II Xây dựng mục tiêu, kế hoạch dạy học, tài liệu dạy học 2.5 1.58 ISử dụng phương pháp, phương tiện dạy học3.5 2
3 Sử dụng phương pháp, phương tiện dạy học 2.59 2.74 4Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học viên1.581
4.2.3. Phân tích kết quả thử nghiệm
Về mặt định lượng, tiến hành so sánh năng lực dạy học của giáo viên ở các trường trung cấp CAND nhằm đánh giá hiệu quả tác động thử nghiệm. Kết quả thu được: điểm X khi chưa tác động là 7.05; sau tác động của thử nghiệm giai đoạn 1 là 7.31, thử nghiệm giai đoạn 2 là 7.78, độ lệch 0.73. Kết quả này cho thấy, năng lực giảng dạy của giáo viên ở các trường trung cấp CAND nhờ biện pháp tác động được tăng lên đáng kể ở cả 16 chỉ báo gắn với 4 tiêu chí đánh giá. Đi sâu phân tích từng mức độ phát triển năng lực giảng dạy cho thấy: Số giáo viên có năng lực giảng dạy Tốt trước thử nghiệm chỉ chiếm 6/56 = 10.7%, sau 2 lần thử nghiệm tăng lên 12/56 = 21.4%. Số giáo viên có năng lực giảng dạy ở mức Khá tăng từ 26/56 = 46.4% lên 34/56 = 60.7%. Số giáo viên có năng lực giảng dạy ở mức Trung bình giảm từ 24/56 = 42.8% xuống còn 10/56 = 17.8%. Kết quả này chứng tỏ năng lực giảng dạy của giáo viên đã có biến đổi theo chiều hướng tích cực dưới ảnh hưởng của biện pháp tác động.
Tiến hành kiểm định T-test giữa các chỉ số đánh giá năng lực giảng dạy của giáo viên ở các trường trung cấp CAND của 2 giai đoạn thử nghiệm cho kết quả: F = 11.66, P-value Sig.(2- tailed) = 0.000 < 0.05 (hay | t | = 4.42 > tα với α = 0.05). Kết quả này khẳng định có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về năng lực giảng dạy của giáo viên ở các trường trung cấp CAND của thử nghiệm giai đoạn 1 và thử nghiệm giai đoạn 2. Điều này chứng tỏ rằng nhờ các biện pháp
tác động mà năng lực giảng dạy của giáo viên ở các trường trung cấp CAND phát triển tốt hơn, đạt được các mức độ cao hơn trước các tác động thử nghiệm.
Về mặt định tính, xem xét mối quan hệ tuyến tính giữa kết quả thử nghiệm giai đoạn 1 và thử nghiệm giai đoạn 2 bằng phép kiểm định Linear Regression trong SPSS cho kết quả F = 48.22 và P-value = 0.00 < α = 0.05, có thể khẳng định tồn tại mối quan hệ tuyến tính giữa hai biến: biện pháp tác động và năng lực giảng dạy của giáo viên ở các trường trung cấp CAND.
Tiến hành phân tích hồi quy giữa kết quả trước thử nghiệm và sau thử nghiệm thu được kết quả: R = 0.82. Hệ số đánh giá mức độ phù hợp của biện pháp tác động, thể hiện mối quan hệ tương quan tuyến tính R2 = 0.6724. Nghĩa là, kết quả trước thử nghiệm và sau thử nghiệm có mối tương quan thuận ở mức chặt chẽ. Biện pháp tác động “Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực giảng dạy cho giáo viên” giải thích được 67.24% mức độ tăng lên của năng lực giảng dạy của giáo viên ở các trường trung cấp CAND.
Ý kiến đánh giá của giáo viên về chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm: Sau khi kết thúc khóa bồi dưỡng, chúng tôi tiến hành phỏng vấn, trao đổi từ phía các giáo viên tham gia bồi dưỡng về chương trình bồi dưỡng năng lực sư phạm. Kết quả khảo sát cho thấy:
100% giáo viên tham gia thử nghiệm đều đánh giá khóa bồi dưỡng là rất cần thiết và đã đáp ứng được mong muốn của giáo viên khi tham gia.
100% giáo viên đồng ý với cách sắp xếp chương trình, nội dung của khóa bồi dưỡng mà luận án đã xây dựng. Hầu hết các giáo viên rất hứng thú khi tham gia khóa bồi dưỡng.
Đánh giá về mức độ đáp ứng các mục tiêu của khóa học cho thấy: 100% giáo viên đánh giá mục tiêu của khóa bồi dưỡng đã đạt được theo kế hoạch đề ra. Thông qua kết quả thực nghiệm và tìm hiểu thực tế ở các trường trung cấp CAND, có thể đưa ra những đánh giá khái quát sau đây:
Việc bồi dưỡng nâng cao năng lực giảng dạy của giáo viên ở các trường trung cấp CAND đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo theo tiếp cận ĐBCL ở các trường trung cấp CAND.
Giáo viên ở các trường trung cấp CAND sau khi được bồi dưỡng đã có hiểu biết đúng đắn về năng lực giảng dạy; cách thức triển khai các hoạt động bồi dưỡng năng lực
giảng dạy cho giáo viên ở các trường trung cấp CAND. Song song với việc bồi dưỡng về kiến thức, họ còn được bồi dưỡng các kỹ năng dạy học, giáo dục. Việc nâng cao năng lực giảng dạy cho giáo viên đã có ảnh hưởng lớn đến chất lượng, hiệu quả quản lý đào tạo ở các trường trung cấp CAND theo tiếp cận ĐBCL.
Kết luận thử nghiệm
Qua các kết quả thử nghiệm cho thấy các biện pháp đề xuất khi đi vào triển khai vận dụng ở các trường trung cấp CAND đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Chất lượng, hiệu quả QLĐT theo tiếp cận ĐBCL ở các trường này được nâng cao. Các hoạt động dạy học ở các trường trung cấp CAND được diễn ra một cách khoa học, bài bản, đúng quy trình.
Kết quả thử nghiệm tác động nhằm nâng cao năng lực giảng dạy của giáo viên ở các trường trung cấp CAND cho phép kết luận: Nhờ có biện pháp tác động, năng lực giảng dạy của giáo viên ở các trường trung cấp CAND được nâng lên rõ rệt. Các biến số liên quan đến năng lực giảng dạy của giáo viên ở các trường trung cấp CAND đều được kiểm soát ở mức độ nhất định. Cùng đối tượng, cùng môi trường hoạt động, cùng thời gian, nhân tố khác biệt cơ bản là biện pháp tác động. Do vậy, kết quả này cho thấy hiệu quả của biện pháp tác động và khẳng định giả thuyết thử nghiệm: Có thể nâng cao năng lực giảng dạy của giáo viên ở các trường trung cấp CAND, góp phần phát triển quản lý đào tạo ở các trường trung cấp CAND theo tiếp cận ĐBCL trong bối cảnh đổi mới giáo dục nếu áp dụng nội dung: “Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực giảng dạy cho giáo viên”. Như vậy, kết quả thử nghiệm bước đầu đã cho thấy tính khả thi và hiệu quả của biện pháp 3: “Kiện toàn, nâng cao năng lực giáo viên và CBQL theo tổ chức bộ máy mới và chuẩn chức danh” tại các trường trung cấp CAND.
Kết luận Chương 4
Từ những luận cứ khoa học trình bày ở chương 1, chương 2 và chương 3 của luận án, để QLĐT ở các trường trung cấp CAND theo tiếp cận ĐBCL, trong chương 4 luận án đã đề xuất 06 biện pháp cụ thể, các biện pháp này có quan hệ mật thiết với nhau thành một hệ thống phương pháp, cách thức tác động tới các đơn vị, cá nhân tham gia quá trình đào tạo nhằm kiểm soát quy trình, chuẩn mực ĐBCL đào tạo ở cả 3 khâu: “đầu vào”, “quá trình”, “đầu ra” đặt trong bối cảnh nhà trường. Mỗi biện pháp hướng tới một mục tiêu xác định và được triển khai theo những nội dung, cách thức riêng biệt, nhưng luôn chi phối và tạo điều kiện cho những biện pháp khác tiến hành được thuận lợi, vì vậy không thể xem nhẹ biện pháp nào.
Tác giả luận án đã tiến hành thử nghiệm một nội dung: “Bồi dưỡng nâng cao năng lực giảng dạy cho giáo viên các trường trung cấp CAND” thuộc biện pháp thứ 3 đó là: “Kiện toàn đội ngũ giáo viên và CBQL theo tổ chức bộ máy mới và chuẩn chức danh” tại trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân I. Kết quả cho thấy năng lực giảng dạy của giáo viên ở nhà trường được nâng lên rõ rệt. Qua đó có thể khẳng định các biện pháp được đề xuất trong luận án có tác dụng trong nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường trung cấp CAND.