Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong giúp nhà quản trị chiến lược tóm tắt và đánh giá điểm mạnh, điểm yếu quan trọng của bộ phận chức năng, cũng như cung cấp cơ sở để đánh giá mối quan hệ giữa các bộ phận này.
Bảng 2. 3 Ma trận IFE các yếu tố ảnh hưởng đến ngành nước giải khát của Tập đoàn Tân Hiệp Phát
ST T TÊN CÁC YẾU TỐ MỨC ĐỘ QUAN TRỌNG HỆ SỐ PHÂN LOẠI ĐIỂM 1 Hình ảnh công ty và uy tín thương hiệu tốt 0.09 3 0.27
2 Quy mô sản xuất kinh doanh lớn 0.07 3 0.20
3
Công nghệ, thiết bị dây chuyền sản
xuất tân tiến, bảo vệ môi trường 0.09 3 0.29
4 Khả năng tài chính mạnh 0.08 3 0.23
5
Doanh thu tăng nhưng không đồng
đều 0.07 3 0.21
6
Chiến lược giá hấp dẫn phù hợp với
thị trường 0.08 3 0.27
7 Chiến lược phân phối hợp lý, hệ thống phân phối mạnh 0.08 4 0.28
8
Chiến lược xúc tiến được chú trọng,
tăng sự nhận biết của khách hàng 0.10 3 0.31
9
Hoạt động nghiên cứu phát triển
được quan tâm 0.08 3 0.26
10
Giữa lãnh đạo và nhân viên có sự tôn
trọng, lắng nghe ý kiến lẫn nhau 0.08 2 0.20
11 Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
đạt tiêu chuẩn 0.09 3 0.29
12 Sản phẩm đa dạng, chất lượng cao 0.09 3 0.28
TỔNG CỘNG 1.00 3.10
Nhận xét:
Nhìn vào ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên trong của tập đoàn Tân Hiệp Phát ta thấy yếu tố “Chiến lược xúc tiến được chú trọng, tăng sự nhận biết của khách hàng” nhận mức độ quan trọng 0.10 – mức cao nhất, điều đó có nghĩa đây là yếu tố bên trong quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự thành bại của ngành nước giải khát. Mức độ tác động là 4 của Tân Hiệp Phát đối với yếu tố “Chiến lược phân phối hợp lý, hệ thống phân phối mạnh” cho thấy doanh nghiệp ứng phó tốt, chiến lược ứng phó cũng hiệu quả đối với yếu tố này. Tổng số điểm của ma trận IFE của tập đoàn Tân Hiệp Phát là 3.10 cho thấy, các chiến lược của Tân Hiệp Phát ứng phó với sự thay đổi của môi trường bên trong vào loại tốt, tích cực.
2 2.4. Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty Tân Hiệp Phát giai đoạn 2022 – 2027:
2.4.1. Xác định lại mục tiêu và điều chỉnh mục tiêu
Thị trường nước uống Việt Nam trong thời gian qua luôn có chiều hướng phát triển và có tiềm năng nên nhu cầu về thị trường là rất lớn, tạo điều kiện cho hoạt động phân phối các sản phẩm của Tân Hiệp Phát có nhiều thuận lợi. Hơn nữa, các sản phẩm mà công ty phân phối đều có những thương hiệu nổi tiếng, được chấp nhận như: nước tăng lực Number one, trà xanh không độ, trà thảo mộc Dr Thanh, sữa đậu nanh,... Vì vậy thị trường kinh doanh của công ty không ngừng được mở rộng và phát triển.
Hiện tại các sản phẩm của Tân Hiệp Phát sản xuất cũng có nhiều đối thủ cạnh tranh như: về Trà xanh không độ có sản phẩm trà xanh 100 của công ty Tribeco, trà xanh
C2 của URC, sản phẩm Pure Green của Pepsi,...Tuy nhiên theo đánh giả của AC Nieisen hiện tại sản phẩm Trà xanh không độ của Tân Hiệp Phát chiếm thị phần lớn. Ngoài ra các sản phẩm trà thảo mộc Dr Thanh, nước tăng lực Number One,.. cũng được thị trường rất ưa chuộng. Từ cách đây 10 năm, Tân Hiệp Phát đã tiếp cận và nghĩ đến việc đầu tư mua 10 dây chuyền công nghệ Aseptic trị giá 300 triệu USD của Tập đoàn GEA. Với 10 dây chuyền công nghệ này, doanh nghiệp sẽ đem đến chất lượng vượt trội cho ngành nước giải khát Việt Nam, không cần đến chất bảo quản nhưng sản phẩm vẫn giữ được 12 tháng, từ đó khẳng định được rằng Tân Hiệp Phát vẫn hướng tới mục tiêu đã đặt ra và đầu tư để phát triển thành trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu ở châu Á trong lĩnh vực thức uống và thực phẩm.
2.1 2.4.2. Sử dụng ma trận SPACE để đề xuất chiến lược
Sức mạnh tài chính (FS) Sự ổn định của môi trường (ES)
Khả năng tài chính: +2 Hệ thống kênh phân phối: +4 Quy mô sản xuất kinh doanh: +2
Nhu cầu người tiêu dùng tăng: -3 Hội nhập kinh tế quốc tế: -4
Luật bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm: -4
Điểm trung bình của FS: +2.6 Điểm trung bình của ES: -3.6
Lợi thế cạnh tranh (CA) Sức mạnh của ngành (IS)
Hình ảnh công ty và uy tín thương hiệu: -3
Công nghệ hiện đại: -2 Chiến lược xúc tiến: -1 Hệ thống quản lý an toàn thực
phẩm: -2
Hoạt động nghiên cứu phát triển: -3
Mức phát triển ngành: +4
Các sản phẩm thay thế đa dạng: +3 Phát triển của công nghệ: +4 Cạnh tranh từ các đối thủ: +5
Điểm trung bình của CA: -2.6 Điểm trung bình của IS: +4
Sức mạnh tài chính:
Giai đoạn 2014-2017, với tác động của "sự cố con ruồi", doanh thu của hệ thống Tân Hiệp Phát chững lại quanh mốc 7.000 tỷ đồng/năm dù có thêm nhà máy mới Number One Hà Nam đi vào hoạt động. Tuy nhiên doanh nghiệp này đã lấy lại đà tăng trưởng từ năm 2018 và duy trì trong năm 2019 khi có thêm nhà máy Number One Chu Lai đóng góp gần 1.400 tỷ doanh thu.
Lợi nhuận của tổ hợp Tân Hiệp Phát vẫn tăng đều đặn qua các năm nhưng năm 2019 đã tăng vọt 65% từ 2.000 tỷ lên 3.300 tỷ do 2 yếu tố là (1) giá vốn hàng bán – có thể là giá nguyên liệu đầu vào – giảm mạnh và (2) đóng góp từ nhà máy mới Number One Chu Lai.
2019, lợi nhuận của Tân Hiệp Phát đã tăng vọt 65% từ 2.000 tỷ đồng lên 3.300 tỷ đồng nhờ giá vốn hàng bán (giá nguyên liệu đầu vào) giảm mạnh và Nhà máy Number One Chu Lai đóng góp gần 1.400 tỷ doanh thu.
Với 2.800 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế nhân với mức P/E khoảng 20 lần (tương đương với P/E hiện tại của Vinamilk) thì định giá của Tân Hiệp Phát rơi vào khoảng 56.000 tỷ đồng ~ 2,4 tỷ USD. Ông Trần Quí Thanh và gia đình – những người đang sở hữu 100% hệ thống Tân Hiệp Phát – là cái tên sáng giá nhất gia nhập danh sách tỷ phú đô la. Với 4 nhà máy: Bình Dương, Number One Chu Lai (Quảng Nam), Hà Nam, Hậu Giang (Nhà máy mới với tổng vốn đầu tư 4.000 tỷ đồng, trên diện tích 40ha) Tân Hiệp Phát đã bỏ ra 300 triệu USD để đầu tư dây chuyển hiện đại nhất thế giới ứng dụng công nghệ Asepti. Đây là công nghệ giúp sản phẩm giữ được tinh chất, không dùng bảo quan mà vẫn giữ được trong thời gian dài.
Sức mạnh ngành
Hiện ngành thực phẩm và đồ uống chiếm khoảng 15% GDP cả nước và có xu hướng tăng lên. Tổ chức giám định kinh doanh quốc tế dự đoán, tốc độ tăng trưởng ngành thực phẩm và đồ uống sẽ cao hơn vào giai đoạn 2016 – 2019, khả năng Viê œt Nam đứng thứ ba châu Á.
Riêng ngành đồ uống tăng 6% trong năm 2020, công nghiệp đồ uống tại Việt Nam là một trong những ngành hàng tiêu dùng nhanh tăng trưởng cao nhất. Tiêu thụ nước giải khát với triển vọng đạt 109 tỉ lít vào cuối năm 2020
Sự ổn định của môi trường
Trong năm 2020, bà Trần Uyên Phương – con gái ông Thanh – cũng đã chi khoảng 350 tỷ đồng để mua 22% cổ phần của Yeah1 Group. Thương vụ này được kỳ vọng sẽ tận dụng hệ thống quảng cáo của Yeah1 để thúc đẩy doanh số cho Tân Hiệp Phát.
Nhận xét:
Dựa vào kết quả từ ma trận SPACE trên, ta có thể thấy được Tân Hiệp Phát đang có lợi thế vê sự ổn định của môi trường (3.6) và thuô œc ngành có tốc đô œ phát triển khá cao (4).
Đề xuất chiến lược:
Sau khi phân tích ma trận Space ta thấy 1 số chiến lược có khả năng phát triển là:
Chiến lược thâm nhập thị trường
Chiến lược phát triển thị trường
Chiến lược phát triển sản phẩm
Qua đó, chiến lược phát triển sản phẩm được lựa chọn là chiến lược thực thi do đáp ứng được các nhu cầu như sau:
Phát triển theo xu hướng đa dạng hóa các dòng sản phẩm
Có thể phát triển thêm các sản phẩm khác phù hợp với sức khỏe của người tiêu dùng
Phát triển thị phần ở các dòng sản phảm khác trong thị trường nước giải khát
nhằm tăng thêm thu nhập
2.4.3. Sử dụng ma trận SWOT để đề xuất chiến lược
SWOT
Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)
S1: Có hệ thống nhà máy công suất lớn, cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại. S2: Đầu tư nhiều cho nghiên cứu phát triển sản phẩm.
S3: Ban quản trị có năng lực,tham vọng và tầm nhìn.
S4: Đạt nhiều giải thưởng về chất lượng.
W1: Nguồn lực phân bố không đồng đều.
W2: Nguồn nguyên liệu phụ thuộc nhiều vào các đối tác, một số phải nhập khẩu.
Cơ hội (O) Các chiến lược S-O Các chiến lược W-O
O1: Thị hiếu, xu hướng tiêu dùng hiện đại. O2: Hệ thống chuỗi thức ăn nhanh, cửa hàng tiện lợi phát triển. O3: Hội nhập kinh tế quốc tế.
S1,2-O1,3: Thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm.
W1_O2: Thực hiên chiến lược chi phí thấp.
Thách thức (T) Các chiến lược S-T Các chiến lược W-T
T1: Tiêu chuẩn cao về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. T2: Toàn cầu hóa và sự
S1,3-T1: Thực hiện chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu thực phẩm xanh.
W2,3_T2: Thực hiện chiến lược hội nhập dọc sau.
xâm nhập của các tập đoàn nước ngoài. T3: Môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Nhận xét:
Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm:
Dựa vào phòng nghiên cứu và phát triển hiện đại cùng tiềm lực tài chính và hệ thống phân phối rộng, cũng như đội ngũ nhân lực chất lượng cao để đưa những sản phẩm mới đáp ứng được nhiều nhu cầu khác nhau về các dòng sản phẩm khác nhau giúp cho khách hàng đỡ nhàm chán.
Thực hiện chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu thực phẩm xanh:
Đưa ra sản phẩm mới có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng, mang lại một số giải pháp để giải quyết các mối lo ngại về sức khỏe đang gia tăng , đồng thời đa dạng hóa các dòng sản phẩm trên thị trường
Thực hiên chiến lược chi phí thấp:
Tạo lợi thế cạnh tranh bằng cách sản xuất ra sản phẩm dịch vụ với chi phí thấp để có thể định giá thấp hơn các đối thủ cạnh tranh trong ngành nhằm thu hút những khách hàng mục tiêu nhạy cảm với giá thấp và chiếm được thị phần lớn. Nếu như cạnh tranh ngành tăng và các doanh nghiệp bắt đầu cạnh tranh về giá, THP có chi phí thấp sẽ có khả năng chịu đựng được sự cạnh tranh tốt hơn các doanh nghiệp khác.
Thực hiện chiến lược hội nhập dọc sau:
Chủ trương đàm phán với các nhà cung ứng bên ngoài một cách rộng rãi để thu được lợi ích lớn nhất. Khi đó, THP mua sắm các yếu tố đầu vào từ khắp nơi, so sánh các nhà cung ứng với nhau để có thể đạt được thỏa thuận tốt nhất. Cạnh tranh toàn cầu thúc đẩy THP giảm số lượng các nhà cung ứng và yêu cầu cao hơn về chất lượng và dịch vụ với các nhà cung ứng mà THP lựa chọn.
2.4.3. Lập kế hoạch thực hiện:
Thông qua năng lực nội vi và ngoại vi như đã phân tích, chúng em đã đưa ra một chiến lược chung cho THP giai đoạn 2022-2027 như sau:
CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN
Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp được ví như đường đi, nước bước và là chìa khóa vận hành đưa doanh nghiệp đạt những mục tiêu, kế hoạch và thành công nhất định. Vì thế, Một chiến lược kinh doanh đúng đắn sẽ mang lại hướng đi tốt cho doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh có thể coi như kim chỉ nam dẫn đường cho doanh nghiệp đi đúng hướng.
Trên đây là toàn bộ cái nhìn tổng quan về thị trường nước giải khát ở Việt Nam và đặc biệt là Công ty TNHH Thương Mại - Dịch Vụ Tân Hiệp Phát cùng với các chiến lược marketing và chiến lược kinh doanh mà em đã nghiên cứu và đưa ra. Những vấn đề xoay quanh việc nghiên cứu phân tích môi trường kinh doanh để rồi từ đó nhận đinh được chiến lược mà doanh nghiệp đang thực hiện là những vấn đề mang tính nhạy bén, đòi hỏi ở người phân tích và nghiên
cứu cần có cái nhìn đi từ tổng quan đến chi tiết và nhìn từ góc độ của một nhà quản trị bên cạnh lý thuyết và thực tiễn cần đòi hỏi phải có tầm nhìn và sự sắc sảo. Trong quá trình tìm hiểu và hoàn tất bài nghiên cứu của em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô để bài tiểu luận này được hoàn thiện hơn.
Sau khi hoàn thành bài tiểu luận về hoạch định chiến lược kinh doanh, nhóm tụi em đã biết vận dụng những kiến thức mà Thầy truyền đạt trong suốt 11 buổi học vào doanh nghiệp cụ thể. Qua đó chúng em biết phân tích số liệu và đánh giá số liệu thông qua ma trận EFE, ma trận IFE ma trận swot và ma trận space. Ngoài ra, chúng em còn tiếp thu thêm nhiều kiến thức bổ ích liên quan khác. Thông qua bài tiểu luận, chúng em sẽ hiểu rõ và ứng dụng vào công việc hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty mình sau này giúp công ty có cái nhìn tổng quát về môi trường vi mô và vĩ mô từ đó kịp thời điều chỉnh chiến lược. Bên cạnh đó, trong khoảng thời gian làm tiểu luận, chúng em được rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm, phân công công việc, biết cách phân bổ thời gian làm tiểu luận với những môn học khác. Ngoài những điểm số mà chúng em đạt được thì kiến thức mà chúng em lĩnh hội được mới thực sự quan trọng.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Cảnh Trí Hoàng (2021), Giáo trình Quản Trị Chiến Lược, Đại học Tài chính – Marketing
2. Trang web chính thức của tập đoàn Tân Hiệp Phát: https://www.thp.com.vn/
3. Kênh thông tin-kinh tế Việt Nam: https://www.cafef.vn/
4. Báo cáo ngành đồ uống Q3/2019 của VIRAC
5. BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI QUÝ III VÀ 9 THÁNG NĂM
2021 ( www.gos.gov.vn – Tổng cục thống kê) 6. https://babuki.vn/thi-truong-do-uong-viet-nam/ 7. https://tinnhanhchungkhoan.vn/nganh-thuc-pham-do-uong-co-nhieu-thay-doi- sau-2-cu-soc-post251087.html 8. https://vov.vn/kinh-te/doanh-nghiep/nha-may-tan-hiep-phat-su-dung-day- chuyen-cong-nghe-aseptic-cua-duc-723534.vov 9. https://cafef.vn/nhieu-tien-nhu-tan-hiep-phat-cong-ty-gia-dinh-lai-3300-ty- nam-2019gan-bang-ca-pepsi-va-coca-cola-cong-lai-20200908002337187.chn