4. Kết cấu đề tài
2.2.2 Ảnh hưởng của Covid-19 đến giai cấp công nhân nước ta
• Năm 2020
Tính đến tháng 12 năm 2020, cả nước có 32,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19 bao gồm người bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập,… Trong đó, 69,2% người bị giảm thu nhập, 39,9% phải giảm giờ làm/nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên và khoảng 14,0% buộc phải tạm nghỉ hoặc tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Khu vực dịch vụ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19 với 71,6% lao động bị ảnh hưởng, tiếp đến là khu vực công nghiệp và xây dựng với 64,7% lao động bị ảnh hưởng; tỷ lệ lao động bị ảnh hưởng trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 26,4%. Dịch Covid-19 đẩy 1,3 triệu người vào tình trạng không có việc làm trong năm 2020, đa phần người mất việc trong độ tuổi lao động. Riêng trong quý 4–2020 có khoảng 1,2 triệu người thất nghiệp, tăng 136.800 người so với cùng kỳ năm trước.
• Năm 2021
GDP quý III/2021 giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngoại trừ khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt tăng trưởng dương 1,04% nhưng vẫn rất thấp trong 10 năm qua.
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng trưởng thấp (+1,04%) trong quý III/2021 do ảnh hưởng giãn cách xã hội kéo dài đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất, thu hoạch, tiêu thụ nông sản.
28 Khu vực công nghiệp và xây dựng suy giảm ở hầu hết các ngành trong quý III, trong đó giảm mạnh nhất là ngành xây dựng và khai khoáng với mức giảm lần lượt là 11,41% và 8,25%.
Khu vực dịch vụ quý III/2021 giảm kỷ lục do thời gian giãn xã hội cách kéo dài (giảm 9,28%). Trong đó, ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống giảm 54,8% (20 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 chiếm 63% ngành dịch vụ cả nước); vận tải kho bãi giảm 21,1%; bán buôn, bán lẻ giảm gần 20%.
• Năm 2022
Bước sang Năm mới 2022, cũng là năm thứ ba ứng phó COVID-19 với nhiều thách thức. WHO đã cảnh báo về sự lây nhiễm với tốc độ lớn của biến thể Omicron đồng thời kêu gọi các nước tăng cường chủ động ứng phó với làn sóng dịch bệnh tiếp theo do biến thể mới. Do vậy, mặc dù đã có nhiều dấu hiệu lạc quan về tình hình bao phủ vaccine, Việt Nam phải rất thận trọng trong việc từng bước mở cửa lại nền kinh tế, đặc biệt là sự bùng dịch trở lại trong giai đoạn gần đây.
Trong kịch bản xấu nhất mà Oxford Economics dự báo cho kinh tế thế giới, Omicron là biến thể hết sức nguy hiểm và khiến nhiều khu vực trên thế giới bị phong tỏa, tăng trưởng của toàn thế giới có thể giảm tới 2,2 điểm% so với kịch bản khả quan, xuống còn 2,3% trong năm 2022. Cùng với đó là việc căng thẳng leo thang đỉnh điểm giữa Nga và Ukraine, khiến cho giá hàng hóa và nhiên liệu tăng cao, có thể làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, lạm phát gia tăng, và nền kinh tế Việt Nam cũng khó mà tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực, đẩy đa số công nhân vào tình trạng thất nghiệp.
29 Tuy nhiên, so với thế giới hiện nay, Việt Nam vẫn đang là một trong những nước kiểm soát lạm phát tốt nhất nên những ảnh hưởng tài chính ngắn hạn do chiến tranh và dịch bệnh có lẽ sẽ không tác động mạnh đến nền kinh tế nước nhà.
Biểu đồ tỉ lệ lạm phát ở Việt Nam qua các năm.
30 Vì vậy, khi thế giới kiểm soát lại được dịch bệnh và hạ nhiệt căng thẳng Nga- Ukraine, đây sẽ là một cơ hội lớn cho nền kinh tế Việt Nam, bởi nền kinh tế giới đang có một sự chuyển dịch rõ rệt sang thị trường châu Á, mà căng thẳng chính trị ở châu Âu sẽ càng đẩy nhanh quá trình. Với chính sách kinh tế mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài, nguồn lao động dồi dào, Việt Nam có thể sẽ là một điểm đến đầy hứa hẹn, nhưng Trung Quốc, Ấn Độ,… cũng là các quốc gia có nhân lực đông, giá rẻ và ngày càng có chuyên môn cao. Việc này là một thách thức vô cùng lớn đối với công nhân Việt Nam.
2.3 Đánh giá thực trạng việc xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong việc phát huy vai trò của giai cấp công nhân trong đại dịch Covid 19 ở Việt Nam
2.3.1 Những mặt đạt được trong việc phát huy vai trò của giai cấp công nhân trong đại dịch Covid 19 ở Việt Nam
➢ Thứ nhất là nâng cao nhận thức của công nhân trong phòng chống dịch.
Tại buổi kiểm tra công tác phòng chống dịch tại doanh nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên sáng 17/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên yêu cầu doanh nghiệp phải ký cam kết phòng chống dịch với địa phương, 100% công nhân phải ký cam kết thực hiện phòng chống dịch tại nơi làm việc.
Việc nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp, đặc biệt là pháp luật về phòng, chống dịch Covid-19 được các cấp Công đoàn tỉnh Bắc Giang hết sức quan tâm.
Xung phong gia nhập đội ngũ chống dịch tuyến đầu. Nhiều công nhân bị mất việc hoặc làm việc tại nhà đã đăng ký tham gia hỗ trợ chống dịch với các công việc như hỗ trợ nhân viên y tế trong xét nghiệm, phục vụ trong các khu cách ly, hỗ trợ công tác tiếp nhận ca mắc, hỗ trợ lái xe cấp cứu,…
Thay đổi linh hoạt phương thức sản xuất như áp dụng nguyên tắc “3 tại chỗ”, làm việc trực tuyến,… Tham gia vận chuyển các loại hàng hóa thiết yếu phục vụ an sinh xã hội, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh, chở thiết bị vật tư và sinh phẩm y tế phục vụ, phòng chống dịch Covid-19… có hành trình đi, đến hoặc đi qua các khu vực đang phong tỏa, giãn cách hoặc khu vực ổ dịch.
31 Giai cấp công nhân đã phối hợp với các ngành chức năng tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho công nhân; vận động công nhân cảnh giác trước các thế lực chống phá Đảng, tổ chức công đoàn. Công nhân là lực lượng đông đảo và gắn bó thân thiết với nhân dân nên đã góp một phần công sức rất lớn trong việc tuyên truyền về các hành vi chống phá nhà nước cần được đề phòng.
Giai cấp công nhân đã phối hợp với lực lượng an ninh, tổ thôn xóm phát động phong trào đấu tranh và tố giác tội phạm. Trong khi dịch bệnh hoành hành, rất nhiều kẻ xấu đã lợi dụng thời cơ để trộm cắp, giết người. Giai cấp công nhân là lực lượng nòng cốt nằm trong lòng nhân dân có nhiệm vụ phát hiện và tố giác tội phạm.
Giai cấp công nhân đã đóng góp to lớn công sức, tài chính vào công cuộc phòng, chống dịch Covid-19 thông qua việc đẩy mạnh tuyên truyền vận động đoàn viên chấp hành các biện pháp phòng dịch tại cơ sở; vận động mỗi người cùng chung tay ủng hộ nguồn lực tài chính để mọi người sớm được tiếp cận nguồn vaccine phòng dịch; có nhiều cách làm sáng tạo, cùng tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau vượt qua đại dịch.
➢ Thứ hai là chăm lo đời sống người công nhân lao động.
Nhà nước đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ công nhân trong tình hình dịch bệnh phức tạp và kinh tế trì trệ.
Điển hình như những hoạt động sau Tết Nguyên đán, khi mà người lao động tìm kiếm việc làm hay trở lại khu sản xuất, dịch bệnh đã khiến việc này gặp rất nhiều khó khăn. Nắm bắt được tình hình đó, Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh niên TP HCM đã tổ chức chương trình "Tiếp sức người lao động và sàn giao dịch việc làm" năm 2022 với sự tham gia tham gia của hơn 40 doanh nghiệp tuyển dụng trực tiếp và hơn 20 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng trực tuyến. Theo đó, có hơn 5.000 chỉ tiêu tuyển dụng với đa dạng ngành nghề. Bên cạnh đó, Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Công nhân TP HCM triển khai chương trình giới thiệu các khu nhà trọ văn hóa cho công nhân. Các nhà trọ được giới thiệu đều giá rẻ (giá dao động từ 1,5 - 2,5 triệu đồng/phòng), ổn định giá phòng cho thuê, phí sinh hoạt; bảo đảm an ninh trật tự, môi trường sạch sẽ; thường xuyên tổ chức các chương trình hỗ trợ tư vấn pháp luật, hỗ trợ an sinh, tặng quà cho công nhân khó khăn. Những hoạt động diễn ra song song như vậy đã giúp giảm bớt gánh nặng cho người lao động an tâm sản xuất.
32 Từ ngày 1-1-2022, mức lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng của nhiều nhóm đối tượng sẽ được tăng 7,4% so với mức lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng của tháng 12-2021. Đây là nội dung tại Thông tư 37/2021/TT-BLĐTBXH do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) ban hành hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng, thời điểm hưởng lương hưu đối với trường hợp không còn hồ sơ gốc. Thông tư có hiệu lực từ ngày 15-3-2022.
Xây dựng tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Vẫn giữ vững nhiệm vụ từ lúc hình thành đến nay, do xuất thân từ giai cấp nông dân nên giai cấp công nhân dễ dàng đồng cảm, thấu hiểu, sẻ chia với các tầng lớp lao động trong nhân dân, sẵn sang giúp đỡ người khác trong thời cuộc khó khăn.
Có thể thấy, khi đời sống công nhân gặp nhiều khó khăn như đại dịch Covid-19 mang lại, nhà nước và các đoàn thể luôn tích cực quan tâm, chăm lo cho đời sống người dân.
•Tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp đã có những ảnh hưởng đến tư tưởng, đời sống, việc làm của công nhân viên chức lao động. Để chia sẻ, động viên cũng như tạo niềm tin cho công nhân viên chức lao động, tại Hà Nội, nhiều Liên đoàn Lao động huyện đã tích cực triển khai chương trình vay vốn phát triển kinh tế gia đình, góp phần đẩy lùi tín dụng đen.
•Thời gian qua, Công đoàn các khu công nghiệp - chế xuất (KCN-CX) Hà Nội tích cực triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ kịp thời cho đoàn viên, công nhân lao động (CNLĐ) có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19.
➢ Thứ ba là thực hiện đảm bảo sức khỏe cho người lao động an tâm sản xuất.
Từ tháng 05/2021, tình hình dịch bệnh cả nước trở nên căng thẳng hơn với hàng trăm ca nhiễm mỗi ngày. Trong bối cảnh đó, nhà nước đã phát động nhắn tin “Toàn dân ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19” và triển khai Chương trình “Vắc xin cho công nhân” diễn ra ngày 03/06. Với sự ủng hộ mạnh mẽ của các tổ chức Công đoàn chính phủ và tư nhân, Tổng số kinh phí ủng hộ cho Chương trình “Vắc xin cho công nhân” tại lễ phát động là 145,655 tỷ đồng. Cũng theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, mỗi tin nhắn ủng hộ của người dân không chỉ góp phần vào Chương trình mà quan trọng hơn
33 nữa, đó chính là biểu hiện sinh động của tấm lòng nhân ái, sự quan tâm sẻ chia của cộng đồng với anh chị em công nhân lao động
Ngày 26/05, trong thông báo kết quả cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khẳng định ưu tiên tiêm phòng cho lực lượng tuyến đầu chống dịch và công nhân, người lao động trong các khu công nghiệp. Đồng tính với Nhà nước, các doanh nghiệp cũng nhanh chóng cho người lao động tiêm vacxin. trong vòng 2 tháng sau đó, có 15 nghìn người lao động của Công ty điện tử Samsung, 1.500 công nhân Công ty Hyundai và, hơn 3.000 công nhân đang thực hiện “3 tại chỗ” tại Khu chế xuất Tân Thuận đã được tiêm mũi thứ 2 vắc-xin phòng Covid-19,... và hàng ngàn công nhân ở các doanh nghiệp, khu công nghiệp khác. Qua đó, ta có thể thấy nỗ lực rất lớn cả về phía Nhà nước và Doanh nghiệp trong việc đảm bảo sức khỏe cho người lao động.
Bên cạnh đó, nhà nước còn làm việc với các doanh nghiệp, các khu công nghiệp để đảm bảo đủ điều kiện để công nhân an toàn lao động trong mùa dịch bệnh. Như vào ngày 13/07/2021, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, khẩn trương tổ chức thẩm định doanh nghiệp bảo đảm các điều kiện an toàn phòng, chống dịch thì mới cho phép tiếp tục hoạt động sản xuất. Có 2 điều kiện để tiếp tục sản xuất: “Thứ nhất, bảo đảm vừa sản xuất, vừa cách ly người lao động tại chỗ với phương châm "3 tại chỗ": sản xuất tại chỗ - ăn tại chỗ - nghỉ ngơi tại chỗ. Thứ hai, bảo đảm phương châm "1 cung đường - 2 địa điểm": chỉ duy nhất 1 cung đường vận chuyền tập trung công nhân từ nơi sản xuất đến nơi ở của công nhân (có thể chọn ký túc xá, khách sạn, chỗ ở tập trung cho công nhân)”.
➢ Thứ tư là đối với các cấp lãnh đạo, chính quyền, cộng đồng.
Chính quyền, các cấp lãnh đạo cũng như cộng đồng đã có những biện pháp, các gói hỗ trợ đối với những người công nhân. Những giúp đỡ, hỗ trợ này cho thấy được sự đặc biệt quan tâm đến đời sống giai cấp từ cộng đồng, các cấp lãnh đạo, chính quyền. Từ đó khẳng định tầm quan trọng của giai cấp công nhân trong tình hình đại dịch.
Các cấp lãnh đạo có sự chỉ đạo sáng suốt trong các công tác phòng chống dịch. Qua những dẫn chứng trên, ta thấy vai trò lãnh đạo của Đảng và các cấp chính quyền đóng một vai trò quan trọng trong việc phát huy vai trò của giai cấp công nhân.
34
2.3.2 Những hạn chế nhất định trong việc phát huy vai trò của giai cấp công nhân trong đại dịch Covid 19 ở Việt Nam
Bên cạnh những mặt tích cực đạt được nêu trên, ta vẫn còn tồn động một số hạn chế trong việc phát huy vai trò của giai cấp công nhân trong đại dịch Covid 19 ở nước ta.
➢ Thứ nhất là các vấn đề việc làm chưa được giải quyết triệt để.
Do tình hình dịch bệnh, một số doanh nghiệp, xí nghiệp không thể đảm bảo các điều kiện phòng ngừa lây lan mầm bệnh, dẫn đến việc không thể cho công nhân viên làm việc được. Vì thế số lượng công nhân thất nghiệp trong giai đoạn này là không nhỏ. Cộng với việc giãn cách xã hội, những người công nhân này không thể làm những công việc khác. Do đó, họ hầu như không thể trang trải những chi phí sinh hoạt hắng ngày, cuộc sống của họ trở nên rất khó khăn.
➢ Thứ hai là nhiều địa phương còn thiếu sự quan tâm, chậm trễ hỗ trợ đời sống người công nhân dẫn đến xuất hiện một vài sự việc tiêu cực không mong muốn.
Bên cạnh các doanh nghiệp lớn, có một số doanh nghiệp lại không đảm bảo điều kiện “3 tại chỗ” nhưng lại không thể sản xuất khi công nhân đi về nhà. Vì vậy cũng có số lượng lớn công nhân không có việc làm. Và việc sống ở các thành phố lớn với chi phí đắt đỏ là việc vô cùng khó khăn với những người công nhân. Tuy nhiên, các địa phương lại không mấy quan tâm đến người lao động, vừa không đưa ra được các biện pháp để giúp đỡ, vừa chậm trễ trong việc phân phát tiền hỗ trợ.
Hậu quả là bất chấp dịch bệnh, người công nhân kéo nhau lũ lượt về quê, gây ra tình trạng dịch bệnh lây lan trên khắp cả nước.
Điển hình nhất là khi thành phố Hồ Chí Minh mở cửa trở lại trong 3 tháng cách ly, người dân ồ ạt trở về quê khi đã cạn kiệt tiền. Và ngay sau đó, hàng loạt tỉnh miền Tây thông báo có ca nhiễm Covid-19, đặc biệt là tỉnh An Giang với tốc độ lây lan chóng mặt,