Thanh khoản (Liquidity)

Một phần của tài liệu Khả năng áp dụng mô hình camels của các nhtm tại việt nam giai đoạn 2019 – 2021 (Trang 29 - 34)

7. Kết cấu bài tiểu luận

2.2.5. Thanh khoản (Liquidity)

Khảo sát báo cáo tài chính quý I/2021 của 15 ngân hàng, gồm Vietcombank, VietinBank, BIDV, MBBank, Techcombank, VPBank, ACB, VIB, MSB, TPBank, HDBank, Sacombank, LienVietPostBank, NCB, SHB, có thể thấy, chỉ có hai ngân hàng là VietinBank, HDBank có tỷ lệ cho vay trên tiền gửi giảm so với cuối năm 2020. Tuy nhiên, mức giảm là không đáng kể, chỉ 0,8 điểm phần trăm. Ở chiều ngược lại có tới 13 ngân hàng tăng tỷ lệ LDR. Nổi bật nhất là MSB tăng 6,81 điểm phần trăm, từ mức 90,66% lên 97,475%. Tiếp sau là VPBank với mức tăng 5 điểm phần trăm, từ mức 124,58% lên 129,58%, đây cũng là ngân hàng có tỷ lệ LDR cao nhất theo khảo sát.

Một số ngân hàng khác cũng ghi nhận tăng ở chỉ số LDR gồm BIDV tăng 1,63 điểm phần trăm; MBBank tăng 2,88 điểm phần trăm; Techcombank tăng 3,06 điểm phần trăm; ACB tăng 3,89 điểm phần trăm; VIB tăng 0,41 điểm phần trăm...

Đáng chú ý, chỉ số LDR ở hầu hết ngân hàng đều tiệm cận 100% hoặc hơn, rất ít ngân hàng loanh quanh 85% như Agribank, chỉ số LDR ở mức 83%! Đây là kết quả của một quá trình tái cơ cấu 8 năm, kể từ 2013.

Công thức tính LDR gồm có hai cấu phần chính. Trong đó, tử số là tổng dư nợ cho vay (tín dụng) và mẫu số là tổng tiền gửi.

Thông thường, tín dụng được coi là tài sản kém linh hoạt nhất trong số các tài sản sinh lời của ngân hàng. Do đó, nếu tỷ lệ LDR tăng thì tính thanh khoản của ngân hàng giảm đi tương ứng. Hiểu đơn giản, LDR lên cao quá thì khả năng tự bảo vệ khỏi nguy cơ bị rút tiền gửi đột ngột kém.

Trái lại, nếu tỷ lệ LDR thấp thì thanh khoản ngân hàng tốt, có thể thoải mái tăng trưởng, dễ dàng quyết định đầu tư và cho vay, khi nhiều khách hàng rút tiền gửi cùng lúc thì cũng không khó để đáp ứng.

Hình 4: LDR thuần của các ngân hàng trong năm 2020 và quý 1/2021

Với tầm quan trọng như trên, Ngân hàng Nhà nước hiện đang yêu cầu mức LDR tối đa của các ngân hàng thương mại là 85%. Tức, ngân hàng huy động được 100 đồng chỉ được cho vay 85 đồng, còn 15 đồng phải để dự trữ, làm “bộ đệm” thanh khoản. Và 15 đồng dự trữ này thường được ngân hàng mua tài sản có tính thanh khoản cao để dự trữ như trái phiếu chính phủ. Trong trường hợp xấu nhất, các ngân hàng có thể lấy khoản dự trữ ra bán, hoặc cũng có thể chiết khấu với Ngân hàng Nhà nước trên thị trường mở (OMO) để lấy tiền trả các nghĩa vụ nợ.

Việc tỷ lệ LDR của 15 ngân hàng được khảo sát tăng lên cho thấy “bộ đệm” thanh khoản của hệ thống đang mỏng dần so cuối năm 2020. Diễn biến này nhiều khả năng đã góp phần vào việc lãi suất liên ngân hàng tăng liên tục trong các tuần gần đây. Tính tới cuối tháng 5/2021, lãi suất huy động gần như đi ngang so với tháng trước đó. Cụ thể, một thống kê vừa được Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) công bố cho biết, LSHĐ trung bình có diễn biến tăng nhẹ trong tháng 5/2021 đối với cả hai kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng. Theo đó, trung bình LSHĐ 6 tháng và 12 tháng của các ngân hàng tăng lần lượt 0,004% và 0,002%, lên 4,82% và 5,64% vào cuối tháng 5.

Hình 5: Diễn biến lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng của các NH

2.2.6. Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường (Sensitivity to MarketRisk) Risk)

Tại Việt Nam hiện nay, các tiêu chí đánh giá rủi ro đối với NHTM được thực hiện theo tiêu chuẩn Basel I năm 1998. Điều đáng tiếc là tiêu chuẩn Basel I lại không đề cập đến bất cứ một chỉ tiêu hay công cụ nào phục vụ cho việc đo lường độ nhạy cảm với rủi ro thị trường. Cuộc khủng hoảng trong hệ thống ngân hàng năm 2008 đã đặt ra nhiều thử thách đối với hệ thống ngân hàng ở Việt Nam, trong đó việc giám sát và quản lý rủi ro liên quan đến rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá. Nhu cầu cấp thiết hiện nay là cần đưa ra một bộ tiêu chuẩn mới nhằm đánh giá khả năng thích ứng và quản lý của các NHTM trước sự biến động thị trường, và đó chính là bộ tiêu chuẩn Basel II năm 2004. Basel II được xem như là một bản nâng cấp cần thiết, bởi lẽ nó khắc phục được phần lớn nhược điểm của Basel I. Nếu như tiêu

chuẩn Basel I chỉ chú trọng đến khả năng an toàn vốn, hay rủi ro tín dụng, của một NHTM, thì ở Basel II, ta có thể thấy được một bộ tiêu chuẩn đánh giá đồng bộ về ba yếu tố: Rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động và đặc biệt là rủi ro thị trường. Để đo lường rủi ro thị trường có 2 công cụ chính là rủi ro về lãi suất và rủi ro ngoại hối

Về rủi ro lãi suất: Thống kê từ 26 ngân hàng thương mại tại thời điểm 31/03/2021 cho thấy chỉ có 4 ngân hàng đang có khe hở rủi ro lãi suất dương và tỷ lệ nhạy cảm lãi suất lớn hơn 1 bao gồm: VietinBank (CTG), VPB, BVB, SGB. Các ngân hàng còn lại đều có khe hở rủi ro lãi suất âm và tỷ lệ nhạy cảm lãi suất nhỏ hơn 1.

Bảng 3: Tình hình rủi ro lãi suất của các ngân hàng tại thời điểm 31/03/2021

Với cơ cấu tài sản nợ - có như trên, CTG, VPB, BVB, SGB đang ở trạng thái tài sản nhạy cảm khi lãi suất giảm. Khi lãi suất giảm thì thu lãi từ tài sản sẽ giảm nhiều hơn chi phí lãi cho nguồn vốn huy động. Nếu mức chênh lệch giữa tài sản có nhạy cảm lãi suất và tài sản nợ nhạy cảm lãi suất càng lớn sẽ làm cho rủi ro lãi suất càng lớn. Cụ thể, CTG và VPB có khe hở rủi ro lãi suất lần lượt ở mức 29,462 tỷ đồng và 16,865 tỷ đồng. Điều này đồng nghĩa với mỗi phần trăm giảm xuống của lãi suất trong thời điểm 31/03/2021 (giả sử lãi suất tài sản có và tài sản nợ biến động như nhau) sẽ làm thu nhập của VietinBank và VPBank lần lượt giảm gần 295 tỷ đồng và 169 tỷ đồng.

Trong khi đó, 20 ngân hàng còn lại đang ở trạng thái tài sản nhạy cảm khi lãi suất tăng. Nếu lãi suất tăng thì chi phí lãi cho nguồn vốn huy động sẽ tăng nhiều hơn thu lãi từ tài sản có, làm giảm thu nhập của ngân hàng.

Thực tế, các ngân hàng không có cách nào loại bỏ hoàn toàn rủi ro lãi suất mà chỉ có thể kiểm soát nó trong mức cho phép để không tác động xấu tới giá trị tài sản trong tương lai.

Về rủi ro ngoại hối: Theo thông báo từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), bắt đầu từ ngày 8/6, giá mua vào USD trên Sở Giao dịch NHNN và giá thực hiện cho hợp đồng USD giao kỳ hạn 6 tháng là 22.975 đồng, giảm 150 đồng so với trước đó (23.125 đồng).

Hình 6: Một số loại tỷ giá trên thị trường ngoại hối hiện nay

Đây là lần điều chỉnh giá mua USD lớn nhất kể trong hơn một năm trở lại đây. Trước đó, vào đầu năm 2021, NHNN đã quyết định sử dụng công cụ mua kỳ hạn ngoại tệ 6 tháng được hủy ngang 1 lần thay cho mua giao ngay, với giá thực hiện là 23.125 đồng.

Một phần của tài liệu Khả năng áp dụng mô hình camels của các nhtm tại việt nam giai đoạn 2019 – 2021 (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)