Nồng độ VOCs trong các mẫu nền và mẫu đốt

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ phát thải của hoạt động đốt rơm rạ và khả năng tác động của chúng đến chất lượng không khí-Nghiên cứu thí điểm tại đồng bằng Tây Nam Bộ . (Trang 143 - 145)

Như đã đề cập ở trên, các địa điểm lấy mẫu trong nghiên cứu này nằm ở giữa những cánh đồng rộng lớn, xa khu dân cư và không có cơ sở công nghiệp nào trong bán kính khoảng 30 km. Do đó, nguồn chính của BTEX trong môi trường nền có thể đến từ các hoạt động giao thông trên các tuyến đường địa phương xung quanh, trong

đó con đường gần nhất cách vị trí lấy mẫu khoảng 7 km. Theo De Nevers 2010, nồng độ toluen và xylen trong khí thải của phương tiện giao thông cao hơn benzen khoảng 3 lần [42]. Trên thực tế, khi được vận chuyển đến nơi lấy mẫu, nồng độ của các chất này sẽ giảm đi rất nhiều, nhưng tỷ lệ phân bố nồng độ của chúng có thể được coi là như nhau. Điều đó có nghĩa là nồng độ toluen và xylen tại các vị trí lấy mẫu vẫn có thể cao hơn benzen khoảng 3 lần. Giới hạn phát hiện của benzen, toluen và xylen trong nghiên cứu này lần lượt là 0,5, 0,7 và 0,7 [130]. Như vậy rõ ràng giới hạn phát hiện của benzen không khác biệt đáng kể so với của toluen và xylen (Phụ lục 4). Hơn nữa, nồng độ nền của toluen và xylen được theo dõi tại các vị trí lấy mẫu trong nghiên cứu này là khá thấp (Bảng 3.17). Vì vậy, có lẽ đó chính là lý do tại sao benzen không được phát hiện trong mẫu nền đối với nghiên cứu này.

3.3.3.2. Tiềm năng hình thành ozon (OFP)

Bảng 3.18 và Hình 3.13 chỉ ra kết quả tính toán khả năng hình thành ozon (OFP) ở tầng đối lưu của các hợp chất VOCs từ quá trình đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng tại miền Tây Nam Bộ. Theo đó, tổng giá trị OFP của các hợp chất VOCs được phát hiện ở Miền Tây Nam Bộ là 12,8 ± 2,6 mg/m3 trong quá trình đốt trong đó nhóm BTEX đóng góp lớn nhất, lên tới xấp xỉ 97%. Trong nhóm BTEX, m + p- xylen có OFP cao nhất (76%), tiếp theo là etylbenzen (10%) và toluen (9,5%). Những kết quả này phù hợp với kết quả trên EFVOCs từ đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng được báo cáo bởi Tipayarom & Kim Oanh (2020), Zhu và cộng sự (2016) [83, 162].

Bảng 3.18. Sự đóng góp của VOCs trong tiềm năng hình thành ozon (OFP) và so sánh nghiên cứu khác

VOCs

Đóng góp của VOCs trong tiềm năng hình thành ozon

mg/m3 % MIR [163]

BTEX

Đóng góp của VOCs trong tiềm năng hình thành ozon

VOCs mg/m3 % MIR [163] Benzen 0,15 ± 0,08 1,14 0,69 Toluen 1,21 ± 0,30 9,50 3,88 Ethylbenzen 1,26 ± 0,27 9,84 2,93 m+p-xylen 9,75 ± 1,76 76,27 15,21 Halogenated VOCs Methylene Chloride 0,001 0,01 0,04 Chloroform 0,001 0,01 0,02 Others n-pentan 0,03 ± 0,01 0,26 1,23 n-hexan 0,11 ± 0,03 0,87 1,15 Cyclohexan 0,19 ± 0,09 1,49 1,16 Aceton 0,08 ± 0,03 0,60 0,35 Tổng 12,8 ± 2,6 BTEX 12,37 96,76 Halogenated VOCs 0,002 0,01 Khác 0,41 3,23

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ phát thải của hoạt động đốt rơm rạ và khả năng tác động của chúng đến chất lượng không khí-Nghiên cứu thí điểm tại đồng bằng Tây Nam Bộ . (Trang 143 - 145)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(187 trang)
w