khai thác
- Nguồn nƣớc cấp cho sản xuất (Nƣớc mặt hồ Suối Sập I): Nguồn nƣớc cấp cho hoạt động sản xuất điện của thủy điện Suối Sập I chính là nguồn nƣớc hồ Suối Sập I. Nguồn gây ô nhiễm cho nguồn nƣớc mặt này chủ yếu là các sản phẩm phân hủy thảm thực vật bị chìm ngập dƣới đáy hồ, tồn lƣu hóa chất nông nghiệp (một lƣợng chất dinh dƣỡng bón cho đồng ruộng, các hóa chất bảo vệ thực vật sẽ hòa tan và bị rửa trôi theo nƣớc mƣa vào trong đập), các chất rắn lơ lửng, vi sinh và các chất gây ô nhiễm khác sẽ theo dòng chảy đi vào hồ chứa nên nƣớc ở đây có màu vàng sẫm.
Tuy nhiên, tại khu vực bị ngập thảm thực vật bao gồm các loại lúa, cây cỏ, cây bụi với sinh khối không lớn, mặt khác diện tích ngập không lớn nên ô nhiễm hữu cơ tại hồ chứa do phân hủy sinh khối thực vật là không đáng kể. Ngoài ra, theo điều tra dân cƣ quanh khu vực công trình không dùng thuốc trừ sâu cũng nhƣ sử dụng rất ít phân bón hóa học cho đồng ruộng, vì vậy khả năng ô nhiễm các chất dinh dƣỡng cũng nhƣ hóa chất bảo vệ thực vật là không đáng kể.
- Nguồn thải tại nhà máy bao gồm:
+ Nƣớc thải sinh hoạt: Nƣớc thải sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại công trình, hiện tại làm việc tại nhà máy có 14 ngƣời do vậy lƣợng nƣớc thải sinh hoạt vào khoảng 1,152 m3
/ngày (tính bằng 80% lƣợng nƣớc cấp, trung bình mỗi cán bộ, công nhân đƣợc cung cấp 120 lít nƣớc/ngày);
+ Chất thải rắn sinh hoạt: Trang bị thùng rác tại khu vực nhà điều hành, thu hàng ngày và định kỳ đƣa đến bãi rác chôn lấp hợp vệ sinh;
+ Chất thải rắn sản xuất: Phát sinh trong quá trình sửa chữa, bảo dƣỡng thiết bị máy móc... Với những loại tái sử dụng hoặc tái chế đƣợc sẽ thu gom bán cho các cơ sở tái chế; những chất thải rắn còn lại thu gom riêng và đƣa đến bãi chôn lấp hợp vệ sinh;
+ Nƣớc mƣa chảy tràn: Trên tổng diện tích mặt bằng xây dựng nhà máy có xây dựng hệ thống rãnh thoát nƣớc, toàn bộ lƣợng nƣớc chảy tràn đƣợc thu vào rãnh thoát nƣớc trƣớc khi chảy ra suối Sập.