tai nhau: “Nhà văn nói láo, nhà báo nói điêu” Những tác phẩm của bọ rất thật, thật đến trần trụi. Nhưng mạn phép hỏi bọ, trong đó có chút “láo” nào không ạ?

Quê choa: Phàm là sáng tác đều phải hư cấu cả. Tôi hư cấu bằng cách thêm bớt các chi tiết có thật, sắp xếp có chủ ý, sao cho đạt được một tác phẩm như ý muốn. Nếu hiểu nói láo là bịa đặt thì tôi không bao giờ. Tôi ghét cay đắng sự bịa đặt.

Một Trăm Độ: Vắng bóng trên văn đàn khá lâu, rồi bất ngờ trở lại với blog “Quê choa”, sử dụng lối văn độc đáo mà bọ gọi là “khẩu văn”, nói tục như một biện pháp tu từ. Mọi người ủng hộ bọ rất nhiều, nhưng cũng không tránh khỏi sự phản bác. Bọ thấy sao khi nhận được những comment đậm chất “không ủng hộ” như thế?

Quê choa: Chẳng những các comment, mà có nhiều blog đã viết hẳn cả một hai entry để phản đối văn của tôi nữa. Chẳng sao cả, tôi biết trước điều đó. Tôi biết văn tôi như trái sầu riêng vậy, chưa quen ngửi không có nổi, nhưng quen rồi thì thấy ngon.

Một Trăm Độ: Đã có nhiều người nói là nghiện văn Bọ Lập. Sáng sáng tuần tuần mà không đọc văn của Bọ Lập thì cứ thấy thiêu thiếu, bứt rứt không yên. Theo bọ, điều gì trong văn của bọ đã cuốn hút người đọc tới vậy, và phẩm chất nào là quan trọng nhất để trở thành một nhà văn thực thụ?

Quê choa: Có hai điểm mà tôi biết chắc vì thế bạn đọc thích, đó là văn tôi không phải là loại văn đạo đức giả, thứ hai là văn tôi không hề có ý định giáo dục ai. Tôi viết chơi, mọi người đọc cho vui, vậy thôi.

Một Trăm Độ: Sau “Ký ức vụn”, bọ có dự định dài hơi nào cho sự nghiệp văn học của mình không ạ?

Quê choa: Cái cuốn tiểu thuyết Tình Cát tôi đang post lên là một dự định ra sách, ngoài ra tôi sẽ ra một cuốn truyện ngắn, một cuốn chân dung được viết theo lối khẩu văn, và một cuốn tiểu thuyết khác viết theo lối khẩu văn, cuốn này có tên: Những chuyện có thật và bịa đặt của tôi. Có lẽ đây là cuốn sách cuối cùng đời văn của tôi. Sau đó nếu còn sống tôi sẽ bye bye văn và đi chơi, câu cá và uống rượu, tất nhiên tán gái nữa nếu có thể, he he.

Một Trăm Độ: Chắn hẳn các độc giả đang rất nôn nóng chờ đón các tác phẩm “sắp ra lò” của bọ. Chúc bọ dồi dào sức khỏe, thư thái tinh thần để thực hiện được tất tần tật các kế hoạch trong

dự định. Và trước mắt là chúc bọ và nhà sách Đông Tây “cháy sách”! Chân thành cảm ơn nhà văn!

“Ký ức vụn”: Một cách tự trào và hòa giải! - Mai An Thảo

Kí ức vụn, đến thời điểm này, có thể nói là một cuốn sách gây hứng thú vì những gì là nó và

những gì về nó. Là nó, người ta nhận ra một giọng văn riêng, một cách tái cấu trúc kí ức riêng và đặc biệt hấp dẫn là những chân dung văn nghệ sĩ (mà tác giả gọi là Bạn Văn) rất riêng. Về nó, thì ngay từ khi còn tồn tại ở dạng entry blog, những mẩu chuyện này đã được đón nhận, bàn luận sôi nổi trên văn đàn mạng và khi thành sách, một lần nữa, nó lại gây sốt không kém mô hình các sách best – seller ở Việt Nam trước đây để cuối cùng, có lẽ rất hi hữu, tác giả cuốn sách, đã trao giải thưởng cho các bài viết, nói chung, có tính chất tán thưởng về cuốn sách của mình.

Bài viết này xin đề cập đến những khía cạnh khác mà bản thân người viết, với sự tập trung sâu hơn vào 25 chân dung Bạn văn, cho rằng quan trọng nhất khi tiếp nhận cuốn sách mang

tên Kí ức vụn.

Trước hết, có thể coi Kí ức vụn là một dạng hồi kí, tức là tái cấu trúc kí ức của cá nhân về chính bản thân mình và những người mình từng gặp gỡ quen biết. Nếu “Những người bạn khó quên” hay “Người từng gặp” bị dìm kín trong phạm vi cá nhân nhỏ hẹp, nó chỉ có thể đại diện cho hoặc là một kiểu tính cách hoặc là một tuýp người xã hội mà tác giả đang muốn và có công dựng nó lên thành điển hình thì 25 chân dung Bạn Văn có phạm vi rộng hơn vì những nhân vật này, trước khi hội ngộ trong Kí ức vụn, ít nhiều đã được phác thảo chân dung đây đó. Cũng có thể khẳng định, chính sự nổi tiếng của những người trong Bạn Văn đã làm mờ đi tính chất thân sơ, cái điều mà tôi chắc rằng độc giả không mấy để ý, của mối quan hệ giữa người dựng chân dung và đối tượng được đặc tả. Tuy nhiên, với tư cách người trong cuộc, người dựng phải lẩy ra những chi tiết được coi là thuyết phục và hấp dẫn nhất để độc giả không nghi ngờ về kĩ năng hư cấu, điều tối kị trong thể hồi kí/tự truyện. Và chính nhờ chi tiết mà chuỗi kí ức vụn có dịp trỗi dậy như các chứng thực đáng tin để ráp nối nên nét chân dung mỗi một văn nghệ sĩ. Trong sinh hoạt văn học Việt Nam, trường hợp Kí ức vụn, tức là trường hợp những hồi kí/chân dung tiếp cận và giải cấu đối tượng theo lối phơi bày một sự thực đáng tin trong dáng dấp đáng ngờ nhất, là không nhiều. Trước, có thể kể Tô Hoài với tập hồi kí Cát bụi chân ai, tiếp theo [phần nào] là Trần Đăng Khoa với tập Chân dung và đối thoại. Cả hai, khá giống với Kí ức vụn sau này, một cách ngoạn mục, đều phá bỏ ranh giới truyền thống viết chân dung nhà văn. Độc giả, qua ba cuốn sách trên, sẽ ghi nhớ rất rõ những triệu chứng căn bệnh đồng tính của thi sĩ tình yêu Xuân Diệu, cách ăn phở của Lê Lựu, hay những tâm sự đời người của Hoàng Phủ Ngọc Tường… Nghĩa là, ở đây, họ thích sự ló dạng con người đời tư/đời thường của nhà văn hơn là sự bày chật của con người nghệ sĩ, cái mà thông thường, dễ bị đông cứng trong khuôn mẫu đạo đức xã hội rằng, người nghệ sĩ ấy phải hoàn hảo về mặt nhân cách và lí tưởng về mặt thẩm mĩ. So với hai cuốn trước, Kí ức vụn đậm đặc chi tiết đời tư hơn và do đó, những yếu tố của một đời tư như lời ăn tiếng nói, thói quen ứng xử và những ham muốn nhục dục… cũng được trưng dụng hữu ích nhằm làm cho đối tượng trở nên cực thực và nhất là, có khả năng tạo cái pha nhận thức mới: xét cho cùng, nói như Nguyễn Huy Thiệp, con người diễn nôm ra ai chẳng lằng nhằng! Tuy rất khó giải thích rõ ràng nhưng cái sự lằng nhằng ấy có thể hiểu một cách chung, là tính

chất con người nhất, mà có lần K. Marx đã quả quyết “không hề xa lạ với tôi”. Một đời sống hỉ nộ ái ố nếu đã không nhạt nhẽo thì hãy để nó phơi mở trong vai trò là làm sáng lên đối tượng. Nếu đôi khi vì dưới ánh mắt đạo đức hẹp hòi, mà nó không thể được diễn nôm, không được thỏa mãn trình diện thì ngay cả với người nghệ sĩ, hẳn sẽ là tai họa và thậm chí, là kẻ giả vai.

ức vụn cho phép mỗi chân dung một cơ hội đúng vai, tròn vai mà dù, thi thoảng, cái bi có quẫy

lên thì cũng chỉ làm cho cái hài, cái tự trào trương nở rộng hơn. Kí ức vụn đúng là một cách tự trào.

Khác với tự thán và tự mê, tự trào có một năng lực hướng ngoại rất lớn. Trong khi tự thán và tự mê, chủ yếu, như cách ngắm vuốt chính mình và đặt ở môi trường văn hóa thuần nông, nó gần gũi với tinh thần vị kỉ, tự kỉ. Tự trào, ngược lại, coi việc “quẳng mình” là một trách nhiệm và khi cái cười bật lên thì đám đông sẽ lĩnh hội mình, giải mã mình chứ ‘mình” không còn ở dạng thô sơ của sự thù tạc cá nhân. Tự trào, để xuất hiện, phải cần đến bản lĩnh vì lúc đó, quan niệm thẩm mĩ của anh ta, cái tạo nên tiếng cười, đôi khi chống lại xung quanh, thách thức một cái nhìn cũ. Nhưng nhờ vậy mà nó gây ấn tượng mạnh, được truyền tụng. Xin dẫn vài ví dụ: Thế kỉ XV, Nguyễn Trãi, ngoài những vần thơ tua gìn đạo trung hiếu mà bản thân quan phẩm – nhân phẩm của ông xứng đáng là tấm gương, cũng đã không quên tự trào khi viết về mình:

“Tuổi cao tóc bạc, cái râu bạc/ Nhà dột đèn xanh, con mắt xanh”. Có người coi đó là cách nghĩ

giản dị và mộc mạc của Nguyễn Trãi. Nếu quả vậy thì cũng phải thấy rằng, chính Nguyễn Trãi đã xa lánh lối dựng chân dung một nho sĩ đạo mạo để có được tiếng cười trẻ trung rất hiện đại. Sang thế kỉ XIX, Nguyễn Khuyến tự trào về mình, dù với tâm lí thất thế, là kẻ “giả điếc”: “Khi vườn sau khi sân trước khi điếu thuốc khi miếng trầu khi trà chuyên năm ba chén khi Kiều lẩy

một đôi câu”. Mạnh mẽ và đi xa hơn Nguyễn Khuyến, Tú Xương công khai đẩy con người đời tư

lên trước: Vị Xuyên có Tú Xương/ Dở dở lại ương ương/ Cao lâu thường ăn quịt/ Gái đĩ quen

chơi lường. Cho dù 4 nét vẽ này là của Tú Xương hay của bạn văn dành cho ông thì cũng phải

thấy, khả năng tự trào sắc sảo này đã làm một Tú Xương đời thường gần gũi với thói đời mà ông từng chửi “ăn ở bạc”. Điều quan trọng cần phân biệt ở đây là, Tú Xương chỉ có thể vi phạm đạo đức với tư cách con người xã hội nhưng trong nghệ thuật, ông xứng đáng được ngưỡng mộ vì đã tự tìm lấy lối đi riêng để dựng chân dung và tạo dấu ấn thẩm mĩ mới ở thể loại này. Cũng như vậy, ở Kí ức vụn, mỗi bạn văn đều được tác giả cận cảnh ở chi tiết đời tư một cách nhất quán, không hề có lối tạt/rẽ sang con người nghệ thuật theo kiểu phê bình đạo đức trá hình. Cho nên, tự trào, dù có gây đỗ vỡ những quan hệ xã hội thông thường, thì trước sau, nó vẫn cần phải hồn nhiên, tự nhiên trong tư thế xuất hiện. Có tư thế này còn có thể kể thêm lối tự trào của Bùi Giáng, của thơ đời Bùi Chí Vinh…

Kí ức vụn tự trào, gây cười về điều gì? Thì cũng như Tú Xương tổng kết: Một trà, một rượu,

một đàn bà. Có chăng, ngoài ba cái lăng nhăng ấy, lác đác trong Bạn Văn còn thấy cái sự ‘lười

tắm’; sự lắm chữ, yêu chữ, ngộ chữ; sự ứng xử nhân tình… Mỗi chân dung một sự lằng lằng, mỗi lằng nhằng một lẳng lặng nghe, mỗi lẳng lặng nghe, một đằng đẵng cười.

Để gây cười, ngoài hệ thống chi tiết được phục dựng đắc địa, tác giả còn hay sử dụng thủ pháp này: so sánh, liên tưởng theo lối khẳng định hoặc ở dạng hơn nhất. Chẳng hạn: “Trẻ con nước này quên ai thì quên, có ba người không thể quên, đó là Bác Hồ, Tô Hoài và Xuân Sách”

(Nhớ Xuân Sách); “Mình nói xứ Nghệ có hai đặc sản quí hiếm gọi là kẹo Cu Đơ và thơ Minh Huệ”

(Tuyết Nga); “Tôi nộp thuế cho vợ đầy đủ nhất Hội nhà văn nhé, có thua thì thua Đoàn Tử Huyến

xin chữ kí, bụng nghĩ nhà văn nước Nam mấy ai như mấy nghệ sĩ điện ảnh không, may lắm có

Trần Đăng Khoa với Nguyễn Nhật Ánh”(Quốc Trọng)… Trong mỗi so sánh, do tính bất nhất,

khác biệt giữa các đối tượng, nên nó không những gây cười mà còn ẩn giấu dư vị giễu. Dư vị này được làm ngấm thêm bằng gia vị cảm giác thông qua các lớp từ quen thuộc: hay điếc tai, kinh, thất kinh, sướng rêm người… Chúng như những đường vòng xuyến đuổi theo từng bức chân dung, người xem vừa muốn truy đuổi tận cùng vừa phải chờ đợi tín hiệu tiết chế từ phía tác giả.

Với sự hấp dẫn và độc đáo của mình, Kí ức vụn, ở thời điểm nó ra đời, đúng như Bảo Ninh chào đón “thật là điều quá mừng cho văn học”. Tuy nhiên, phải thấy, trường hợp Cát bụi chân ai (1992), Chân dung và đối thoại (1998), Yêu và sống (Lê Vân, trước đây cũng nhận được điều tương tự. Từ đó, đặt trong sinh hoạt văn học Việt Nam, có thể nhận ra một đặc điểm: khi những đổi mới và cách tân trong sáng tác đi vào hồi lắng và văn đàn luôn chịu trận bởi sự đòi hỏi khắt khe là phải có tác phẩm lớn (chí ít phải có tiểu thuyết lớn) thì gần như nó bị rúng động bởi sự xuất hiện của thể hồi kí/ tự truyện/ chân dung mà nó, mãnh lực tìm kiếm chủ yếu, là thoát ra khỏi sự tự ngưỡng mộ để trở nên tươi tắn trong dáng vẻ bụi bặm. Với một ý thức rõ ràng về việc nhập cuộc với đời sống văn học thì các nhà văn đột phá trong thể loại này sẽ đem lại một

Một phần của tài liệu nguyenquanglap_kyucvun (Trang 144 - 149)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)