Thẩm định đề án, báo cáo trong hoạt động khoáng sản (Thời gian 10’).

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường pps (Trang 26 - 27)

Theo quy định hiện hành của pháp luật về khoáng sản thì đề án, báo cáo (khảo sát, thăm dò khoáng sản), dự án đầu tư khai thác, đề án đóng cửa mỏ khoáng sản đều phải được thẩm định, phê duyệt. Cụ thể như sau:

1. Điều 38, Nghị định 160 quy định “ Bộ TN&MT, UBND cấp tỉnh, theo thẩm quyền cấp giấy phép HĐKS quy định tại khoản l Điều 56 của Luật Khoáng sản, tổ chức thẩm định các đề án khảo sát, thăm dò khoáng sản trước khi quyết định cấp giấy phép khảo sát, thăm dò”. Việc thẩm định có thể thực hiện thông qua Hội đồng thẩm định đề án hoặc có thể thực hiện bởi cơ quan tiếp nhận hồ sơ xin khảo sát, thăm dò (Sở TN&MT cấp tỉnh đối với trường hợp xin khảo sát, thăm dò khoáng sản làm VLXDTT và than bùn).

2. Điều 39, Nghị định 160 quy định “Báo cáo thăm dò khoáng sản” phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản, UBND cấp tỉnh) và được thẩm định theo các yêu cầu sau:

- Độ tin cậy về trữ lượng, hàm lượng và chất lượng khoáng sản, kể cả khoáng sản có ích đi kèm;

- Độ tin cậy về các điều kiện địa chất thuỷ văn, địa chất công trình liên quan đến nghiên cứu khả thi khai thác khoáng sản.

Báo cáo thăm dò khoảng sản, trừ khoáng sản làm VLXDTT và than bùn, phải nộp vào Lưu trữ địa chất nhà nước (Trung tâm Thông tin, Lưu trữ địa chất thuộc Cục ĐC&KS Việt Nam). Báo cáo thăm dò khoáng sản làm VLXDTT và than bùn phải nộp tại Sở TN&MT nơi có khoáng sản được thăm dò.

3. Điều 40, Nghị định 160 quy định việc thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư khai thác khoáng sản thuộc các dự án đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật về xây dựng (Nghị định 16/2005 /NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung

một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP; Thông tư số 03/ 2007/TT-BCN ngày 18/6/2007 của Bộ Công nghiệp).

4. Khi mỏ khoáng sản đã được khai thác hết trữ lượng (đóng cửa mỏ để thanh lý), hoặc trường hợp chấm dứt hiệu lực giấy phép khai thác khoáng sản (giấy phép bị thu hồi, giấy phép hết hạn, giấy phép được trả lại) thì tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản theo giấy phép khai thác phải lập đề án đóng cửa mỏ, trình thẩm định, phê duyệt để thực hiện theo quy định.

Đề án đóng cửa mỏ phải được thẩm định và phê duyệt nội dung, yêu cầu về bảo đảm an toàn, phục hồi môi trường, đất đai và các yêu cầu khác theo quy định tại các điểm b và d khoản 2 Điều 40 của Luật Khoáng sản.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền (quy định tại khoản 1 Điều 56 (sửa đổi) của Luật Khoáng sản) cấp giấy phép khai thác loại khoáng sản nào thì có quyền thẩm định, phê duyệt đề án đóng cửa mỏ đối với loại khoáng sản đó.

Đề án đóng cửa mỏ đã được phê duyệt sau khi tổ chức thực hiện phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền nghiệm thu làm để cơ sở ra quyết định đóng cửa mỏ.

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường pps (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)