Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 56 - 62)

Dựa trên mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu, quy trình nghiên cứu được tóm tắt như sau:

Hình 3.2 – Quy trình nghiên cứu mô hình

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý thuyết và các bằng

chứng thực nghiệm

Mô hình dự kiến các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng

hạn của KHCN

Điều chỉnh chọn lọc các biến phù hợp với mô hình Thu thập số liệu và thử nghiệm

các biến trên phần mềm SPSS

Mô hình nghiên cứu tối ưu với các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của KHCN

Phân tích hồi quy mô hình nghiên cứu và kiểm định giả

thuyết

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Có rất nhiều phương pháp thống kê được sử dụng trong việc đánh giả khả năng trả nợ của KHCN tuy nhiên chương 3 sẽ trình bày cụ thể khái niệm, ưu điểm và nhược điểm của từng mô hình MDA, mô hình LPM, mô hình logit và probit, mô hình mạng Neutral. Theo đó, mô hình binary logistic là phù hợp nhất bởi vì đặc tính dễ sử dụng và được sử dụng phổ biến trong hầu hết các nghiên cứu về khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng.

Dựa trên các bằng chứng thực nghiệm tại chương 2 và thực tế tại Ngân hàng, luận văn đề xuất mô hình nghiên cứu ban đầu bao gồm 14 biến độc lập (giới tính, độ tuổi, số thành viên phụ thuộc, trình độ học vấn, tình trạng công việc, thu nhập, kích cỡ khoản vay, thời hạn vay, hình thức thế chấp, lãi suất vay, mục đích vay, lịch sử nợ quá hạn và kinh nghiệm, trình độ cán bộ thẩm định) và biến phụ thuộc khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng cùng các giả thuyết nghiên cứu và bảng kỳ vọng về dấu của mô hình. Dữ liệu nghiên cứu của mô hình được lấy cân bằng từ 550 mẫu hồ sơ vay vốn KHCN tại 11 chi nhánh của Ngân hàng Sacombank tại thời điểm ngày 30.06.2017. Thông qua, phương pháp nghiên cứu thống kê mô tả và phương pháp hồi quy mô hình binary logistic để tìm ra mô hình nghiên cứu tối ưu với các biến có ý nghĩa thống kê trong chương 4.

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Các phần chính được thực hiện trong chương này bao gồm: sơ lược thực trạng tình hình cho vay KHCN tại Sacombank, phân tích thống kê mô tả, phân tích tương quan và đa cộng tuyến, phân tích mô hình hồi quy dựa trên quy trình xây dựng mô hình nghiên cứu tối ưu tại chương 3. Đồng thời, các nhận xét, giải thích và phân tích lý giải nhằm làm nổi bật các nhân tố ảnh hưởng và không ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của KHCN tại Ngân hàng.

4.1 Thực trạng tình hình cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài gòn Thƣơng Tín qua các năm 2015-2017

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín là một trong những NHTMCP đầu tiên được thành lập tại thành phố Hồ Chí Minh. Từ mức vốn điều lệ ngày đầu thành lập (21/12/1991) chỉ 3 tỷ đồng 25 năm sau, tổng tài sản đã tăng hơn 3.000 lần và vốn điều lệ tăng hơn 6.000 lần. Sacombank vẫn kiên định mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại và đa năng hàng đầu khu vực. Trong đó, bán lẻ được xem là trọng tâm xuyên suốt quá trình phát triển của ngân hàng, kết hợp giữa mô hình hiện đại và truyền thống để tối đa hoá nhu cầu khách hàng.

Với mục tiêu trên, Sacombank đã không ngừng cải tiến về chất lượng cũng như sản phẩm dịch vụ bán lẻ nhằm thu hút khách hàng. Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2017, tổng tài sản của Sacombank đạt hơn 368.000 tỷ đồng, tăng 10,84% so với đầu năm; tổng vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt gần 345.000 tỷ đồng, tăng 11,65%; dư nợ tín dụng hơn 222.000 tỷ đồng, tăng 12,12%. Đặc biệt, tỷ suất sinh lời của ngân hàng dần được cải thiện với tổng thu nhập đạt 8.645 tỷ đồng, tăng 32,38% so với năm trước, tạo nguồn lực tài chính để xử lý các tồn đọng. Thu dịch vụ năm 2017 của Sacombank đạt 3.439 tỷ đồng, tăng 62.83% so với năm trước. Cụ thể, tình hình dư nợ cho vay khách hàng cá nhân như sau:

ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Tổng dư nợ tín dụng 185.916 198.859 222.946 Dư nợ KHCN 89.680 104.075 130.864 Tỷ trọng dư nợ KHCN/tổng dư nợ 48,24% 52,34% 58,69%

Bảng 4.1 – Tình hình dƣ nợ KHCN tại Sacombank giai đoạn 2015-2017

Nguồn: báo cáo tài chính hợp nhất của Sacombank

Theo báo cáo tài chính hợp nhất của Sacombank qua các năm 2015, 2016 và 2017, tỷ trọng dư nợ KHCN của Sacombank năm 2015 chiếm 48,24% trên tổng dư nợ tín dụng tương đương với 89.680 tỷ đồng, đến năm 2016 là 52,34% và năm 2017 là 58,69% tương đương với 130.864 tỷ đồng, đứng thứ nhất trong dư nợ cho vay các loại hình doanh nghiệp tại Ngân hàng. Từ đó cho thấy Sacombank đang đi đúng định hướng của chiến lược giai đoạn 2018-2020 là đẩy mạnh bán lẻ.

Tăng trưởng tín dụng luôn đi đôi với kiểm soát chất lượng, cơ cấu chuyển dịch theo hướng tích cực giúp Sacombank luôn đảm bảo tốc độ tăng trưởng cho vay phù hợp với khả năng huy động, tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi duy trì ở mức 64,34%. Tuy nhiên, sau khi nhận sáp nhập với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Nam (SouthernBank) vào tháng 10 năm 2015 chất lượng nợ đã thay đổi theo chiều hướng gia tăng. Theo báo cáo tài chính hợp nhất của Sacombank giai đoạn 2014-2017 về phân loại chất lượng nợ vay của Sacombank, có thể thấy chỉ tiêu nợ không đủ tiêu chuẩn của Sacombank qua các năm tăng, cụ thể nếu năm 2014 tỷ lệ nợ không đủ tiêu chuẩn chỉ là 2.027 tỷ đồng thì năm 2015 tỷ lệ này là 11.818 tỷ đồng đến năm 2016 tăng 38% tương đương 16.338 tỷ đồng, năm 2017 có giảm xuống còn 11.303 tỷ đồng, chiếm khoảng 5,07% trên tổng dư. Mặc dù 2017 tỷ lệ nợ không đủ tiêu chuẩn của Sacombank có giảm xuống, tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu vẫn là 4,46% tương đương 10.404 tỷ đồng. Nếu so với mặt bằng chung ngành ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu của Sacombank đã được liệt kê vào mức cao. Tỷ lệ nợ xấu có chiều

hướng giảm chủ yếu là do việc Sacombank đã bán cho Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). Theo báo cáo của VAMC nếu cộng cả số dư nợ xấu Sacombank đã bán cho VAMC và một số khoản phải thu xấu từ NHTMCP Phương Nam chuyển giao sang, ước tính tổng giá trị nợ xấu tại Sacombank đã lên hơn 60.000 tỷ đồng tính đến thời điểm cuối năm 2016.

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017

Nợ cần chú ý 506 1.041 2.594 899

Nợ dưới tiêu chuẩn 102 1.776 2.613 1.474

Nợ nghi ngờ 414 1.140 2.621 627

Nợ có khả năng mất vốn 1.005 7.861 8.510 8.303

Tổng cộng 2.027 11.818 16.338 11.303

Bảng 4.2 – Báo cáo chất lƣợng nợ quá hạn của Sacombank từ năm 2014-2017

Nguồn: báo cáo tài chính hợp nhất của Sacombank

Nợ xấu từ SouthernBank không chỉ làm giảm hiệu quả kinh doanh tín dụng, qua đó làm giảm lợi nhuận của Sacombank, mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận của Sacombank thông qua việc ngân hàng này phải tăng trích lập dự phòng. Dễ thấy nhất là quý IV/2015 ngân hàng này đã phải chịu lỗ nặng 671 tỷ đồng ngay sau khi sáp nhập Southern Bank cũng bởi trích lập dự phòng tăng đột biến 1.128 tỷ đồng. Do đó, để đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng và hạn chế tổn thất, ngân hàng cần kiểm soát chặt chẽ khoản vay ngay từ khâu tiếp nhận và thẩm định, trong đó đặc biệt cần chú trọng đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)