7. Hướng dẫn kết hợp trách nhiệm xã hội trong toàn bộ tổ chức 1 Khái quát
7.8.4. Chú thích về Phụ lụ cA
Phụ lục A bao gồm danh mục không đầy đủ các sáng kiến tự nguyện và công cụ về trách nhiệm xã hội. Những sáng kiến và công cụ này được các chuyên gia của nhóm công tác xác định trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn này, sử dụng tập hợp tiêu chí cụ thể được mô tả trong Phụ lục A. Các tiêu chí này không cấu thành đánh giá của ISO về giá trị hay hiệu lực của sáng kiến hay công cụ bất kỳ về trách nhiệm xã hội liệt kê trong Phụ lục A. Ngoài ra, thực tế là một sáng kiến hay công cụ về trách nhiệm xã hội đề cập trong Phụ lục không hàm ý bất kỳ dạng xác nhận nào của ISO đối với sáng kiến hay công cụ đó. Các đặc điểm quan trọng của sáng kiến không thể đo lường một cách khách quan trong phạm vi tiêu chuẩn này - như tính hiệu lực, độ tin cậy, tính hợp pháp và tính chất đại diện - không được xem xét ở đây. Những đặc điểm này cần được đánh giá trực tiếp bởi những người sử dụng sáng kiến hay công cụ đó. Hướng dẫn về các khía cạnh quan trọng khác cần tính đến khi đánh giá các sáng kiến được nêu trong Hộp 16.
Hộp 16 - Sáng kiến có thể chứng nhận và sáng kiến liên quan tới lợi ích thương mại hay kinh tế
Một số (chứ không phải tất cả) sáng kiến về trách nhiệm xã hội được nêu trong Phụ lục A có khả năng được chứng nhận theo sáng kiến bởi bên thứ ba độc lập. Trong một số trường hợp, chứng nhận là một yêu cầu cho việc sử dụng sáng kiến. Thực tế là một sáng kiến bao gồm khả năng, hay yêu cầu, chứng nhận không nên xem là sự thể hiện giá trị của sáng kiến. Việc thực thi công cụ hay sáng kiến bất kỳ trong Phụ lục A - bao gồm cả những sáng kiến có chứng nhận - không thể dùng để tuyên bố về sự phù hợp với hướng dẫn nêu trong tiêu chuẩn này.
Bất kể các sáng kiến được phát triển bởi tổ chức “vì lợi nhuận” hay “phi lợi nhuận”, một số sáng kiến hay công cụ liên quan tới lợi ích thương mại hoặc kinh tế, đòi hỏi chi trả cho việc sử dụng, phí thành viên, hay chi trả cho dịch vụ kiểm tra xác nhận hoặc chứng nhận. Sử dụng sáng kiến hay công cụ để thúc đẩy sản phẩm hoặc tổ chức là một ví dụ khác về sự liên quan về thương mại này. Bản thân sự tồn tại những lợi ích này không phải là khía cạnh tiêu cực của sáng kiến về trách nhiệm xã hội; chúng có thể, ví dụ, cần thiết cho tổ chức quản lý sáng kiến hay công cụ trang trải các chi phí và hoạt động của mình, hoặc đây có thể là phương thức hợp pháp để thông báo cho các bên liên quan về các đặc điểm liên quan của sản phẩm hay tổ chức. Tuy nhiên, khi đánh giá một sáng kiến hay công cụ liên quan tới lợi ích như vậy, người sử dụng tiêu chuẩn này cần xem xét các lợi ích thương mại kèm theo và khả năng tiềm ẩn các xung đột lợi ích. Ví dụ, tổ chức quản lý sáng kiến về trách nhiệm xã hội có thể đưa ra ưu tiên không thích đáng cho việc thu lợi nhuận từ việc cung cấp chứng nhận, làm tổn hại đến tính chính xác trong kiểm tra xác nhận các yêu cầu đối
với chứng nhận. Vì vậy, việc đánh giá sự tin cậy của tổ chức quản lý sáng kiến hay công cụ đặc biệt quan trọng khi chúng liên quan tới các lợi ích kinh tế hay thương mại.