Tổng quan về thực hành lao động 1 Tổ chức và thực hành lao động

Một phần của tài liệu SA 8000_ISO 26000 (Trang 30)

6.4.1.1. Tổ chức và thực hành lao động

Thực hành lao động của tổ chức bao trùm tất cả các chính sách và thực tiễn liên quan đến công việc trong phạm vi tổ chức do tổ chức hay đại diện của tổ chức thực hiện, bao gồm cả công việc thầu phụ. Thực hành lao động vượt ra ngoài mối quan hệ của tổ chức với người lao động trực tiếp của mình hoặc các trách nhiệm mà tổ chức có tại nơi làm việc do tổ chức sở hữu hoặc kiểm soát trực tiếp. Thực hành lao động bao gồm tuyển dụng và đề bạt người lao động; các quy trình kỷ luật và khiếu nại; điều động và luân chuyển người lao động; chấm dứt công việc; đào tạo và phát triển kỹ năng; sức khỏe, an toàn và vệ sinh công nghiệp; và mọi chính sách hoặc thực tiễn ảnh hưởng đến điều kiện làm việc, đặc biệt là thời gian làm việc và trả công. Thực hành lao động cũng bao gồm việc thừa nhận các tổ chức người lao động và đại diện, sự tham gia của cả tổ chức người lao động và người sử dụng lao động trong thương lượng tập thể, đối thoại xã hội và tham vấn ba bên (xem Hộp 8) đối với các vấn đề xã hội liên quan đến việc làm.

Hộp 8 - Tổ chức lao động quốc tế

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) là một cơ quan của Liên hiệp quốc với cơ chế ba bên (chính phủ, người lao động và người sử dụng lao động) được thành lập với mục đích thiết lập các tiêu chuẩn lao động quốc tế. Các tiêu chuẩn tối thiểu này là công cụ pháp lý đặt ra các nguyên tắc và quyền cơ bản chung tại nơi làm việc. Chúng gắn với người lao động ở mọi nơi, làm việc trong mọi loại hình tổ chức và nhằm ngăn ngừa cạnh tranh không bình đẳng trên cơ sở bóc lột và lạm dụng. Các tiêu chuẩn của ILO được được xây dựng thông qua đàm phán ba bên ở cấp độ quốc tế giữa các chính phủ, người lao động và người sử dụng lao động, và được biểu quyết bằng lá phiếu của ba thành phần này.

Các công cụ ILO được cập nhật thông qua quá trình xem xét và thông qua một cơ chế giám sát chính thức giải thích ý nghĩa và việc áp dụng đúng các tiêu chuẩn của ILO. Các Công ước và khuyến nghị của ILO, cùng với Tuyên bố chung của ILO về Các nguyên tắc và quyền cơ bản tại nơi làm việc năm 1998 [54] và Tuyên bố ba bên của ILO về Các nguyên tắc liên quan đến doanh nghiệp đa quốc gia và chính sách xã hội năm 1977 (sửa đổi mới nhất năm 2006) [74], tạo thành hướng dẫn có hiệu lực cao nhất về các thực hành lao động và một số vấn đề xã hội quan trọng khác.

ILO mong muốn tăng cường cơ hội cho phụ nữ và nam giới để có việc làm bền vững và hiệu quả, được định nghĩa là công việc thực hiện trong điều kiện tự do, công bằng, an ninh và nhân phẩm.

Một phần của tài liệu SA 8000_ISO 26000 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)