7. Kết cấu bài tiểu luận
2.2.4. Lợi nhuận (Earnings)
Tính đến cuối năm 2020, tổng thu nhập lãi thuần của các ngân hàng niêm yết đạt 279,880 tỷ đồng, tăng 11.8% so với cùng kỳ năm ngoái. Tăng trưởng thu nhập lãi thuần tăng được đóng góp chính bởi các ngân hàng thương mại tư nhân, với mức tăng 17.5% lên tổng cộng 172,217 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, các NHTM có yếu tố nhà nước chỉ ghi nhận mức tăng trưởng vỏn vẹn 3.8% lên 107,663 tỷ đồng.
Hệ số CIR trung bình của các NHNY giảm từ 39,6% trong 6T2019 xuống còn 37,8% trong 6T2020 với 8/10 ngân hàng trong danh sách chúng tôi theo dõi giữ ổn định hoặc cải thiện CIR so với cả năm 2019 và 6T2019, cho thấy hiệu quả hoạt động tại đa số ngân hàng đã được nâng cao.Tuy trong ngắn hạn việc giảm CIR dự kiến không quá mạnh do các ngân hàng vẫn cần tiếp tục đầu tư phát triển ngân hàng số để mở rộng CASA và thanh toán phi tiền mặt. Riêng BID vì chuẩn bị nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi nên CIR dự kiến chịu nhiều áp lực hơn ít nhất là trong vòng 2 năm trước khi trở lại mức thông thường.Tuy vậy trong dài hạn, chi phí hoạt động nói chung sẽ hưởng lợi nhiều hơn nhờ việc mở rộng tập khách hàng và chuyển dịch thói quen, bắt đầu từ các ngân hàng có sự đầu tư mạnh mẽ vào quy trình chuyển đổi số, như VPB, TCB, TPB và ACB.
Trong giai đoạn 2008 - 2019, chỉ số ROA bình quân cao nhất ở mức 1,25% vào năm 2009 và thấp nhất ở mức 0,58% năm 2015. Từ mức cao 1,25% năm 2009, chỉ số ROA giảm vào năm 2010 xuống 1,16%; chỉ số ROA biến động giảm liên tục từ 1,1% năm 2011 xuống 0,58% năm 2015 và tăng nhẹ trở lại từ năm 2016; đạt 1,09% năm 2019. Nhìn tổng thể, xu hướng chung chỉ số ROA của các NHTM là giảm qua các năm từ 2009 - 2015 và có xu hướng tăng nhẹ từ năm 2016 - 2019.
Tỷ lệ ROE đạt 14,38% năm 2008 và tăng lên 16,26% vào năm 2009. Từ năm 2009 - 2014 xu hướng chung ROE của các NHTM là giảm qua các năm. Trong giai đoạn 2009 - 2014, các NHTM thực hiện đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015” và xử lý nợ xấu theo Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 1/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nên lợi nhuận của các NHTM có xu hướng giảm rõ rệt. Giai đoạn 2015 - 2019, ROE của các NHTM tăng trở lại và đạt 16,65% năm 2019. Quyết định số 1058/QĐ-TTg năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020” đã giúp các NHTM định hướng các hoạt động kinh doanh để gia tăng lợi nhuận. Theo mức chuẩn đưa ra thì ROA trên 1% và ROE từ 15% trở lên là đạt yêu cầu, như vậy giai đoạn 2008 -2011 các NHTM đều đảm bảo được yêu cầu, tuy nhiên giai đoạn năm 2012-2018 có sự sụt giảm và một số ngân hàng không đảm bảo so với yêu cầu CAMELS.
Bảng 2: Hiệu quả tài chính của các NHTM Việt Nam
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên của 30 NHTM
Tỷ lệ NIM trung bình trong giai đoạn 2018 - 2019 của các NHTM đạt 2,85%. Tỷ lệ NIM bình quân cao nhất ở mức 3,63% vào năm 2011 và thấp nhất ở mức 2,54% năm 2014. Nhìn tổng thể, xu hướng chung tỷ lệ NIM của các NHTM là giảm
qua các năm từ 2011 - 2014 và tăng nhẹ trong giai đoạn 2015 - 2019. Tỷ lệ NIM năm 2019 đạt được 3,01%, cao nhất trong giai đoạn 2013 – 2019.