Quy trình và cách thức vận hành khai thác sử dụng nƣớc của công trình thuỷ điện Suối Sập I tuân thủ theo Quy trình vận hành hồ chứa thủy điện Suối Sập I đƣợc Bộ Công Thƣơng phê duyệt theo Quyết định số 6313/QĐ-BCT ngày 23/6/2015.
Công ty TNHH Xuân Thiện Ninh Bình là chủ đầu tƣ dự án cần thực hiện các biện pháp giám sát trong quá trình khai thác, sử dụng nguồn nƣớc và một số nhiệm vụ khác của công trình Suối Sập I nhƣ sau:
- Phƣơng pháp: Tổ chức đo đạc, quan trắc tại một số vị trí, đồng thời thu thập các thông tin về khí tƣợng thuỷ văn liên quan theo quy định hiện hành, cập nhật thông tin dòng chảy đến công trình, đặc biệt là khi có thông tin áp thất nhiệt đới hoặc báo bão, gây mƣa lớn ảnh hƣởng đến vùng dự án;
- Quan trắc về an toàn đập thực hiện đúng theo quy định của Thông tƣ số 34/2010/TT-BCT ngày 7/10/2010 của Bộ Công Thƣơng quy định về quản lý an toàn đập của công trình thủy điện. Hàng năm, Công ty sẽ thực hiện việc báo cáo với Sở Công Thƣơng và Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn để quản lý theo dõi về an toàn đập;
- Việc quan trắc các yếu tố thủy văn tuân thủ đúng theo quy trình quy phạm của ngành khí tƣợng thủy văn trực Bộ Tài Nguyên Môi trƣờng. Hàng năm, Công ty sẽ thực hiện việc báo cáo với Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng về số liệu quan trắc, giám sát quá trình khai thác sử dụng nƣớc của công trình.
4.4.4.1. Biện pháp giám sát quá trình KTSD nước
- Hệ thống quan trắc mực nƣớc tự động tại đập tràn, cửa nhận nƣớc, mực nƣớc hạ lƣu ngay sau cửa xả của nhà máy: Các sensor đo mực nƣớc dựa trên nguyên lý áp lực cột nƣớc lên thiết bị đo, dữ liệu đƣợc truyền về phòng điều khiển trung tâm của nhà máy, có màn hình hiển thị các thông số quan trắc. Ngoài ra, còn có các thƣớc đo mực nƣớc đƣợc gắn tại đập tràn và cửa nhận nƣớc để kiểm tra, giám sát thiết bị đo tự động hoặc thay thế thiết bị đo tự động khi thiết bị đo bị hỏng.
- Giám sát sản lƣợng điện phát: đƣợc xác định qua công tơ đo đếm hiển thị trên màn hình máy tính đặt tại phòng điều khiển trung tâm. Trên cơ sở công suất phát điện, sản lƣợng điện sản xuất sẽ tính đƣợc lƣu lƣợng qua tua bin.
Chế độ quan trắc, giám sát quá trình khai thác, sử dụng nƣớc của công trình thủy điện Suối Sập I trong mùa lũ và mùa cạn cụ thể nhƣ sau:
- Trong quá trình vận hành bình thƣờng: Quan trắc mực nƣớc tại hồ đƣợc tiến hành liên tục, 1 giờ/lần;
- Trong thời gian xuất hiện lũ:
+ Khi mực nƣớc hồ thấp hơn ngƣỡng tràn: Quan trắc 1 giờ/lần;
+ Khi mực nƣớc hồ bằng hoặc cao hơn ngƣỡng tràn: Quan trắc 1 giờ/lần; + Khi mực nƣớc hồ cách mực nƣớc gia cƣờng 1m: Quan trắc 15 phút/lần.
4.4.4.2. Tổ chức thu thập, quan trắc và phối hợp với tổ chức dự báo KTTV
Công ty phối hợp với Trung tâm dự báo khí tƣợng thủy văn khu vực Tây Bắc tỉnh Sơn La về diễn biến tình hình mƣa lũ trên địa bàn tỉnh Sơn La, tình hình dòng chảy về hồ, lƣợng nƣớc về hồ chứa thủy điện để có kế hoạch triển khai công tác phòng chống lụt bão.
Nhà máy thủy điện Suối Sập I trong mùa mƣa lũ tiến hành thu thập quan trắc, đo đạc mực nƣớc thƣợng lƣu, mực nƣớc hạ lƣu đập, lƣu lƣợng vào hồ, lƣu lƣợng xả qua tràn, lƣu lƣợng tháo qua tuabin; dự tính khả năng mực nƣớc thƣợng lƣu hồ dâng cao gây nguy hiểm ngập lụt phía thƣợng lƣu hoặc gây nguy cơ vỡ đập.
4.4.4.3. Biện pháp giám sát chất lượng nước
Quan trắc chất lƣợng nƣớc hồ để có các giải pháp kịp thời khắc phục hiện tƣợng suy thoái chất lƣợng nƣớc trong quá trình khai thác sử dụng. Các thông số quan trắc tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 08:2008/BTNMT đối với chất lƣợng nƣớc mặt.
+ Yếu tố đo: pH, oxy hòa tan (DO), tổng chất rắn lơ lửng (TSS), BOD5 (20oC), COD, Amoni (NH4
+
) tính theo N, Nitrat (NO3 -
) tính theo N, Nitrit (NO2
-
) tính theo N, phosphat (PO4 3-
) tính theo P, Chì (Pb).
+ Vị trí quan trắc: Khu vực thƣợng lƣu hồ, khu vực đập nhà máy thủy điện, khu vực nhà máy, khu vực hạ lƣu cách nhà máy 200 m.
+ Đơn vị thực hiện quan trắc: Trung Tâm Quan trắc tài nguyên và môi trƣờng - Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Sơn La.
+ Tần suất: 2 lần/năm.
4.4.4.4. Biện pháp giám sát duy trì dòng chảy tối thiểu sau đập và sau nhà máy
Dòng chảy tối thiểu duy trì sau đập thủy điện Suối Sập I đƣợc xả qua cống xả cát bố trí ở bên phải thân đập. Kích thƣớc cống xả là BxH = 2,5x2,5 m. Cao trình cửa vào cống là 521 m, kết cấu cống bằng BTCT M200 ở phía trƣớc để đảm bảo yêu cầu khi sửa chữa van vận hành, các cửa van này có kích thƣớc nhƣ nhau.
Việc giám sát lƣu lƣợng xả qua cống xả cát căn cứ vào giám sát độ mở cửa cống, quan hệ giữa độ mở và lƣu lƣợng xả qua cống đƣợc xác định theo công thức nhƣ sau:
Q =0,6*b*a* 2*9,81* xa H Trong đó: - 0,6 là hệ số lƣu lƣợng qua lỗ; - B: chiều rộng cống xả, B = 2,5 m; - a: Độ mở cửa van (m); - H: Độ cao từ mặt nƣớc đến trọng tâm lỗ (m).
Bảng 4.15. Độ mở và lƣu lƣợng xả ứng với mực nƣớc hồ của một cửa van
Cấp mở Độ mở a (m) Q (m3/s) H=545m Q (m3/s) H=546m Q (m3/s) H=547m Q (m3/s) H=548m Q (m3/s) H=549m Q (m3/s) H=550m Q (m3/s) H=551m Q (m3/s) H=552m 1 0,005 0,163 0,166 0,169 0,173 0,176 0,179 0,182 0,185 2 0,01 0,325 0,332 0,339 0,345 0,352 0,358 0,364 0,370 3 0,015 0,488 0,498 0,508 0,518 0,527 0,537 0,546 0,555 4 0,02 0,651 0,664 0,677 0,690 0,703 0,715 0,728 0,740 5 0,025 0,814 0,830 0,847 0,863 0,879 0,894 0,910 0,925 6 0,03 0,976 0,996 1,016 1,035 1,054 1,073 1,091 1,110 7 0,035 1,139 1,162 1,185 1,208 1,230 1,252 1,273 1,294 8 0,04 1,301 1,328 1,355 1,380 1,406 1,431 1,455 1,479 9 0,045 1,464 1,494 1,524 1,553 1,581 1,609 1,637 1,664 10 0,05 1,627 1,660 1,693 1,725 1,757 1,788 1,819 1,849 11 0,055 1,789 1,826 1,862 1,898 1,933 1,967 2,001 2,034 12 0,06 1,952 1,992 2,032 2,070 2,108 2,146 2,182 2,219 13 0,065 2,114 2,158 2,201 2,243 2,284 2,324 2,364 2,403 14 0,07 2,277 2,324 2,370 2,415 2,459 2,503 2,546 2,588 15 0,075 2,439 2,490 2,539 2,588 2,635 2,682 2,728 2,773 16 0,08 2,602 2,656 2,708 2,760 2,811 2,860 2,909 2,958 17 0,085 2,764 2,821 2,877 2,932 2,986 3,039 3,091 3,142 18 0,09 2,927 2,987 3,046 3,105 3,162 3,218 3,273 3,327 19 0,095 3,089 3,153 3,216 3,277 3,337 3,396 3,454 3,512 20 0,1 3,252 3,319 3,385 3,449 3,513 3,575 3,636 3,696
4.4.4.5. Các cam kết liên quan đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước chủ đầu tư dự án phải thực hiện
Việc khai thác nƣớc mặt để phục vụ cho mục đích thuỷ điện có ảnh hƣởng đến nguồn nƣớc, môi trƣờng hạ du, hệ sinh thái xung quanh nếu nhƣ không có biện pháp bảo vệ môi trƣờng phù hợp. Do đó, Công ty cần phải thực hiện nghiêm túc chế độ vận hành hồ chứa, chế độ xả lũ, chế độ điều tiết phân phối dòng chảy để đảm bảo giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực đến môi trƣờng và các vấn đề xã hội khi công trình đi vào vận hành. Cụ thể Công ty phải cam kết thực hiện nhƣ sau:
1. Tuân thủ thực hiện đúng Quy trình vận hành hồ chứa thủy điện Suối Sập I đƣợc Bộ Công Thƣơng phê duyệt theo Quyết định số số 6313/QĐ-BCT ngày 23/6/2015;
2. Đảm bảo tuân thủ các Quy chuẩn môi trƣờng Việt Nam hiện hành: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lƣợng nƣớc mặt QCVN 08:2008/BTNMT;
3. Phối hợp với cơ quan chuyên môn, cơ quan quản lý về môi trƣờng thực hiện đúng các biện pháp giám sát trong quá trình khai thác;
4. Duy trì dòng chảy tối thiểu sau công trình thủy điện Suối Sập I theo đúng quy định của giấy phép đƣợc cấp;
5. Trong quá trình vận hành công trình nếu có nguy cơ xảy ra sự cố công trình đầu mối thì Công ty sẽ có trách nhiệm xử lý sự cố.
KẾT LUẬN
Kết luận
Qua nghiên cứuảnh hƣởng của công trình thuỷ điện Suối Sập I đến chế độ dòng chảy và sử dụng nƣớc ở vùng hạ lƣu đƣa đến kết luận nhƣ sau:
- Suối Sập là phụ lƣu cấp I thuộc tả ngạn sông Đà và là phụ lƣu cấp II của hệ thống sông Hồng, bắt nguồn từ đỉnh núi có độ cao trên 2.700 m có những đặc điểm về dòng chảy nhƣ sau:
+ Dòng chảy năm: Chọn phƣơng pháp tính toán theo lƣu vực tƣơng tự Phiềng Hiềng, dòng chảy năm tại tuyến đập thủy điện Suối Sập I: Qo = 8,92 m3/s;
+ Dòng chảy lũ: Kết quả tính toán theo phƣơng pháp cƣờng độ giới hạn Alecxâyep: Qmax Tuyến đập (m3/s) dao động từ 670,2 đến 1.755,3 ứng với công suất từ 10% đến 0,1%. Qmax Tuyến nhà máy (m3/s) dao động từ 677,3 đến 1.774,0 ứng với công suất từ 10% đến 0,1%;
+ Dòng chảy kiệt: Kết quả lƣu lƣợng trung bình dòng chảy kiệt vào mùa kiệt là 4,07 m3/s; 3 tháng kiệt nhất là 2,90 m3/s; tháng kiệt nhất là 2,33 m3/s.
- Ảnh hƣởng của thuỷ điện Suối Sập I đến chất lƣợng nƣớc phía hạ lƣu lớn nhất đối với 2 thông số là DO và TSS. Đây là kết quả của việc ngăn đập hình thành hồ chứa và tác động dòng chảy với thế năng lớn. Việc duy trì dòng chảy tối thiểu đúng quy định và cam kết của nhà máy không ảnh hƣởng nhiều đến nhu cầu sử dụng nƣớc của vùng hạ lƣu nhà máy.
- Lƣu vực Suối Sập đang là nguồn cung cấp nƣớc sử dụng cho 14 công trình thủy lợi, ngoài ra có 2 đập thủy lợi Trò A với năng lực tƣới thiết kế là 86 ha, năng lực tƣới thực tế là 76 ha lúa, khai thác nƣớc sinh hoạt là 122,2 m3/ngđ cho xã Tà Xùa; 154,1 ha nƣớc mặt nuôi trồng thủy sản, khai thác nƣớc sinh hoạt là 182 m3/ngđ của huyện Phù Yên. Hiện có 2 công trình xin cấp phép khai thác nƣớc mặt tại hạ lƣu nhà máy thủy điện Suối Sập II và Suối Sập III.
- Giải pháp tối ƣu để đạt đƣợc hiệu quả môi trƣờng và kinh tế liên quan đến nhu cầu sử dụng nƣớc của vùng hạ lƣu đó là việc duy trì dòng chảy tối thiểu. Bên cạnh đó giải pháp kinh tế kỹ thuật, quan trắc và cuối cùng là giáo dục, nâng cao ý thức cộng đồng về BVMT và ứng phó rủi ro sự cố.
Tồn tại
Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn chắc chắn còn nhiều hạn chế. Các nghiên cứu tiếp theo nên tổ chức điều tra khảo sát trên phạm vi rộng hơn gồm các thành phần môi trƣờng khác. Cần tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia là các nhà khoa học về môi trƣờng và thủy điện.
Trong đề tài chƣa đánh giá đƣợc cụ thể chi tiết ảnh hƣởng của hoạt động nhà máy thủy điện Suối Sập I đến khả năng cung cấp nƣớc cho vùng hạ lƣu nhà máy. Do trên suối Sập chƣa có các trạm quan trắc về lƣu lƣợng, phù sa nên số liệu sử dụng là của các trạm trên lƣu vực tƣơng tự. Vì vậy, đề tài chƣa có những số liệu cần thiết để thực hiện việc đánh giá.
Khuyến nghị
Kết quả đánh giá tác động có thể tăng độ chính xác trong tƣơng lai bằng cách thu thập số liệu bổ sung và xây dựng các mô hình phân tích cho từng vùng riêng sử dụng cho đánh giá tác động. Các khuyến nghị về thu thập số liệu và các nghiên cứu trong tƣơng lai đƣợc liệt kê dƣới đây:
- Thực hiện các nghiên cứu để tăng cƣờng độ chính xác của số liệu thống kê quốc gia về lƣu lƣợng, phù sa, dinh dƣỡng trên lƣu vực;
- Thực hiện các nghiên cứu đánh giá tác động của các dự án phát triển kinh tế khác (ngoài thuỷ điện) lên sản lƣợng và đa dạng loài thuỷ sản;
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Báo cáo ĐTM của Dự án: Công trình thuỷ điện Suối Sập I.
2.Báo cáo kết quả quan trắc môi trường của Công ty TNHH Xuân Thiện Ninh Bình các đợt của các năm: 2013;2014; 2015; 2016; 2017.
3.Báo cáo thuyết minh quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất năm 2015, 2016, 2017, 2018 huyện Phù Yên và huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La.
4.Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh năm 2017 và phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm 2018 của huyện Phù Yên, huyện Bắc Yên và của xã Suối Bau, huyện Phù Yên, xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên.
5.Báo cáo tình hình hoạt động của Nhà máy thuỷ điện Suối Sập I của Công ty TNHH Xuân Thiện Ninh Bình.
6.Lê Thạc Cán và tập thể tác giả (1994), Đánh giá tác động môi trường: Phương pháp luận và kinh nghiệm thực tiễn, Khoa học kỹ thuật.
7.Đề án khai thác, sử dụng nước mặt: Công trình thuỷ điện Suối Sập I. 8.Huỳnh Trung Hải (2015), Giáo trình Phân tích chất lượng môi trường,
Nxb Bách Khoa, Hà Nội.
9.Lƣu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh (2001), Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững, Đại học Quốc gia, Hà Nội.
10. Hoàng Hƣng (2005), Quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên nước.
11. http://nangluongvietnam.vn/news/vn/nhan-dinh-phan-bien-kien-nghi/phan-bien- kien-nghi/thuy-dien-viet-nam-tiem-nang-va-thach-thuc.html. 12. http://nangluongvietnam.vn/news/vn/dien-luc-viet-nam/tong-quan-loi-ich- va-tac-dong-cua-thuy-dien.html. 13. http://moitruongviet.edu.vn/tac-dong-moi-truong-tu-hoat-dong-cua-dap- thuy-dien/. 14.http://nangluongvietnam.vn/news/vn/nhan-dinh-phan-bien-kien-nghi/phan-
15.http://moitruongxanh.info/.
16.http://www.raecp.org/thu-vien-tai-lieu/env/cc.
17.Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
18.Luật Đất đai số 55/2013/QH13 ngày 29/11/2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
19.Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
20.Nguyễn Đình Mạnh (2005), Bài giảng Đánh giá tác động môi trường,
Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
21.Quyết định số 2182/QĐ-UBND ngày 26/9/2011 của UBND tỉnh Sơn La về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Dự án đầu tƣ xây dựng Thủy điện Suối Sập I, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La.
22.Quyết định số 6313/QĐ-BCT ngày 23/6/2015 của Bộ Công Thương ban hành Quy trình vận hành hồ chứa Nhà máy thủy điện Suối Sập I.
23.Quyết định số 1596/QĐ-UBND ngày 17/6/2014 của UBND tỉnh Sơn La phê duyệt Phương án phòng chống lụt bão đảm bảo an toàn đập và Phương án phòng chống lũ lụt vùng hạ du đập nhà máy thủy điện Suối Sập I, thuộc xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La.
24.Quyết định số 1676/QĐ-UBND ngày 08/8/2012 của UBND tỉnh Sơn La phê duyệt Phương án bảo vệ đập nhà máy thủy điện Suối Sập I, thuộc xã Suối Tọ, huyện Phù Yên và xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La.
25.Văn Hữu Tập (2015), Một số phương pháp áp dụng trong quá trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
26.Nguyễn Thị Thu Thảo (2017), Giáo trình đánh giá tác động môi trường, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.
27.PGS.TS. Đặng Đình Thống, Hội đồng Khoa học, Hiệp hội Năng lƣợng Việt Nam, Thủy điện Việt Nam: Tiềm năng và thách thức.
28.Lê Trình, Khoa học và Kỹ thuật (2000), Đánh giá tác động môi trường: Phương pháp và ứng dụng.
Phụ lục 1. Lƣu lƣợng trung bình tháng trạm Phiềng Hiềng (m3/s)