4. Kết cấu đề tài
2.2 Tổng quát đại dịch Covid-19 tại Việt Nam
2.2.1 Nguồn gốc Covid-19
Virus SARS-CoV-2 lần đầu tiên được phát hiện tại thành phố Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc vào cuối năm 2019 trước khi lan ra toàn thế giới. Các nhà khoa học ban đầu cho rằng virus lây từ động vật sang người tại chợ hải sản Hoa Nam ở thành phố Vũ Hán, nơi phát hiện ca mắc đầu tiên. Tuy nhiên, các chuyên gia lại cho rằng có thể chợ này không phải nơi phát sinh dịch bệnh, nhưng là nơi virus phát tán.
Tháng 2/2020, các nhà khoa học Trung Quốc khẳng định dịch COVID-19 không bắt nguồn từ chợ hải sản Hoa Nam mà là do một "bệnh nhân số 0" đã mang virus tới đây, sau đó khu chợ đông đúc với điều kiện vệ sinh kém này đã trở thành môi trường thuận lợi để virus SARS-CoV-2 lây lan trong cộng đồng. Bắc Kinh cũng không loại trừ giả thuyết các loại thực phẩm đông lạnh nhập khẩu có thể là nguồn bệnh. Mặc dù vậy, chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa ra giả thuyết rằng virus SARS- CoV-2 có thể phát tán từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, đồng thời cáo buộc Trung Quốc đã nỗ lực ngăn chặn một cuộc điều tra minh bạch về dịch bệnh. Phía Trung Quốc đã bác bỏ các cáo buộc.
Nhằm làm sáng tỏ nguồn gốc COVID-19, một nhóm chuyên gia quốc tế của WHO đã đến Vũ Hán vào tháng 2 năm nay. Cuộc điều tra kéo dài 1 tháng được kỳ vọng sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc về nguồn gốc của COVID-19. Kết quả của cuộc điều tra cho biết không có dấu hiệu cho thấy virus này xuất hiện ở thành phố Vũ Hán trước tháng 12/2019, khi ca nhiễm đầu tiên được chính thức ghi nhận và virus SARS-CoV-2 có thể đã truyền từ động vật sang người và không thể rò rỉ từ phòng thí nghiệm Trung Quốc.
26 Mặc dù vậy, kết quả này đã vấp phải sự chỉ trích của nhiều nước, khi cho rằng nó thiếu minh bạch. Vấn đề trở nên nghiêm trọng khi một số nhà khoa học và chính phủ Mỹ đã đặt câu hỏi về tính độc lập và độ tin cậy của nghiên cứu, làm dấy lên lo ngại về ảnh hưởng của chính phủ Trung Quốc. Bắc Kinh cáo buộc Washington và một số chính phủ khác “chính trị hóa” vấn đề truy xuất nguồn gốc virus SARS-CoV-2 cho rằng động thái này làm ảnh hưởng đến cuộc chiến toàn cầu chống đại dịch.
Động lực tìm hiểu về nguồn gốc đại dịch càng được thúc đẩy khi xuất hiện các báo cáo của tình báo Mỹ với bằng chứng cho thấy, giả thuyết virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm vẫn tồn tại. Ngày 26/5, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã trực tiếp chỉ đạo cộng đồng tình báo Mỹ nỗ lực gấp đôi để điều tra nguồn gốc virus SARS-CoV-2. Kết quả điều tra phải đệ trình trong vòng 90 ngày. Nhà lãnh đạo Mỹ cũng hối thúc WHO triển khai điều tra giai đoạn 2 về nguồn gốc SARS-CoV-2 tại Trung Quốc. Sau động thái của Tổng thống Mỹ Biden, Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ tuyên bố việc chính trị hóa nguồn gốc COVID-19 sẽ không chỉ gây khó khăn cho việc tìm nguyên nhân xuất hiện virus SARS- CoV-2, mà còn tạo điều kiện cho “virus chính trị” lây lan, hủy hoại nỗ lực hợp tác quốc tế chống đại dịch.
Ngày 25/8, các nhà khoa học được Liên hợp quốc được giao nhiệm vụ nghiên cứu nguồn gốc đại dịch này cảnh báo cuộc tìm kiếm nguồn gốc của COVID-19, đang rơi vào bế tắc, ngay cả khi thời gian không còn nhiều. Trong bài bình luận trên tạp chí Nature, các nhà khoa học nói rằng chuyến đi thực địa của các điều tra viên WHO nhằm tìm ra nguồn gốc virus SARS-CoV-2 tại Vũ Hán chỉ là “bước đầu tiên trong một quá trình đi vào bế tắc, cánh cửa dẫn đến cuộc điều tra quan trọng này đến cơ hội có thể tìm ra nguyên nhân đang nhanh chóng đóng lại”. Việc lần theo dấu vết sinh học để trở lại nơi phát bệnh sớm đã trở nên khó khăn do các bằng chứng biến mất hoặc bị hư hỏng.
27
2.2.2 Ảnh hưởng của Covid-19 đến giai cấp công nhân nước ta
• Năm 2020
Tính đến tháng 12 năm 2020, cả nước có 32,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19 bao gồm người bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập,… Trong đó, 69,2% người bị giảm thu nhập, 39,9% phải giảm giờ làm/nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên và khoảng 14,0% buộc phải tạm nghỉ hoặc tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Khu vực dịch vụ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19 với 71,6% lao động bị ảnh hưởng, tiếp đến là khu vực công nghiệp và xây dựng với 64,7% lao động bị ảnh hưởng; tỷ lệ lao động bị ảnh hưởng trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 26,4%. Dịch Covid-19 đẩy 1,3 triệu người vào tình trạng không có việc làm trong năm 2020, đa phần người mất việc trong độ tuổi lao động. Riêng trong quý 4–2020 có khoảng 1,2 triệu người thất nghiệp, tăng 136.800 người so với cùng kỳ năm trước.
• Năm 2021
GDP quý III/2021 giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngoại trừ khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt tăng trưởng dương 1,04% nhưng vẫn rất thấp trong 10 năm qua.
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng trưởng thấp (+1,04%) trong quý III/2021 do ảnh hưởng giãn cách xã hội kéo dài đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất, thu hoạch, tiêu thụ nông sản.
28 Khu vực công nghiệp và xây dựng suy giảm ở hầu hết các ngành trong quý III, trong đó giảm mạnh nhất là ngành xây dựng và khai khoáng với mức giảm lần lượt là 11,41% và 8,25%.
Khu vực dịch vụ quý III/2021 giảm kỷ lục do thời gian giãn xã hội cách kéo dài (giảm 9,28%). Trong đó, ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống giảm 54,8% (20 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 chiếm 63% ngành dịch vụ cả nước); vận tải kho bãi giảm 21,1%; bán buôn, bán lẻ giảm gần 20%.
• Năm 2022
Bước sang Năm mới 2022, cũng là năm thứ ba ứng phó COVID-19 với nhiều thách thức. WHO đã cảnh báo về sự lây nhiễm với tốc độ lớn của biến thể Omicron đồng thời kêu gọi các nước tăng cường chủ động ứng phó với làn sóng dịch bệnh tiếp theo do biến thể mới. Do vậy, mặc dù đã có nhiều dấu hiệu lạc quan về tình hình bao phủ vaccine, Việt Nam phải rất thận trọng trong việc từng bước mở cửa lại nền kinh tế, đặc biệt là sự bùng dịch trở lại trong giai đoạn gần đây.
Trong kịch bản xấu nhất mà Oxford Economics dự báo cho kinh tế thế giới, Omicron là biến thể hết sức nguy hiểm và khiến nhiều khu vực trên thế giới bị phong tỏa, tăng trưởng của toàn thế giới có thể giảm tới 2,2 điểm% so với kịch bản khả quan, xuống còn 2,3% trong năm 2022. Cùng với đó là việc căng thẳng leo thang đỉnh điểm giữa Nga và Ukraine, khiến cho giá hàng hóa và nhiên liệu tăng cao, có thể làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, lạm phát gia tăng, và nền kinh tế Việt Nam cũng khó mà tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực, đẩy đa số công nhân vào tình trạng thất nghiệp.
29 Tuy nhiên, so với thế giới hiện nay, Việt Nam vẫn đang là một trong những nước kiểm soát lạm phát tốt nhất nên những ảnh hưởng tài chính ngắn hạn do chiến tranh và dịch bệnh có lẽ sẽ không tác động mạnh đến nền kinh tế nước nhà.
Biểu đồ tỉ lệ lạm phát ở Việt Nam qua các năm.
30 Vì vậy, khi thế giới kiểm soát lại được dịch bệnh và hạ nhiệt căng thẳng Nga- Ukraine, đây sẽ là một cơ hội lớn cho nền kinh tế Việt Nam, bởi nền kinh tế giới đang có một sự chuyển dịch rõ rệt sang thị trường châu Á, mà căng thẳng chính trị ở châu Âu sẽ càng đẩy nhanh quá trình. Với chính sách kinh tế mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài, nguồn lao động dồi dào, Việt Nam có thể sẽ là một điểm đến đầy hứa hẹn, nhưng Trung Quốc, Ấn Độ,… cũng là các quốc gia có nhân lực đông, giá rẻ và ngày càng có chuyên môn cao. Việc này là một thách thức vô cùng lớn đối với công nhân Việt Nam.
2.3 Đánh giá thực trạng việc xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong việc phát huy vai trò của giai cấp công nhân trong đại dịch Covid 19 ở Việt Nam
2.3.1 Những mặt đạt được trong việc phát huy vai trò của giai cấp công nhân trong đại dịch Covid 19 ở Việt Nam
➢ Thứ nhất là nâng cao nhận thức của công nhân trong phòng chống dịch.
Tại buổi kiểm tra công tác phòng chống dịch tại doanh nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên sáng 17/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên yêu cầu doanh nghiệp phải ký cam kết phòng chống dịch với địa phương, 100% công nhân phải ký cam kết thực hiện phòng chống dịch tại nơi làm việc.
Việc nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp, đặc biệt là pháp luật về phòng, chống dịch Covid-19 được các cấp Công đoàn tỉnh Bắc Giang hết sức quan tâm.
Xung phong gia nhập đội ngũ chống dịch tuyến đầu. Nhiều công nhân bị mất việc hoặc làm việc tại nhà đã đăng ký tham gia hỗ trợ chống dịch với các công việc như hỗ trợ nhân viên y tế trong xét nghiệm, phục vụ trong các khu cách ly, hỗ trợ công tác tiếp nhận ca mắc, hỗ trợ lái xe cấp cứu,…
Thay đổi linh hoạt phương thức sản xuất như áp dụng nguyên tắc “3 tại chỗ”, làm việc trực tuyến,… Tham gia vận chuyển các loại hàng hóa thiết yếu phục vụ an sinh xã hội, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh, chở thiết bị vật tư và sinh phẩm y tế phục vụ, phòng chống dịch Covid-19… có hành trình đi, đến hoặc đi qua các khu vực đang phong tỏa, giãn cách hoặc khu vực ổ dịch.
31 Giai cấp công nhân đã phối hợp với các ngành chức năng tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho công nhân; vận động công nhân cảnh giác trước các thế lực chống phá Đảng, tổ chức công đoàn. Công nhân là lực lượng đông đảo và gắn bó thân thiết với nhân dân nên đã góp một phần công sức rất lớn trong việc tuyên truyền về các hành vi chống phá nhà nước cần được đề phòng.
Giai cấp công nhân đã phối hợp với lực lượng an ninh, tổ thôn xóm phát động phong trào đấu tranh và tố giác tội phạm. Trong khi dịch bệnh hoành hành, rất nhiều kẻ xấu đã lợi dụng thời cơ để trộm cắp, giết người. Giai cấp công nhân là lực lượng nòng cốt nằm trong lòng nhân dân có nhiệm vụ phát hiện và tố giác tội phạm.
Giai cấp công nhân đã đóng góp to lớn công sức, tài chính vào công cuộc phòng, chống dịch Covid-19 thông qua việc đẩy mạnh tuyên truyền vận động đoàn viên chấp hành các biện pháp phòng dịch tại cơ sở; vận động mỗi người cùng chung tay ủng hộ nguồn lực tài chính để mọi người sớm được tiếp cận nguồn vaccine phòng dịch; có nhiều cách làm sáng tạo, cùng tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau vượt qua đại dịch.
➢ Thứ hai là chăm lo đời sống người công nhân lao động.
Nhà nước đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ công nhân trong tình hình dịch bệnh phức tạp và kinh tế trì trệ.
Điển hình như những hoạt động sau Tết Nguyên đán, khi mà người lao động tìm kiếm việc làm hay trở lại khu sản xuất, dịch bệnh đã khiến việc này gặp rất nhiều khó khăn. Nắm bắt được tình hình đó, Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh niên TP HCM đã tổ chức chương trình "Tiếp sức người lao động và sàn giao dịch việc làm" năm 2022 với sự tham gia tham gia của hơn 40 doanh nghiệp tuyển dụng trực tiếp và hơn 20 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng trực tuyến. Theo đó, có hơn 5.000 chỉ tiêu tuyển dụng với đa dạng ngành nghề. Bên cạnh đó, Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Công nhân TP HCM triển khai chương trình giới thiệu các khu nhà trọ văn hóa cho công nhân. Các nhà trọ được giới thiệu đều giá rẻ (giá dao động từ 1,5 - 2,5 triệu đồng/phòng), ổn định giá phòng cho thuê, phí sinh hoạt; bảo đảm an ninh trật tự, môi trường sạch sẽ; thường xuyên tổ chức các chương trình hỗ trợ tư vấn pháp luật, hỗ trợ an sinh, tặng quà cho công nhân khó khăn. Những hoạt động diễn ra song song như vậy đã giúp giảm bớt gánh nặng cho người lao động an tâm sản xuất.
32 Từ ngày 1-1-2022, mức lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng của nhiều nhóm đối tượng sẽ được tăng 7,4% so với mức lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng của tháng 12-2021. Đây là nội dung tại Thông tư 37/2021/TT-BLĐTBXH do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) ban hành hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng, thời điểm hưởng lương hưu đối với trường hợp không còn hồ sơ gốc. Thông tư có hiệu lực từ ngày 15-3-2022.
Xây dựng tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Vẫn giữ vững nhiệm vụ từ lúc hình thành đến nay, do xuất thân từ giai cấp nông dân nên giai cấp công nhân dễ dàng đồng cảm, thấu hiểu, sẻ chia với các tầng lớp lao động trong nhân dân, sẵn sang giúp đỡ người khác trong thời cuộc khó khăn.
Có thể thấy, khi đời sống công nhân gặp nhiều khó khăn như đại dịch Covid-19 mang lại, nhà nước và các đoàn thể luôn tích cực quan tâm, chăm lo cho đời sống người dân.
•Tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp đã có những ảnh hưởng đến tư tưởng, đời sống, việc làm của công nhân viên chức lao động. Để chia sẻ, động viên cũng như tạo niềm tin cho công nhân viên chức lao động, tại Hà Nội, nhiều Liên đoàn Lao động huyện đã tích cực triển khai chương trình vay vốn phát triển kinh tế gia đình, góp phần đẩy lùi tín dụng đen.
•Thời gian qua, Công đoàn các khu công nghiệp - chế xuất (KCN-CX) Hà Nội tích cực triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ kịp thời cho đoàn viên, công nhân lao động (CNLĐ) có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19.
➢ Thứ ba là thực hiện đảm bảo sức khỏe cho người lao động an tâm sản xuất.
Từ tháng 05/2021, tình hình dịch bệnh cả nước trở nên căng thẳng hơn với hàng trăm ca nhiễm mỗi ngày. Trong bối cảnh đó, nhà nước đã phát động nhắn tin “Toàn dân ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19” và triển khai Chương trình “Vắc xin cho công nhân” diễn ra ngày 03/06. Với sự ủng hộ mạnh mẽ của các tổ chức Công đoàn chính phủ và tư nhân, Tổng số kinh phí ủng hộ cho Chương trình “Vắc xin cho công nhân” tại lễ phát động là 145,655 tỷ đồng. Cũng theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, mỗi tin nhắn ủng hộ của người dân không chỉ góp phần vào Chương trình mà quan trọng hơn
33 nữa, đó chính là biểu hiện sinh động của tấm lòng nhân ái, sự quan tâm sẻ chia của cộng đồng với anh chị em công nhân lao động
Ngày 26/05, trong thông báo kết quả cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khẳng định ưu tiên tiêm phòng cho lực lượng tuyến đầu chống dịch và công nhân, người lao động trong các khu công nghiệp. Đồng tính với Nhà nước, các doanh nghiệp cũng nhanh chóng cho người lao động tiêm vacxin. trong vòng 2 tháng sau đó, có 15 nghìn người lao động của Công ty