Vấn đề bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số

Một phần của tài liệu Pháp luật về bộ máy quản lý của ngân hàng thương mại tại Việt Nam Thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 60 - 65)

7. Kết cấu đề tài

2.2.2. Vấn đề bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số

Cổ đông thiểu số được hiểu là những cổ đông sở hữu một tỷ lệ nhỏ cổ phần và bị hạn chế về khả năng quản lý, cũng như kiểm soát các hoạt động trong công ty cổ phần. Quyền và lợi ích hợp pháp của cổ đông thiểu số trong NHTMCP rất dễ bị xâm phạm nếu vấn đề quản trị, điều hành không được đảm bảo. Đó là sự xâm phạm từ phía các thành viên HĐQT, Tổng giám đốc hay các chức danh quản lý khác, tuy nhiên rất khó để nhận biết.

Việc bảo vệ quyền và lợi ích cho cổ đông thiểu số có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi lẽ, điều đó sẽ giúp cho cổ đông chống lại các hành vi xâm hại, chèn ép từ người quản lý ngân hàng, đảm bảo sự công bằng cho cổ đông trong quá trình đầu tư. Từ đó, sẽ khuyến khích các nhà đầu tư yên tâm và tin tưởng bỏ vốn, tài sản đầu tư vào NHTMCP tạo nguồn

55

vốn dồi dào phát triển quy mô hoạt động của NHTMCP, nguồn cung tiền chủ yếu cho nền kinh tế, cụ thể là đối với nền kinh tế Việt Nam.

Trong thời điểm thị trường chứng khoán sụt giảm như hiện nay, giá cổ phiếu sụt giảm mạnh, danh mục đầu tư, kế hoạch tăng vốn và hàng loạt vấn đề về quản trị doanh nghiệp đã được đưa ra xem xét kỹ hơn tại các cuộc họp ĐHĐCĐ. Tuy nhiên, tiếng nói của cổ đông nhỏ gần như có cũng như không.

Qua một số kỳ ĐHĐCĐ cho thấy, sự có mặt của các cổ đông nhỏ lẻ gần như chỉ để đủ cơ cấu, không thể hiện được quyền của mình trong vấn đề hoạt động của NHTMCP mà họ góp vốn. Điều này thể hiện rõ nét hơn cả ở những NHTMCP đã cổ phần hóa, song số vốn nhà nước chiếm hơn 50%. Hầu hết tại các ĐHĐCĐ, chủ yếu là thông qua những nội dung mà HĐQT đã chuẩn bị sẵn. Việc lạm quyền của cổ đông lớn kéo dài một phần vì nhiều cổ đông nhỏ lẻ do chưa hiểu hoặc ít quan tâm đến quyền lợi của mình nên đã phó thác phần vốn góp của mình cho HĐQT, miễn sao giá cổ phiếu tăng trưởng theo thời gian và cổ tức được chia tăng hàng năm. Dựa vào điểm yếu này, không ít ngân hàng khi muốn thay đổi một số nội dung trong điều lệ hoạt động hoặc kế hoạch kinh doanh, Chủ tịch HĐQT chỉ thăm dò thái độ đồng tình của các cổ đông lớn mà bỏ qua các cổ đông nhỏ.

NHTMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) là một ví dụ. Trong kỳ ĐHĐCĐ lần thứ nhất của Vietcombank gần đây, nhiều cổ đông nhỏ đã bày tỏ băn khoăn về quyền lợi của mình. Dù có 15.500 nhà đầu tư gồm cả các nhà đầu tư nắm giữ cổ phần qua phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO), trái phiếu chuyển đổi, cán bộ nhân viên mua ưu đãi… nhưng tổng số cổ phần các nhà đầu tư này nắm giữ cũng chỉ chiếm khoảng 9%. Trong khi đó, Nhà nước vẫn nắm giữ chủ yếu cổ phần với hơn 90%. Vì thế, nhiều nhà đầu tư lo ngại quyền và lợi ích hợp pháp của mình sẽ không được tôn trọng. Trong tất cả mọi vấn đề đưa ra tại ĐHĐCĐ, chỉ cần ba đại diện vốn Nhà nước thông qua thì coi như vấn đề được giải quyết. Thực tế, dựa vào lý do “thời gian có hạn”, HĐQT Vietcombank đã bác quyền được phát biểu của các cổ đông, gây nên những phản đối quyết liệt và không ít cổ đông đã bỏ về. Việc bảo vệ quyền lợi cho những cổ đông nhỏ lẻ không phải dễ dàng mặc dù sự bắt tay liên kết giữa các cổ đông nhỏ lẻ để tự bảo vệ

56

quyền lợi của mình đã đạt một số kết quả khả quan. Bởi thực tế, vẫn còn những điểm vướng mắc do chưa được pháp luật quy định. Quy định trong các văn bản pháp luật của nước ta vẫn chưa đặt quan hệ cổ đông lớn và nhỏ với các tiêu chí, tiêu chuẩn rõ ràng… Chính vì vậy, các cổ đông phổ thông cần nhóm họp, tập hợp, liên kết nhau lại trên cơ sở quyền lợi giống nhau để thực hiện quyền của cổ đông thiểu số, để có thể yêu cầu triệu tập ĐHĐCĐ, yêu cầu BKS nâng cao tinh thần trách nhiệm của mình, yêu cầu HĐQT về mặt quản lý, cung cấp thông tin…

Các cổ đông lớn với số biểu quyết lớn hơn do đó tiếng nói lớn hơn khi họ liên thủ, thỏa hiệp lại với nhau thì hầu hết các quyết định dễ dàng được thông qua. Một thực tế nữa là cổ đông lớn thường nằm trong các cơ quan như HĐQT, BKS, vì vậy họ dễ dàng thỏa hiệp với nhau. Cổ đông nhỏ cho dù không muốn nhưng họ chẳng làm được gì một phần do tiếng nói của họ nhỏ bé nên có phản đối thì vẫn không thay đổi được gì, mặt khác do tâm lý phó mặc của cổ đông nhỏ và thiếu đoàn kết dẫn đến tình trạng này.

Về quyền đề cử người vào HĐQT và BKS quy định tại điểm a khoản 2 Điều 79 Luật Doanh nghiệp 2005 và được chi tiết hóa tại Điều 29 Nghị định số 102/2010/NĐ- CP ghi nhận về số lượng ứng cử viên cụ thể mà mỗi nhóm cổ đông được đề cử. Số lượng này phụ thuộc tỷ lệ sở hữu cổ phần của mỗi nhóm và số lượng ứng cử viên do ĐHĐCĐ quy định. Đối với quyền đề cử người vào HĐQT và BKS, quy định này có ý nghĩa quan trọng trong bảo vệ quyền của cổ đông nói chung và quyền của cổ đông thiểu số nói riêng vì nó quy định khả năng gom nhóm của cổ đông để nâng cao quyền lực cho cổ đông, thực hiện quyền một cách tập thể.

Bằng cách hợp nhóm, các cổ đông thiểu số có quyền đề cử, ứng cử người vào HĐQT và BKS góp tiếng nói vào việc quản lý ngân hàng và từ đó hạn chế sự lạm dụng quyền lực của những người quản trị, điều hành ngân hàng. Đây là cơ chế đảm bảo các cổ đông phổ thông luôn có đại diện của mình trong HĐQT và BKS. Có đại diện là thành viên HĐQT, họ có thể nắm bắt được thông tin và tham gia quyết định, góp ý một số vấn đề quan trọng, đặc biệt là việc liên quan đến quyết định chào bán cổ phần, cổ phiếu và giá cổ phần chào bán ra bên ngoài, một vấn đề mà hầu hết các cổ đông đều quan tâm.

57

Hầu hết tại các cuộc họp ĐHĐCĐ chủ yếu thông qua những nội dung mà HĐQT đã chuẩn bị sẵn.

Trở lại trường hợp ĐHĐCĐ của Vietcombank, có nhiều ý kiến cho rằng cần tạo ra một liên kết giữa các cổ đông, có thể thông qua việc tập hợp chữ ký. Tuy nhiên, pháp luật lại chưa có quy định như vậy. Một ý kiến khác lại cho rằng, do tỷ lệ sở hữu của các cổ đông trong đợt đấu giá IPO chỉ chiếm 10% vốn điều lệ là rất nhỏ, nên nâng tỷ lệ biểu quyết lên tới hơn 90% số phiếu và cần phải sửa đổi quy định để cổ đông nhỏ có một đại diện trong HĐQT. Bởi nếu tính gộp tổng tỷ lệ sở hữu của cổ đông nhỏ lại thì cũng chưa thỏa mãn tỷ lệ 5% yêu cầu theo quy định của luật. Chính vì vậy, một số cổ đông kiến nghị nên giảm tỷ lệ này xuống hoặc HĐQT Vietcombank nên có đặc cách một thành viên trong HĐQT do nhóm cổ đông nhỏ (hiện chiếm số lượng rất lớn) bầu chọn. Như vậy sẽ tránh tình trạng với tỷ lệ sở hữu hơn 90%, cổ đông Nhà nước có thể đơn phương đưa ra mọi quyết định gây ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông thiểu số.

Qua nghiên cứu lí luận và thực tiễn cho thấy mô hình tổ chức và quản lý của các ngân hàng trong hệ thống vẫn bộc lộ một số nhược điểm:

Một là, thực tế vai trò của HĐQT và BĐH ở một số NHTM chưa được phân tách rõ ràng. Do vậy, HĐQT có thể bị rơi vào trường hợp: hoặc là không tập trung được các luồng thông tin chủ yếu về hoạt động của ngân hàng để xây dựng, kiểm tra các mục tiêu chiến lược và các quyết định phòng ngừa rủi ro; hoặc lại tham gia quá sâu vào các hoạt động thường ngày của hoạt động quản lý.

Hai là, mô hình tổ chức của các ngân hàng chưa hoàn thiện. Vẫn còn tình trạng các phòng ban nghiệp vụ từ trụ sở chính và chi nhánh được phân nhiệm theo nghiệp vụ và cắt khúc theo địa giới hành chính, chưa chú trọng phân nhiệm theo nhóm khách hàng và loại dịch vụ như thông lệ quốc tế. Đây là hạn chế lớn nhất về cấu trúc quản lý và phát triển sản phẩm mới đối với NHTM. Điều này làm hạn chế khả năng phục vụ và đáp ứng nhu cầu khách hàng của các NHTM ở Việt Nam.

Ba là, thiếu các bộ phận liên kết các hoạt động, các quyết định giữa các phòng, ban nghiệp vụ, tạo điều kiện cho HĐQT và Ban điều hành bao quát toàn diện hoạt động và tập trung nhân lực, tài lực vào các định hướng chiến lược. Ngoài ra, cơ sở dữ liệu về

58

phân tích, dự báo môi trường kinh doanh, đánh giá nguồn lực và xác định tầm nhìn trung, dài hạn vốn là công cụ quản lý cơ bản của các NHTM hiện đại vẫn còn thiếu, do vậy, nhìn chung các NHTM còn khá lúng túng trong việc hoạch định chiến lược phát triển dài hạn.

Tiểu kết Chương 2

Như vậy, dù đã được bổ sung, sửa đổi, song những quy định pháp luật về hoạt động quản trị, điều hành NHTMCP Việt Nam hiện nay vẫn tồn tại nhiều vấn đề bất cập cần tiếp tục cải thiện. Đó là vấn đề quy định về quyền hạn, nghĩa vụ của thành viên HĐQT độc lập, BKS trong việc quản trị, điều hành ngân hàng. Vẫn tồn tại hiện tượng thành viên HĐQT độc lập, BKS không được trao quyền lợi rõ ràng nên không thể hiện được vai trò tích cực của mình trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cổ đông, nhất là các cổ đông nhỏ; hoặc thành viên HĐQT độc lập, BKS không đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn đặt ra. Có những trường hợp do tư cách, phẩm chất kém đã cấu kết với những bộ phận khác trong HĐQT tìm cách thu lợi ích bất chính. Chính từ những mối liên hệ đó mà hoạt động của thành viên HĐQT độc lập, BKS không còn khách quan, không đúng theo mục tiêu mà pháp luật đã quy định, làm ảnh hưởng tiêu cực tới quyền và lợi ích của các cổ đông.

59

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BỘ MÁY QUẢN LÝ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Pháp luật về bộ máy quản lý của ngân hàng thương mại tại Việt Nam Thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)